TỔNG QUAN VỀ BỆNH Rối loạn nội tiết tố nữ

Nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng với sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ. Chính vì vậy, khi bị rối loạn nội tiết, chị em có thể phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm như vô sinh, trầm cảm,… Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ là cách để phái đẹp có những biện pháp dự phòng và điều trị sớm, ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra.

Rối loạn nội tiết tố nữ là gì?

Nội tiết tố nữ trong cơ thể bao gồm 2 hormon chính là estrogen và progesteron đều được sản sinh từ buồng trứng với tỷ lệ cân bằng. Trong đó, estrogen gồm 3 dạng là estron, estradiol và estriol, được kí hiệu là E1, E2, E3. Estrogen là một trong những hormone quan trọng mang lại vẻ đẹp, sự trẻ trung và nữ tính.

Bình thường, hàm lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ thường được duy trì dao động từ 50-400 pg/ml.

Rối loạn nội tiết tố nữ là tình trạng hàm lượng estrogen, progesteron vượt cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường, gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

Rối loạn nội tiết tố xảy ra có thể dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe. Trước hết là chức năng hoạt động của buồng trứng, tử cung, chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Kéo theo sau là gia tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến khả năng sinh con. Ngoài ra, hàm lượng estrogen giảm còn dẫn tới loãng xương, bốc hỏa, tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt, da nám sạm, khô da, nổi mụn,... ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

roi-loan-noi-tiet-to-nu (1)

Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố nữ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau

mat-ngu-tien-man-kinh-3
Tuổi tác

Khi phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh cho tới khi mãn kinh, buồng trứng sẽ giảm dần việc sản sinh hormone sinh dục nữ và dừng hẳn. 

phau-thuat-cat-tu-cung-gay-tien-man-kinh-som
Phụ nữ phải cắt bỏ buồng trứng

Việc cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn buồng trứng là nguyên nhân dẫn tới sụt giảm estrogen bởi đây là cơ quan chính sản sinh ra hormone này.

hoa-tri-ung-thu-gay-tien-man-kinh-som
Do bệnh tật

Nội tiết tố nữ sẽ có sự thay đổi khi chị em mắc phải một số căn bệnh như tiểu đường, viêm tuỵ hay điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị hay hoá trị.

nguyen-nhan-viem-am-dao-ra-mau
Sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc tránh thai thông thường đều chứa một lượng lớn hormone sinh dục nữ để ngăn cản quá trình rụng trứng. Nếu tự ý sử dụng mà không có chỉ định, hướng dẫn từ thầy thuốc thì có thể dẫn tới rối loạn nội tiết tố do sự gia tăng quá cao hormon nữ trong cơ thể.

benh-mat-ngu-6
Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh

Rối loạn nội tiết tố nữ có thể xuất hiện do thói quen kém lành mạnh. Thường xuyên sử dụng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, ăn uống tùy tiện, không theo giờ giấc, không đủ chất hoặc kiêng khem quá nhiều khiến cơ thể bị thiếu chất. Ngoài ra, công việc áp lực cao, làm việc không theo giờ giấc cũng có thể dẫn tới những rối loạn trong sản xuất hormone.

roi-loan-noi-tiet-sau-sinh
Sau khi sinh con

Trong suốt quá trình mang thai, nội tiết tố nữ luôn được duy trì ở mức cao. Sau khi sinh, lượng hormon này sụt giảm đột ngột có thể khiến chị em gặp phải tình trạng phẫn uất, khó chịu, thậm chí là trầm cảm.

Đối tượng dễ mắc

Các chị em đều trải qua giai đoạn rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì, tình trạng này thường ổn định khi giai đoạn dậy thì qua đi. Ngoài ra, rối loạn nội tiết tố còn thường gặp ở những trường hợp như:

  • Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên
  • Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
  • Phụ nữ trong và sau khi sinh con
  • Người gặp phải các vấn đề nội tiết, cường giáp và suy giáp
  • Người có tâm lý thay đổi, dễ bị stress, căng thẳng quá độ.
  • Chị em thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai, thuốc thay đổi nội tiết tố, steroid,...
  • Người mắc các bệnh lý như: dị ứng, tiểu đường, viêm tuỵ, khối u tuyến yên,...

Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ

Nội tiết tố nữ là yếu tố quyết định những đặc điểm hình dáng bên ngoài của người phụ nữ. Chính vì vậy, khi bị rối loạn, những triệu chứng thường khá rõ ràng:

  • Chu kỳ kinh nguyệt: Kinh nguyệt thay đổi thất thường có thể kéo dài hơn hoặc rút ngắn thời gian, kèm theo đó là tình trạng lượng máu ra không bình thường.
  • Làn da khô sạm: Chị em có thể cảm nhận rõ da của mình khô sạm, chảy xệ, xuất hiện nám, tàn nhang hay nổi mụn bất thường.
  • Mất ngủ: Tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc có thể xuất hiện ở chị em bị rối loạn nội tiết tố.
  • Khô âm đạo: Sự sụt giảm hàm lượng estrogen trong cơ thể dẫn tới tình trạng khô âm đạo, đau rát khi quan hệ, từ đó giảm ham muốn về tình dục.
  • Đau đầu kéo dài: Nhức đầu, mệt mỏi kéo dài mà nguyên nhân không phải do căng thẳng, mệt mỏi gây ra.
  • Suy nhược: Cơ thể uể oải, mệt mỏi, khó tập trung và trí nhớ bị suy giảm.
  • Rụng tóc: Tóc bị gãy rụng, dễ bị tăng cân, tích mỡ ngay cả khi đang thực hiện chế độ ăn kiêng.

Biến chứng của rối loạn nội tiết tố

Tình trạng rối loạn hormone sinh dục nữ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như:

mong-tinh-nhieu-co-bi-vo-sinh-khong-2
Nguy cơ vô sinh

Rối loạn nội tiết tố gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, giảm ham muốn kèm theo những vấn đề ở tử cung, buồng trứng nên khả năng thụ thai và giữ thai. Mặt khác, sự thay đổi hàm lượng estrogen thất thường gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục cũng khiến quá trình thụ thai khó diễn ra.

Osteoporosis stages. severe osteoporosis
Loãng xương

Estrogen đóng vai trò trong trọng trong việc đưa canxi vào các mô xương và giúp ức chế sự phân huỷ xương trong mọi giai đoạn. Sự sụt giảm của estrogen trong thời gian dài sẽ khiến quá trình phân huỷ xương diễn ra, canxi dần thoát khỏi  xương và dẫn tới tình trạng loãng xương.

tram-cam-co-the-la-bien-chung-roi-loan-noi-tiet-to
Trầm cảm

Tâm lý tiêu cực, stress kéo dài,... nếu không được cải thiện sẽ rất dễ dẫn tới hiện tượng trầm cảm. Ngoài ra, mất ngủ do sụt giảm estrogen cũng là nguyên nhân khiến chứng trầm cảm trở nên nặng nề hơn. Biến chứng này đặc biệt phổ biến ở phụ nữ sau sinh và tiền mãn kinh.

Cách chẩn đoán rối loạn nội tiết tố

Để chẩn đoán rối loạn nội tiết tố bác sĩ sẽ thực hiện dựa theo phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng:

Chẩn đoán lâm sàng

Kết quả thăm khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng rối loạn nội tiết tố.

  • Bác sĩ hỏi trực tiếp bệnh nhân để khai thác các vấn đề bệnh sử bệnh nhân và gia đình, chu kỳ kinh nguyệt, số lần mang thai,...
  • Tiến hành kiểm tra chiều cao, cân nặng, vùng âm đạo,...

Chẩn đoán cận lâm sàng

Những triệu chứng rối loạn nội tiết nữ dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Do đó, bác sĩ sẽ dựa trên những xét nghiệm để phán đoán nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn và đưa ra phương án điều trị thích hợp.

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được thực hiện để đo lường hầu hết các hormon trong cơ thể như estrogen, FSH, LH, testosteron,...
  • Khám vùng chậu: Thăm khám vùng chậu có thể phát hiện các khối u, u nang hay khối u bất thường nào.
  • Siêu âm: Theo dõi hình ảnh của tử cung, buồng trứng, tuyến giáp và tuyến yên.
  • Các xét nghiệm khác: Chụp X-quang, cộng hưởng từ (MRI), sinh thiết hay quét tuyến giáp có thể giúp việc chẩn đoán chính xác hơn.

Phương pháp điều trị rối loạn nội tiết tố nữ

Rối loạn nội tiết tố nữ được điều trị theo nhiều cách khác nhau, trong đó có tây y, đông y và sử dụng thực phẩm chức năng.

Chữa bằng Tây y

Phương pháp tây y sử dụng thuốc để thay thế hormone sinh dục nữ trong trường hợp bị suy giảm hormone này. Tuy nhiên, việc bổ sung trực tiếp nội tiết tố nữ khá nguy hiểm bởi nó có thể phá vỡ cân bằng estrogen - progesteron và nhiều phản ứng bất lợi khác với cơ thể.

Trường hợp lượng hormone cao vượt ngưỡng bình thường, cần điều trị nguyên nhân, ví dụ u nang buồng trứng,... hoặc sử dụng thuốc để hạ estrogen xuống mức bình ổn.

Ngoài liệu pháp hormon thay thế, tuỳ vào từng trường hợp của người mắc mà có thể sẽ phải sử dụng thêm một số thuốc như: thuốc an thần, vitamin,... để giúp cải thiện những vấn đề tâm lý xuất hiện do rối loạn nội tiết tố gây ra.

Sử dụng thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng được sử dụng để hỗ trợ phái đẹp cân bằng lại nội tiết tố an toàn hơn so với tây y. Để lấy lại cân bằng nội tiết tố cho phái đẹp, các sản phẩm bổ sung hiện nay sử dụng thành phần Phytoestrogen (estrogen có nguồn gốc từ thực vật).

Phytoestrogen được đánh giá là an toàn hơn so với sử dụng estrogen tổng hợp bởi khi đi vào cơ thể chúng sẽ chuyển hóa thành dạng tương tự với estrogen nội sinh, giúp lấy lại cân bằng nội tiết tố một cách tự nhiên.

Tuy nhiên, đây là phương pháp bổ trợ “KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC” nên cần thời gian dài, hơn nữa, hiệu quả cũng phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Ngoài ra, nếu sử dụng nồng độ cao Phytoestrogen cũng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Mặt khác, chi phí cho những sản phẩm thực phẩm chức năng này lại không hề rẻ.

Đông y

Phương pháp Đông y là giải pháp mà nhiều chị em tìm đến khi nhận ra bản thân đang bị rối loạn nội tiết tố. Bởi đây là một giải pháp khá an toàn và đưa lại hiệu quả cao.

Phòng tránh và lưu ý

Để ngăn ngừa tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ, giúp bệnh thuyên giảm, chị em có thể áp dụng những biện pháp chung như sau:

  • Duy trì chế độ uống hợp lý, đủ chất, kiểm soát cân nặng, không nên để thừa cân hoặc thiếu cân.
  • Giữ cân bằng tỷ lệ Omega 3 và Omega 6 ở mức ổn định trong cơ thể.
  • Dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ, tập luyện aerobic,...
  • Duy trì lối sống tích cực, không tự tạo áp lực cho bản thân. Tìm kiếm những niềm vui trong cuộc sống bằng cách nghe nhạc, xem phim, đọc sách.
  • Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, hạn chế tiếp xúc với những hóa chất có hại.
  • Ngủ đủ giấc, đi ngủ trước 11 giờ để có một giấc ngủ ngon, điều hoà lại nội tiết tố.
  • Không lạm dụng thuốc tránh thai và các loại thuốc có chứa hormon sinh dục nữ. Điều trị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường nghi ngờ bị rối loạn nội tiết tố nên đi khám và điều trị bệnh sớm để tránh những biến chứng khôn lường.

Rối loạn nội tiết tố nữ khiến chị em mệt mỏi, khổ sở và phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe. Nếu đang gặp phải những dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố nữ, hãy liên hệ ngay với những đơn vị khám chữa bệnh uy tín, chất lượng và có hướng điều trị, cải thiện kịp thời.

Bài viết liên quan

Flibanserin là thuốc tăng ham muốn cho phụ nữ mãn kinh được Hoa Kỳ chấp thuận
Thực tế, không có thuốc giúp phụ nữ lên đỉnh nhanh chóng, hiệu quả ngắn hạn
Thực phẩm chức năng chống khô hạn cho phụ nữ tốt nhất
Mẹo chữa khô vùng kín tại nhà
Ăn dứa trước khi quan hệ được tin là có thể giúp cô bé thơm tho ngọt ngào hơn
Viên uống Puritans Pride Non-GMO Soy Isoflavones được chiết xuất từ đậu nành không biến đổi gen
phu-nu-len-dinh-nhieu-co-tot-khong-1
an-gi-de-co-be-hong-hao-1
cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger