Viêm lộ tuyến bẩm sinh là gì? Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Viêm lộ tuyến bẩm sinh là tình trạng bệnh lý hiếm gặp và diễn tiến rất khó lường. Việc phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị đơn giản và hiệu quả, giảm thiểu tối đa nguy cơ phát sinh biến chứng.
Viêm lộ tuyến bẩm sinh là gì?
Viêm lộ tuyến bẩm sinh là tình trạng cơ thể bị tổn thương ở phần niêm mạc cổ tử cung. Tuy nhiên, thay vì khởi phát do những môi trường, yếu tố chủ quan tác động thì căn nguyên của bệnh lý này thường tiềm ẩn bên trong cơ thể.
Điểm đặc biệt của thể bệnh này là bệnh nhân bị viêm nhiễm lộ tuyến cổ tử cung ngay từ khi mới sinh ra. Khác với những trường hợp bị viêm lộ tuyến thông thường, dạng bẩm sinh khá hiếm gặp và không phổ biến ở Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý này là do thói quen lạm dụng estrogen khi mang thai. Hậu quả mà những vi khuẩn gây viêm lộ tuyến đã xuất hiện ở thai nhi, bé gái sẽ bị mắc bệnh ngay từ lúc mới sinh ra.
Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh trong giai đoạn thai kỳ. Trẻ nhỏ nhiễm bệnh cũng được xếp vào loại bẩm sinh do điều kiện khởi phát là từ các yếu tố khách quan.
Dấu hiệu nhận biết viêm lộ tuyến bẩm sinh
Các biểu hiện của viêm lộ tuyến bẩm sinh thường khá mờ nhạt và diễn biến thất thường. Mỗi cấp độ sẽ có biểu hiện khác nhau:
- Viêm lộ tuyến bẩm sinh cấp độ 1:
Đây là giai đoạn mới khởi phát của bệnh nên rất khó nhận biết. Các tế bào lộ tuyến lộ ra bên ngoài và vi khuẩn có điều kiện tấn công gây bệnh. Với những triệu chứng mờ nhạt, chị em thường nhầm lẫn với tình trạng viêm âm đạo thông thường.
- Viêm lộ tuyến bẩm sinh cấp độ 2:
Ở giai đoạn 2, các triệu chứng dần trở nên rõ ràng và dễ nhận biết hơn. Lúc này, vùng diện tích tổn thương ở bề mặt niêm mạc cổ tử cung có thể lên tới 50 – 70%.
Những dấu hiệu điển hình như: khí hư ra nhiều với màu sắc bất thường và kèm theo mùi hôi, đau rát, ngứa ngáy hoặc xuất huyết âm đạo, đau quặn bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt hoặc lượng máu ra thất thường,…
- Viêm lộ tuyến bẩm sinh cấp độ 3:
Ở giai đoạn này, diện tích viêm nhiễm ở bề mặt niêm mạc cổ tử cung thể lên tới hơn 70%. Đặc trưng với các triệu chứng như xuất huyết, suy giảm ham muốn tình dục, khí hư ra nhiều hơn và đau rát khi quan hệ, stress và mệt mỏi kéo dài,…
XEM THÊM: Viêm lộ tuyến 1cm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa hiệu quả
Biến chứng nguy hiểm của bệnh
Viêm lộ tuyến bẩm sinh có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời:
- Gia tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung
- Ảnh hưởng xấu tới thai nhi do nhiễm khuẩn hoặc rỉ ối. Trẻ sơ sinh chào đời sẽ mắc một số bệnh lý mãn tính về da và mắt.
- Hiếm muộn, vô sinh ở nữ giới
- Xuất hiện các bệnh phụ khoa khác như viêm buồng trứng, viêm tắc vòi trứng,…
Cách điều trị viêm lộ tuyến bẩm sinh hiệu quả
1. Dùng thuốc Tây
- Thuốc đặt: Thuốc thường được chỉ định cho những trường hợp bị viêm lộ tuyến ở mức trung bình. Khu vực viêm nhiễm có diện tích khoảng 5mm.
- Thuốc uống: Tiêu diệt vi khuẩn, đẩy lùi triệu chứng viêm nhiễm từ bên trong cơ thể. Việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra tác dụng phụ khó lường.
2. Điều trị ngoại khoa
Phương pháp ngoại khoa sẽ giúp người bệnh ngăn chặn tối đa tình trạng viêm nhiễm, hạn chế tái phát. Một số phương pháp phổ biến gồm:
- Phương pháp áp lạnh
- Đốt điện
- Cắt bằng dao LEEP
3. Trị viêm lộ tuyến bẩm sinh bằng Đông y
Hầu hết các bài thuốc Đông y điều trị bệnh theo nguyên tắc từ sâu bên trong cơ thể. Vì dựa vào căn nguyên gây bệnh nên Đông y vừa chữa khỏi viêm nhiễm vừa đề phòng bệnh tái phát.
Ngoài ra, phương pháp này có khả năng tái tạo môi trường âm đạo và nâng cao hệ thống miễn dịch rất tốt.
4. Chữa bệnh bằng mẹo dân gian
Mẹo dân gian cũng được khá nhiều chị em quan tâm, tìm hiểu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng viêm lộ tuyến bẩm sinh không thể điều trị khỏi bằng phác đồ này được. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng mẹo để làm sạch vùng kín.
Chị em có thể xông hơi hoặc ngâm rửa vùng kín bằng các loại lá thân quen. Ví dụ như lá chè xanh, lá trầu không, trinh nữ hoàng cung hoặc lá ổi,…
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh
Một số lưu ý sau có thể giúp ích cho chị em trong việc phòng ngừa viêm lộ tuyến cổ tử cung:
- Trước và sau khi quan hệ, chị em nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng dung dịch vệ sinh. Lưu ý có thành phần lành tính, tự nhiên.
- Người bệnh cần lau rửa vùng kín đúng cách và không thụt rửa âm đạo. Thói quen xấu này có thể khiến khu vực viêm nhiễm lan rộng hơn.
- Kiêng quan hệ tình dục trong quá trình điều trị viêm lộ tuyến.
- Chị em cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đặc biệt chú ý ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Bổ sung vào bữa ăn các loại khoáng chất và vitamin cần thiết cho quá trình bài tiết độc tố.
- Không ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc rượu, bia, chất kích thích để thanh lọc cơ thể.
- Rèn luyện thể dục để nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.
- Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh.
- Chị em nên thăm khám phụ khoa tối thiểu 3 lần/ năm.
Viêm lộ tuyến bẩm sinh là dạng bệnh nguy hiểm khó lường. Không những thế, các cấp độ tiến triển phức tạp và khả năng tái phát cao nên gây khó khăn trong việc điều trị. Chính vì vậy, với những chia sẻ trên, hy vọng chị em đã được trang bị những kiến thức đầy đủ nhất để có thể phòng ngừa viêm nhiễm một cách tốt nhất. Chúc bạn điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.
THAM KHẢO THÊM
- Viêm lộ tuyến có đặt vòng được không? Những lưu ý quan trọng cần biết
- Bị viêm lộ tuyến có thai được không? Những điều chị em cần lưu ý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!