TỔNG QUAN VỀ BỆNH Thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ gây đau đớn, tê bì mà còn khiến người bệnh mệt mỏi, tốn kém chi phí điều trị. Nguy hiểm hơn người bệnh có thể đối mặt với biến chứng liệt, tàn phế nếu không sớm chữa trị tích cực.

Thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống liền kề, có 2 phần gồm nhân nhầy và bao xơ (vòng cứng bên ngoài bảo vệ nhân bên trong). Chúng có chức năng duy trì những chuyển động bình thường và sự dẻo dai cho cột sống. Đồng thời ngăn những đốt xương va chạm vào nhau.

Thoát vị đĩa đệm xảy ra do tình trạng nứt/ rách vòng bao xơ khiến nhân nhầy di chuyển ra ngoài (thoát vị). Khối thoát vị có xu hướng chèn ép dây thần kinh và thu hẹp ống sống. Điều này tạo ra cảm giác khó chịu, đau đớn, giảm tính linh hoạt và khả năng vận động của bệnh nhân.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ đốt sống nào nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

benh-thoat-vi-dia-dem-1

Nguyên nhân gây bệnh

Thoát vị đĩa đệm hình thành chủ yếu do vấn đề tuổi tác và các yếu tố nguy cơ sau:

tuoi-gia-gia-tang-kha-nang-mac-benh-xuong-khop.jpg
Lão hóa

Quá trình lão hóa khiến những đĩa đệm mất nước, xốp, cứng, hao mòn dần và trở nên kém linh hoạt hơn. Khi có những chuyển động bất ngờ hoặc chấn thương nhẹ, các đĩa dễ bị vỡ hoặc rách. Từ đó gây ra tình trạng thoát vị.

chan-thuong-gay-dau-khop-co-tay.jpg
Chấn thương

Mặc dù ít phổ biến nhưng chấn thương có thể gây thoát vị đĩa đệm. Điều này thường gặp ở những người có chấn thượng nặng như tai nạn xe, té ngã.

benh-ho-phong-tranh
Vận động

Xoắn hoặc vặn quá mức khiến những đĩa đệm ở lưng dưới chịu nhiều áp lực và thoát vị. Trong một số trường hợp, bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra ở những người nâng vật nặng bằng cơ lưng thay vì chân và đùi.

thua-can-gay-viem-dau-khop-ngon-tay.jpg
Cân nặng

Trọng lượng dư thừa làm tăng áp lực và gây căng thẳng cho những đĩa đệm ở lưng dưới. Từ đó tăng nguy cơ thoát vị.

chan-thuong-khop-vai-khi-lao-dong-la-nguyen-nhan-gay-benh.jpg
Đặc điểm nghề nghiệp

Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở những người có công việc nặng nhọc, lao động chân tay và đòi hỏi nâng vật. Nguy cơ tăng cao khi lặp đi lặp lại những hoạt động kéo, đẩy, uốn cong lưng sang một bên và vặn người.

cach-giam-ham-muon-o-dan-ong-7
Giới tính

Một vài nghiên cứu cho thấy, những người đàn ông có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cao gấp 2 lần so với phụ nữ.

Đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm

Tỷ lệ bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ngày càng tăng, không chỉ người cao tuổi mà nhiều người trẻ trong độ tuổi 30 đã được chẩn đoán.

  • Người già hệ xương khớp suy yếu đĩa đệm dễ bị tổn thương và mắc bệnh
  • Người trẻ trong độ tuổi lao động, đặc biệt là người làm công việc chân tay mang vác nặng
  • Những người lười vận động, ngồi lâu, đứng lâu trong một tư thế như thợ may, dân văn phòng, tài xế lái xe đường dài...
  • Người mắc các bệnh về cột sống bẩm sinh, người bị thoái hóa
  • Những người béo phì, thừa cân cũng có tỉ lệ mắc cao hơn so với người có cân nặng trung bình.

Triệu chứng nhận biết

Thoát vị đĩa đệm thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về xương khớp, cột sống khác. Một số triệu chứng bệnh điển hình để bạn có thể phân biệt là:

  • Bệnh nhân cảm thấy rõ những cơn đau nhức đột ngột ở vai gáy, thắt lưng, cổ chân và tay, âm ỉ một vài ngày hoặc vài tháng, đặc biệt mức độ đau sẽ nặng hơn khi vận động, đi lại nhiều.
  • Người thoát vị đĩa đệm bị rối loạn cảm giác, thấy như kiến bò trong người vô cùng khó chịu vì nhân nhầy thoát ra đã chèn ép lên rễ dây thần kinh gây đau nhức, tê bì ở cổ, thắt lưng, lan dần xuống mông, đùi, chân.
  • Trong trường hợp thoát vị ở giai đoạn nặng, người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động, dần dần bị teo cơ, teo chân và bại liệt.
  • Bệnh nhân bị yếu cơ, không thể mang vác, cầm nắm những vật nặng.
  • Xuất hiện tình trạng tiểu són hoặc bí tiểu.
  • Nhiều trường hợp bệnh nhân có cảm giác đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, bốc hỏa do mạch máu ở khu vực này bị chèn ép.

Biến chứng nguy hiểm

Thoát vị đĩa đệm để lâu, không xử lý đúng cách bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những biến chứng như:

hoi-chung-chum-duoi-ngua-7
Gây tổn thương dây thần kinh

Khi rễ dây thần kinh bị đĩa đệm chèn ép gần như không thể phục hồi về nguyên trạng. Dấu hiệu nhận biết, tay chân bị tê bì, cảm giác nóng ngứa ở vùng cột sống bị thoát vị, khó giữ thăng bằng, cảm giác không thật khi cầm vật nặng.

roi-loan-giac-ngu-4
Rối loạn tiểu tiện

Nhân nhầy chèn ép dây thần kinh khiến cơ tròn bị rối loạn gây tình trạng tiểu không tự chủ. Cụ thể bệnh nhân dễ bị bí tiểu, nước tiểu tự chảy không kiểm soát

thoat-vi-dia-dem-bien-chung
Rối loạn cảm giác

Các kích thích xảy ra ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh cảm giác, từ trạng thái bình thường sang nhạy cảm, đau viêm.

thoat-vi-dia-dem-bien-chung2
Biến dạng, teo cơ

Vùng đĩa đệm và các vùng xung quanh bị tổn thương không được cung cấp đủ máu, dinh dưỡng gây co rút, teo cơ ở chân hoặc tay do cơ bị bất động trong thời gian dài

thoat-vi-dia-dem-bien-chung3
Hội chứng đau khập khễnh cách hồi

Là tình trạng rối loạn vận động, người bệnh không thể kiểm soát cử động trong quá trình di chuyển như, đi lại không liên tục, khó đi nhanh, sau vài bước phải nghỉ ngơi, dáng đi cũng thay đổi.

chu-dang-do-minh-duong
Bại liệt, tàn phế

Người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ mất hoàn toàn khả năng vận động, liệt nửa người. Điều này xảy ra khi áp lực lên tủy sống, dây thần kinh kéo dài. Người bệnh sẽ không thể thực hiện cử động theo mong muốn, mọi sinh hoạt phụ thuộc vào người khác.

Cách chẩn đoán bệnh

Để biết chính xác bệnh, mức độ tổn thương cũng như phương án điều trị bác sĩ khuyến cáo mọi người nên thăm khám.

Chẩn đoán lâm sàng

Là phương pháp điều trị thông qua các câu hỏi, quan sát dấu hiệu bên ngoài.

  • Kiểm tra triệu chứng, bao gồm vị trí và mức độ nghiêm trọng của cơn đau, tình trạng tê yếu, khả năng đi bộ, sức mạnh cơ bắp. 
  • Người bệnh được kiểm tra phản xạ và khả năng cảm nhận.
  • Hỏi về tiền sử gia đình, bệnh lý cột sống bẩm sinh
  • Hỏi về tính chất công việc, thói quen sinh hoạt hàng ngày

Chẩn đoán cận lâm sàng

Để xác định chẩn đoán và đánh giá tổn thương, một số xét nghiệm dưới đây sẽ được chỉ định:

  • Chụp X-quang: Kiểm tra xương cột sống, loại trừ một số nguyên nhân gây đau lưng khác như ung thư xương, khối u...
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Xác định vị trí của đĩa đệm thoát vị, kiểm tra mạch máu và dây thần kinh bị ảnh hưởng.
  • Chụp CT: Kiểm tra cột sống và những cấu trúc xung quanh.
  • Xét nghiệm thần kinh: Điện cơ đồ (EMG) và nghiên cứu dẫn truyền thần kinh được thực hiện để đánh giá hoạt động điện của cơ bắp và khả năng dẫn truyền tín hiệu của dây thần kinh.

Phương pháp điều trị

Bệnh thoát vị đĩa đệm thường được điều trị bảo tồn để cắt giảm triệu chứng và phục hồi chức năng vận động. Ở những trường hợp nặng, can thiệp ngoại khoa có thể cần thiết.

Thuốc tây y

Dùng thuốc tây y chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay bởi ưu điểm:

  • Tác dụng giảm đau nhanh tức thời
  • Điều chế nhỏ gọn dễ dùng
  • Thuốc đa dạng loại, điều chỉnh phù hợp với tình trạng đau nhẹ đến dữ đội
  • Có thể dễ dàng mua được từ bệnh viện đến các quầy thuốc tư nhân.

Tuy nhiên tây y tồn tại một số nhược điểm như:

  • Dễ gây nhờn thuốc
  • Nhiều tác dụng phụ gây hại dạ dày, thận, mệt mỏi, sốc phản vệ... nếu dùng kéo dài
  • Có thể gây tương tác thuốc
  • Thuốc chống chỉ định cho một số đối tượng

Các loại thuốc thường dùng: Nhóm thuốc giảm đau, nhóm thuốc kháng viêm, nhóm thuốc tiêm, thuốc bổ thần kinh...

Lưu ý: Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc tây y khi chưa thăm khám, có đơn thuốc từ bác sĩ. Tuân thủ triệt để theo hướng dẫn để tránh rủi ro.

Mẹo chữa bệnh tại nhà

Bao gồm các phương pháp như bài tập, bài thuốc dân gian, chế độ ăn uống… được mọi người truyền tai nhau áp dụng từ xa xưa. Hiện cách chữa thoát vị đĩa đệm này vẫn được nhiều người ứng dụng bởi:

  • Tiết kiệm chi phí
  • Thực hiện ngay tại nhà, đơn giản
  • Sử dụng chính những nguyên liệu có trong nhà, dễ kiếm ngoài chợ

Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế:

  • Chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, cải thiện không đáng kể
  • Thời gian áp dụng dài, liên tục

Vật lý trị liệu

Là phương pháp điều trị không dùng thuốc có thể áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp thuốc để tăng hiệu quả. Vật lý trị liệu ngày càng phổ biến bởi:

  • An toàn, tránh được những tác dụng phụ
  • Tác động trực tiếp vào huyệt, vị trí đĩa đệm cột sống và vùng tổn thương xung quanh
  • Cho tác dụng giảm đau nhức, hỗ trợ đưa đĩa đệm về vị trí ban đầu

Hạn chế

  • Vật lý trị liệu không có khả năng giảm triệu chứng ngay như tây y
  • Người bệnh cần kiên trì
  • Cần kết hợp đồng thời với nhiều phương pháp khác mới đạt hiệu quả cao bởi vật lý trị liệu không có khả năng điều trị gốc bệnh.

Các phương pháp trị liệu phục hồi chức năng hiện gồm: Châm cứu, xoa bóp/bấm huyệt, thủy châm, cấy chỉ, kéo giãn cột sống, bài tập trị liệu... 

Lưu ý: Nên tìm hiểu, lựa chọn cơ sở trị liệu uy tín có chuyên gia, kỹ thuật viên lành nghề, có bằng cấp.

Phẫu thuật

Là phương pháp được áp dụng cho những trường hợp đã điều trị bảo tồn bằng thuốc nhưng thất bại, dây thần kinh bị chèn ép, đang gặp biến chứng. Ưu điểm khi áp dụng phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm:

  • Có thể loại bỏ nhân nhày, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép
  • Ít gây tổn thương cho các mô, phần xung quanh đĩa đệm cột sống
  • Điều trị hiệu quả trong thời gian dài, tỉ lệ thành công cao

Hạn chế 

  • Chi phí cho phương pháp này cao
  • Người bệnh phải mất một thời gian để phục hồi, chăm sóc sau phẫu thuật.
  • Nguy cơ nhiễm trùng, bệnh tái lại

Các phương pháp được chỉ định: Mổ hở, mổ nội soi, phẫu thuật giải ép vi phẫu...

Lưu ý: Lựa chọn cơ sở uy tín, máy móc hiện đại để thực hiện, giảm thiểu tối đa rủi ro.

Đông y chữa thoát vị

Phương pháp điều trị lâu đời, được kiểm chứng về hiệu quả. Ngày càng nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm lựa chọn đông y bởi:

  • Hiệu quả cao, khả năng điều trị vào gốc bệnh mà không phương pháp nào làm được
  • An toàn với sức khỏe người dùng bởi thành phần thảo dược
  • Khả năng bồi bổ, tăng cường sức khỏe toàn diện
  • Chi phí phù hợp với hầu hết người dùng

Cây chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm

Dù vậy đông y cũng có những điểm hạn chế nhất định

  • Thuốc tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì 
  • Cách đun sắc kỳ công, tốn nhiều thời gian

Lưu ý: Hiện thị trường thuốc đông y "vàng thau lẫn lộn" người bệnh cần tìm hiểu, tránh mua thuốc bán tràn lan trên mạng gây nhiễm độc, chì ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phòng tránh và lưu ý

Một số biện pháp giúp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm:

  • Luôn thực hiện tư thế tốt, giữ lưng thẳng. Tránh xoắn, vặn hoặc uốn cong cột sống quá mức.
  • Nâng vật đúng tư thế. Đảm bảo nâng vật bằng chân và đùi để giảm áp lực lên đĩa đệm và cột sống.
  • Hạn chế mang vác vật nặng và lao động nặng nhọc. Nên dành thời gian nghỉ ngơi.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm cân khi cần thiết.
  • Ngừng hút thuốc lá và những sản phẩm từ thuốc lá.
  • Tránh ngồi lâu một chỗ, nên thường xuyên đi lại nhẹ nhàng và kéo giãn.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết từ chế độ ăn uống lành mạnh. Tránh những loại thực phẩm làm tăng tốc độ lão hóa như thức ăn nhiều đường, nhiều muối, chất béo kém lành mạnh, rượu, bia.
  • Luôn thận trọng trong sinh hoạt để tránh chấn thương.
  • Tăng cường cơ bắp bằng cách tập luyện và chơi thể thao mỗi ngày. 

Thoát vị đĩa đệm là chứng bệnh cần lưu tâm bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến hệ xương khớp mà còn gây hại cho sức khỏe tổng thể với nhiều biến chứng nguy hiểm. Để có biện pháp điều trị dứt điểm, bảo vệ an toàn cho bản thân, người bệnh nên tìm đến bác sĩ ngay khi các dấu hiệu bất thường xuất hiện, đồng thời tuân thủ đúng chỉ định về cách dùng thuốc, vật lý trị liệu được đưa ra.

Bài viết liên quan

Thoát vị đĩa đệm có tập gym được không?
Đai đeo thoát vị đĩa đệm
thoat-vi-dia-dem-gay-te-chan-1
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm đa tầng
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm L1 L2
dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-bang-laser-1
cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger