Viêm họng hạt có thể được xem là một dạng của viêm họng mãn tính với những triệu chứng điển hình như sưng đau họng, có các hạt đỏ hoặc hồng ở cổ họng, sốt, cổ nổi hạch,… Bệnh nếu không điều trị có thể kéo theo nhiều biến chứng không tốt cho sức khỏe như viêm khớp, viêm cầu thận, viêm phổi,…
Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt là tình trạng viêm mãn tính ở niêm mạc họng với biểu hiện viêm sưng và sung huyết kéo dài, các hạt màu đỏ hoặc hồng hình thành ở thành sau họng với kích thước lớn nhỏ khác nhau.
Bệnh thường là kết quả của những tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm và virus. Ngoài ra viêm họng hạt còn liên quan đến những bất thường trong giải phẫu và nhiều bệnh lý khác.
Tùy thuộc vào tình trạng, viêm họng hạt có thể xảy ra đồng thời với một hoặc nhiều bệnh lý khác ở đường hô hấp. Bệnh khó chữa và rất dễ tái phát.
Bệnh viêm họng hạt được phân thành 2 thể gồm cấp tính và mãn tính.
- Cấp tính: Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh với những triệu chứng ít đa dạng và dễ điều trị hơn.
- Mãn tính: Những triệu chứng kéo dài trong nhiều tuần và dễ tái đi tái lại nhiều lần.
Nguyên nhân gây viêm họng hạt
Bệnh viêm họng hạt xảy ra khi niêm mạc họng bị viêm và nhiễm trùng trong thời gian dài. Điều này khiến nang lympho hoạt động quá mức, hình thành của các hạt bất thường ở phía trong niêm mạc họng. Những hạt này nổi cộm, có màu đỏ hoặc màu hồng.
Nguyên nhân gây viêm họng hạt gồm:
Nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc virus là nguyên nhân phổ biến gây viêm họng hạt. Khi có điều kiện thuận lợi, tác nhân nhanh chóng xâm nhập, gây viêm và nhiễm trùng ở vùng họng. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng kéo dài dẫn đến bội nhiễm. Điều này khiến những tế bào lympho phải hoạt động liên tục dẫn đến sự tăng sinh và hình thành các hạt ở thành sau họng.
Bệnh viêm họng hạt là biến chứng thường gặp của viêm xoang mãn tính. Khi bị viêm, dịch nhầy và mủ ở xoang liên tục chảy xuống thành họng. Điều này gây ra tình trạng kích ứng và viêm nhiễm kéo dài ở niêm mạc họng.
Khi không được điều trị dứt điểm, các triệu chứng kéo dài khiến viêm họng cấp chuyển sang viêm họng mạn. Điều này làm tăng nguy cơ phát hiện các hạt màu đỏ hoặc hồng ở thành sau họng.
Bệnh có thể phát triển từ những bất thường trong giải phẫu cấu trúc mũi - xoang. Chẳng hạn như vẹo vách ngăn, polyp mũi, quá phát cuốn mũi làm tăng tiết dịch mũi chảy ngược xuống họng.
Trong nhiều trường hợp, niêm mạc họng bị viêm và có hạt do viêm amidan mãn tính không được điều trị. Đây là tình trạng sưng, viêm và xung huyết kéo dài ở amidan (tổ chức lympho nằm ở hai bên thành họng, giúp hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn và các tác nhân khác).
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng. Khi chảy vào họng, dịch dạ dày gây ra tình trạng kích ứng và viêm nhiễm kéo dài ở cổ họng. Từ đó dẫn đến xung huyết và khiến nhiều hạt hình thành ở thành sau họng.
Đối tượng dễ bị viêm họng hạt
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường), bệnh viêm họng hạt thường xuất hiện ở những trường hợp sau:
- Người bị viêm họng thường xuyên nhưng không điều trị dứt điểm, để bệnh tiến triển thành viêm họng mãn tính và dần dần là viêm họng hạt
- Trẻ em sức đề kháng kém nên dễ bị các bệnh về đường hô hấp
- Người có sức đề kháng kém, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược
- Người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, thường xuyên ăn uống đồ lạnh, thức khuya, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ chiên rán,...
- Người bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng nhưng không điều trị sớm, dịch nhầy chảy xuống họng, gây viêm họng, viêm họng hạt.
Triệu chứng của viêm họng hạt
Bệnh viêm họng hạt có những triệu chứng dưới đây:
- Quan sát thấy niêm mạc họng và các mô lympho sưng, viêm và sung huyết
- Hình thành nhiều hạt có màu đỏ hoặc hồng, kích thước khác nhau ở thành sau họng, lồi cao hơn so với niêm mạc xung quanh
- Có cảm giác vướng víu, nghẹn hoặc khó nuốt
- Khô và ngứa cổ họng, đặc biệt là sau khi ngủ dậy
- Đau họng
- Thường xuyên có cảm giác muốn khạc đờm, đằng hắng
- Có đờm đặc quánh và màu trắng đục
- Khàn giọng
- Niêm mạc vòi Eustache dày dẫn đến ù tai
- Ho khan hoặc ho có đờm
Những người bị nhiễm trùng nặng sẽ có thêm các triệu chứng sau:
- Sốt
- Đau đầu
- Cổ nổi hạch, sờ thấy cứng và đau
- Mệt mỏi
- Chán ăn
Biến chứng
Bệnh viêm họng hạt thường dai dẳng, khó điều trị và dễ tái phát. Những triệu chứng của bệnh gây ra nhiều phiền toái làm ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và sinh hoạt. Nếu không có biện pháp điều trị sớm và đúng, người bệnh có khả năng cao sẽ phải đối mặt với những biến chứng sau:
Niêm mạc họng, amidan bị tổn thương, viêm nặng, sưng to và đỏ, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Bệnh viêm họng hạt kéo dài có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp khác như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm amidan hốc mủ,... Hơn nữa, các vi khuẩn, virus ở ổ viêm nhiễm vùng họng có lan dần sang các bộ phận khác và sinh bệnh viêm thanh quản, viêm phế quản, thậm chí nguy hiểm hơn là viêm phổi.
Đây là tình trạng viêm họng hạt cực nặng, viêm nhiễm nặng và gây viêm màng tim, viêm khớp, viêm cầu thận hoặc làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng,...
Biện pháp chẩn đoán viêm họng hạt
Như có đề cập ở trên, bệnh viêm họng hạt hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt, bệnh cũng chia thành nhiều thể loại khác nhau như cấp tính, mãn tính. Để biết chính xác tình trạng bệnh của mỗi người, các bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua các hình thức sau:
Chẩn đoán lâm sàng
Bác sĩ sẽ cần hỏi bệnh nhân một số vấn đề liên quan đến bệnh như:
- Bắt đầu bị bệnh từ bao giờ
- Triệu chứng bệnh viêm họng hạt thường gặp
- Bệnh thường xuất hiện trong mấy ngày thì khỏi
- Số lần viêm họng hạt tái phát, xuất hiện trong tháng
- Thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống thường ngày
- Có đang mắc bệnh lý nào khác không
- Biện pháp điều trị đã và đang sử dụng là gì
Căn cứ vào những thông tin người bệnh cung cấp, bác sĩ có thể đánh giá sơ bộ về tình trạng bệnh. Sau đó, họ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra vùng họng. Ở nhiều nhà thuốc nam, do không có nhiều trang thiết bị hiện đại, nên bác sĩ chỉ có thể kiểm tra họng bằng mắt thường, kết hợp với bắt mạch, khai thác thông tin người bệnh để từ đó đưa ra chẩn đoán.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Để kiểm tra chính xác tình trạng viêm họng hạt, tại các bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành:
- Nội soi thanh quản: Dùng ống nội soi có thể giúp bác sĩ quan sát rõ những vấn đề xảy ra ở niêm mạc họng.
- Xét nghiệm hình ảnh: Bệnh nhân được chụp X-quang phổi, chụp MRI hoặc CT nếu có nghi ngờ viêm nhiễm liên quan đến đường hô hấp dưới hoặc viêm họng hạt làm ảnh hưởng đến những cơ quan khác.
Sau khi có kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ cho bạn biết viêm họng hạt đang ở mức độ nào, từ đó kê đơn thuốc phù hợp.
Biện pháp điều trị viêm họng hạt
Tùy vào mức độ viêm họng hạt, sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách trị viêm họng hạt phổ biến hiện nay:
Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc Tây
Các thuốc được chỉ định dựa trên nguyên nhân gây viêm họng hạt và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Những loại thường được dùng:
- Thuốc kháng sinh: Bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh nếu nhiễm trùng do vi khuẩn dẫn đến viêm họng hạt. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, từ đó làm dịu viêm và các triệu chứng. Những loại kháng sinh thường dùng gồm Penicillin, Amoxicillin...
- Thuốc kháng virus hoặc nấm: Thuốc này được dùng để tiêu diệt virus hoặc nấm, từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành.
- Thuốc giảm ho, loãng đờm: Nếu ho nhiều và có đờm, bệnh nhân có thể được sử dụng Bromhexin hoặc Dextromethorphan. Những loại thuốc này có tác dụng giảm ho, làm loãng đờm, giảm bớt cảm giác khó chịu.
- Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản: Bệnh nhân thường được dùng thuốc chống bơm proton để điều trị. Thuốc này có tác dụng giảm nồng độ axit trong dạ dày. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân được dùng thuốc kháng thụ thể histamin, thuốc trung hòa Acid và Alginate để điều trị.
- Thuốc kháng viêm: Bệnh nhân được dùng thuốc kháng viêm để giảm sưng, viêm, sung huyết ở niêm mạc họng và những tổ chức lympho, giúp giảm viêm họng hạt.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Ibuprofen là một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Thuốc có tác dụng giảm viêm, đau và hạ sốt. Những trường hợp đau nhẹ - trung bình và sốt cao có thể được dùng Acetaminophen để điều trị.
- Thuốc điều trị viêm xoang: Nếu viêm họng hạt là biến chứng của viêm xoang, người bệnh sẽ được dùng thuốc điều trị viêm xoang để giảm kích ứng ở cổ họng. Trong đó thuốc kháng sinh, thuốc kháng Histamin H1, thuốc co mạch, kháng viêm, thuốc chứa corticoid... là những loại thuốc thường được sử dụng.
Tuy nhiên khi sử dụng thuốc Tây chữa viêm họng hạt, lương y Tuấn lưu ý một số vấn đề sau:
- Không lạm dụng thuốc tây, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh
- Không tự ý dùng thuốc khi không có đơn kê cụ thể của bác sĩ
- Không tự ý tăng, giảm liều lượng để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn
- Khi dùng thuốc tây, nếu có tình trạng say thuốc, đau đầu chóng mặt, buồn nôn, nổi mẩn ngứa,... mọi người nên dừng thuốc.
- Không dùng chung đơn thuốc với người khác
- Hạn chế dùng thuốc tây cho trẻ em dưới 5 tuổi, bà bầu, phụ nữ đang cho con bú
Mặc dù chỉ cần dùng thuốc tây 1-2 ngày, các triệu chứng viêm họng hạt sẽ “lặn mất”. Tuy nhiên, lương y Tuấn cho biết phương pháp này chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh chứ không điều trị được bệnh hoàn toàn. Đó là lí do vì sao dù dùng không biết bao nhiêu loại thuốc tây nhưng bệnh chỉ đỡ được một thời gian ngắn, sau đó lại tái phát.
Chữa viêm họng hạt tại nhà bằng mẹo dân gian
Bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh, người bệnh có thể áp dụng thêm cách điều trị bằng các mẹo dân gian dưới đây:
- Uống nhiều nước: Uống nước ấm và uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp làm loãng đờm, giữ ẩm và làm dịu niêm mạc họng ở những bệnh nhân bị viêm họng hạt.
- Súc miệng với nước muối: Nếu bị viêm họng hạt, hãy súc miệng với nước muối loãng 2 lần/ ngày. Nước muối có đặc tính kháng viêm và chống khuẩn giúp làm sạch họng, giảm viêm và đau họng.
- Dùng tỏi: Những hoạt chất trong tỏi có đặc tính kháng viêm và hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm đau và viêm họng. Để giảm các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt, người bệnh có thể dùng tỏi ngâm mật ong hoặc nhai kỹ và nuốt một tép tỏi tươi mỗi ngày.
- Sử dụng gừng: Nạo sạch vỏ gừng, thái lát nhỏ, cho vào một cốc nước nóng. Thêm chút mật ong, khuấy đều, đợi nguội bớt rồi uống cho dịu bớt cổ họng.
- Dùng lá tía tô: Rửa sạch 1 nắm lá tía tô, thái nhỏ, cho vào nấu cháo, ăn cho đến khi triệu chứng đau nhức cổ họng không còn nữa.
Chữa viêm họng hạt bằng lá trầu không, lá bạc hà, chanh,... cũng là những cách hay hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh ở trường hợp bị viêm họng hạt mức độ nhẹ. Với trường hợp viêm họng hạt mãn tính, các bạn nên dùng thêm thuốc.
Đốt viêm họng hạt
Phương pháp đốt viêm họng hạt được chỉ định cho những bệnh nhân điều trị không khỏi khi dùng thuốc, viêm nặng và có biến chứng.
Một số lựa chọn:
- Đốt điện: Đây là phương pháp sử dụng tia laser để loại bỏ các hạt ở thành sau họng. Phương pháp này mang đến hiệu quả cao, thích hợp với những người có các hạt viêm lớn.
- Phẫu thuật lạnh: Là phương pháp sử dụng nitơ hóa lỏng ở nhiệt độ thấp để tiêu diệt các hạt ở thành sau họng. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân bị viêm họng hạt mãn tính kéo dài gây kích thích, loạn cảm họng hoặc ho nhiều.
- JCIC Plasma ở nhiệt độ thấp: Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân được áp dụng phương pháp JCIC Plasma ở nhiệt độ thấp để điều trị viêm họng hạt. Đây là một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, không làm ảnh hưởng đến những mô lân cận.
Để đánh giá về phương pháp này, lương y Tuấn chỉ ra vài điểm sau:
- Tốn kém chi phí nhưng bù lại cho kết quả điều trị nhanh chóng
- Sau quá trình đốt viêm họng hạt, người bệnh cần chú ý kiêng khem cẩn thận để tránh tình trạng viêm nhiễm
- Không ít trường hợp vẫn bị tái phát viêm họng hạt mặc dù trước đó đã tiến hành thủ thuật trên
- Nếu không lựa chọn địa chỉ đốt viêm họng hạt uy tín, người bệnh có thể gặp phải những rủi ro không mong muốn
- Không phải ai cũng có thể phù hợp với phương pháp điều trị này
Phòng ngừa viêm họng hạt
Những biện pháp có thể giúp phòng ngừa bệnh viêm họng hạt gồm:
- Điều trị sớm và dứt điểm những bệnh lý ở đường hô hấp trên. Tránh tình trạng viêm và nhiễm trùng dai dẳng.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 lần mỗi ngày.
- Thường xuyên rửa mũi, súc miệng và họng với nước muối sinh lý. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn nhiễm trùng và viêm trong tương lai.
- Sinh sống và làm việc ở những nơi có không khí trong lành. Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn, có nhiều khói bụi và hóa chất.
- Tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp để ngăn ngừa lây lan.
- Tránh thuốc lá và rượu bia. Ngoài ra cần tránh hít khói thuốc lá thụ động.
- Giữ ấm cổ và cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao là một cách rèn luyện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các tình trạng viêm nhiễm.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm có khả năng kích thích cổ họng. Cụ thể như những loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn béo ngọt, nhiều gia vị.
- Tăng cường bổ sung vitamin A, C và E để nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng. Ngoài ra nên chú ý ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và uống nhiều nước. Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh có thể duy trì sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm họng hạt.
Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm họng hạt. Hy vọng với những chia sẻ này, mọi người sẽ hiểu rõ hơn về bệnh và biết cách phòng tránh, điều trị hiệu quả. Nhà thuốc Đỗ Minh Đường là một trong những địa chỉ uy tín và chất lượng thăm khám, điều trị viêm họng hạt để mọi người chọn lựa. Các lương y, bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn sẽ điều trị hiệu quả cho mọi người. Vì thế hãy nhanh chóng liên hệ cho chúng tôi nếu đang bị viêm họng hạt.