TỔNG QUAN VỀ BỆNH Viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng là một loại viêm mũi thường gặp. Trong đó hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với một hoặc nhiều chất gây dị ứng trong không khí. Đồng thời gây ra những triệu chứng khó chịu như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi… Bệnh lý này chủ yếu được điều trị bằng thuốc.

Thông tin bệnh viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng thể hiện cho những phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch đối với những chất gây dị ứng (thường là những chất vô hại). Cụ thể như phấn hoa, mạt bụi trong không khí, lông động vật...

Khi hít chất gây dị ứng (bằng mũi hoặc miệng), cơ thể nhanh chóng phản ứng bằng cách giải phóng histamin - một chất hóa học tự nhiên. Từ đó gây ra những triệu chứng khó chịu.

Những triệu chứng của bệnh thường nhẹ và không làm khởi phát các biến chứng. Tuy nhiên hắt xì liên tục, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, chảy nước mắt và nhiều triệu chứng khác có thể gây khó chịu, làm giảm đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh viêm mũi dị ứng được phân thành 2 loại. Bao gồm:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa (sốt cỏ khô): Bệnh thường xảy ra vào thời điểm có lượng phấn hoa cao nhất theo mùa, thường vào mùa xuân và mùa thu. Khi hít vào, phấn hoa kích thích niêm mạc, tăng quá trình giải phóng histamin và gây ra nhiều triệu chứng. Trong hầu hết trường hợp, viêm mũi dị ứng theo mùa tường không phát triển đến sau 6 tuổi.
  • Viêm mũi dị ứng lâu năm: Dạng này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày hoặc quanh năm. Các triệu chứng xuất hiện khi người bệnh hít phải những chất dị ứng trong nhà. Chẳng hạn như lông thú cưng, nấm và mạt bụi. Viêm mũi dị ứng lâu năm xảy ra ở bất kỳ nhóm đối tượng nào nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ.
viêm mũi dị ứng 1

Nguyên nhân gây bệnh

Histamin là một chất hóa học tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi dị ứng. Khi niêm mạc mũi tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, histamin nhanh chóng được giải phóng. Điều này dẫn đến viêm mũi dị ứng và làm xuất hiện những triệu chứng khó chịu.

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

viem-mui-di-ung-di-truyen
Yếu tố di truyền

Các nghiên cứu cho thấy, cơ địa nhạy cảm do yếu tố môi trường làm trung gian cho những phản ứng quá mức của cơ thể đối với tác nhân dị ứng. Từ đó thúc đẩy sự tiến triển của bệnh viêm mũi dị ứng.

benh-viem-mui-di-ung-11
Yếu tố dị nguyên

Người bị kích ứng với đồ ăn, lông động vật, phấn hoa, lá cây,... có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng nếu bị tác động. 

viem-xoang-mui-di-ung-thoi-tiet-1
Thay đổi thời tiết

Vào thời điểm giao mùa, một số người chưa kịp thích ứng sẽ bị viêm mũi dị ứng do cơ thể sản sinh các IgE, histamin và gây nên bệnh lý. 

Banner_Tonka_T3-04-2020
Yếu tố môi trường

Môi trường ô nhiễm, chứa hóa chất độc hại có thể làm ảnh hưởng tới niêm mạc do dị ứng với một số chất như khí ga, SO2, FeO,...

thuoc-tay
Do dị ứng thuốc

Khi sử dụng một số loại thuốc nhỏ mũi, thuốc kháng sinh, thuốc thông mũi,... bạn có thể bị gặp tác dụng phụ với các triệu chứng khó chịu. 

viem-hong-man-tinh-3
Do bệnh nền

Những người mắc các bệnh về tai mũi họng có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn so với người bình thường. 

Đối tượng dễ mắc bệnh

Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, bao gồm cả người già, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hay nam giới. 

Tuy nhiên, những người sống trong môi trường bị ô nhiễm và có người trong gia đình bị viêm mũi dị ứng thường có tỷ lệ bị bệnh cao hơn.

Triệu chứng nhận biết viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng gây ra nhiều triệu chứng. Dưới đây là những triệu chứng và dấu hiệu phổ biến nhất:

  • Luôn có cảm giác ngứa mũi, hắt hơi liên tục và đau nhức ở hốc mũi. 
  • Niêm mạc mũi bị xung huyết và tiết dịch nhiều, khiến bệnh nhân khó thở. Tình trạng này dẫn tới hiện tượng ngủ ngáy. 
  • Nước mũi chảy nhiều, dịch nước trong và loãng. Nếu bị nặng, dịch có thể chuyển thành màu xanh hoặc vàng. 
  • Niêm mạc mũi bị phù nề, sưng đỏ khi nội soi. 
  • Mất khứu giác, thính giác. 
  • Rát họng do ho nhiều hoặc do dịch mũi chảy xuống họng. 
  • Một số trường hợp bị sốt, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, mất ngủ. 

Biến chứng của bệnh

Viêm mũi dị ứng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không sớm điều trị. Một số biến chứng cụ thể là: 

Bệnh hen suyễn

Khi mũi bị viêm và tái phát thường xuyên, phế quản sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, dẫn đến hiện tượng co thắt, gây hen suyễn. 

benh-viem-mui-di-ung-1
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Bệnh làm hình thành các dịch nhầy, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công vào hệ hô hấp và gây viêm mũi bội nhiễm. 

Mất ngủ
Rối loạn giấc ngủ

Viêm mũi thường tái phát vào tối muộn khi nhiệt độ hạ thấp, gây khó chịu và ngạt mũi cho người bệnh. Điều này khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng ít nhiều. 

Chẩn đoán bệnh viêm mũi dị ứng

Thăm khám lâm sàng

Các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi một số câu hỏi để đánh giá sơ bộ về bệnh: 

  • Triệu chứng thường gặp
  • Thời gian xuất hiện triệu chứng nhiều nhất. 
  • Môi trường sống và làm việc. 
  • Tiền sử gia đình có ai bị viêm mũi dị ứng không

Chẩn đoán cận lâm sàng

Được thực hiện thông qua một số xét nghiệm sau: 

  • Kiểm tra tế bào dịch mũi: Phân tích các dị nguyên gây bệnh có trong dịch mũi. 
  • Test kích thích: Kiểm tra các tác nhân gây bệnh là do thời tiết hay dị nguyên. Có các cách test là test lạnh, test nóng, test nhỏ mũi,... 

Phương pháp điều trị

Các phương pháp được thực hiện nhằm ngăn ngừa hoặc giảm những triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Trong đó dùng thuốc là phương pháp điều trị chính. Ngoài ra người bệnh được hướng dẫn những biện pháp chăm sóc và tránh tiếp xúc với dị nguyên để tăng hiệu quả kiểm soát bệnh.

Áp dụng mẹo dân gian

Với trường hợp viêm mũi dị ứng nhẹ, người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số bài thuốc dân gian như: 

  • Trà thảo mộc: Trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà,... có thể cải thiện viêm mũi dị ứng lâu năm. Người bệnh uống trà ấm giúp giảm ho, giảm ngứa rát cổ họng và thư giãn, dễ ngủ hơn. 
  • Chườm ấm: Dùng khăn ấm chườm lên mũi giúp dẫn lưu dịch tiết, giảm bớt tình trạng ngạt mũi khó chịu. 
  • Xông mũi: Sử dụng lá bạc hà đun sôi để xông mũi mỗi ngày 2 - 3 lần để giảm sưng và tiêu viêm. 
  • Xoa bóp và bấm huyệt: Tác động vào các vị trí huyệt vị xung quanh mũi, đẩy lùi ngạt mũi, tăng cường lưu thông máu và giảm xung huyết, sưng nề niêm mạc mũi. 

Dùng thuốc Tây

Các thuốc được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng có tác dụng  giảm bớt những phản ứng quá mức của hệ miễn dịch và giảm triệu chứng. Dựa vào tình trạng, một hoặc nhiều loại thuốc dưới đây sẽ được chỉ định.

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc có khả năng ngăn cản quá trình giải phóng histamin của cơ thể khi có tác nhân gây dị ứng. Điều này giúp kiểm soát nhanh những triệu chứng. Thuốc kháng histamin có thể được dùng ở dạng đường uống hoặc nhỏ mũi. Những loại thường được sử dụng gồm Fexofenadine (Allegra), Desloratadine (Clarinex)
  • Thuốc xịt mũi Steroid: Một loại thuốc xịt mũi Steroid chẳng hạn như Corticosteroid được dùng để kiểm soát những triệu chứng của bệnh. Thuốc có tác dụng ứng chế miễn dịch, kháng viêm, chống dị ứng và giảm đau do viêm.
  • Thuốc thông mũi: Thuốc tác dụng làm sạch mũi, giảm áp lực xoang và tình trạng nghẹt mũi. Một số loại thuốc xịt mũi thường được sử dụng gồm Phenylephrin, Oxymetazoline (thuốc xịt mũi Afrin)...
  • Thuốc xịt mũi: Thuốc xịt mũi được dùng để giảm ngứa, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi và những biểu hiện liên quan.

Phẫu thuật

Sau thời gian dài dùng thuốc uống và chăm sóc cơ thể, nếu bệnh không có tiến triển, thậm chí nặng hơn, cuống mũi bị thoái hóa hoặc bị polyp thì cần tiến hành làm phẫu thuật. 

Phương pháp này sẽ sử dụng trang thiết bị hiện đại định hình lại vách mũi theo cấu trúc ổn định. Từ đó, tình trạng viêm mũi sẽ được cải thiện. 

Dùng thuốc Đông y

Chứng viêm mũi dị ứng trong đông y được nhận định là do phong hàn, phế hư mà hình thành. Để khắc phục bệnh, cần tác động sâu vào căn nguyên, bồi bổ cơ thể và tăng cường chức năng của hệ hô hấp. 

Các bài thuốc phổ biến trong đông y hiện nay là: 

Bài thuốc 1: Điều trị triệu chứng khô mũi, hắt hơi liên tục, đau rát cổ họng. 

  • Thành phần: Ma hoàng, thịt ếch, bách bộ, tây dương sâm thái phiến
  • Cách làm: hầm các nguyên liệu trên trong 2 giờ, chia thành 3 phần và ăn hết trong ngyaf. 

Bài thuốc 2: Điều trị suy nhược cơ thể, hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, chảy dịch mũi màu vàng. 

  • Thành phần: Diếp cá, ké đầu ngựa, sài đất, kim ngân hoa (mỗi loại 12g), cúc tần, bạc hà, quốc lão, dâu tằm (mỗi loại 8g).
  • Cách dùng: Sắc nguyên liệu với 750ml nước và chia thành 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 3: Điều trị triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, ngạt mũi, người xanh xao. 

  • Thành phần: Bạch chỉ, kinh giới, bèo tai tượng (mỗi loại 10g), thông bạch 8g, quế chi 6g, gừng 4g và 3 quả đại táo.
  • Cách dùng: Sắc nguyên liệu với 500ml trong 30 phút và uống hết thuốc trong ngày.

Cách phòng tránh bệnh

Những biện pháp dưới đây có thể phòng ngừa viêm mũi dị ứng:

  • Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng gồm mạt bụi, phấn hoa, lông hoặc vẩy da thú cung...
  • Không nuôi thú cưng nếu bạn là người có cơ địa nhạy cảm. Những trường hợp khác nên tắm cho thú cưng ít nhất 2 lần/ tuần.
  • Giữ cho môi trường sống sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. Thường xuyên vệ sinh phòng và giường ngủ.
  • Tránh cho trẻ sơ sinh tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá, tiếp xúc sớm với sữa bột hoặc thức ăn. Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng trong tương lai (đã được chứng minh).
  • Kiểm soát tình trạng dị ứng trước khi cơ thể phản ứng bất lợi với các chất. Những người bị viêm mũi dị ứng theo mùa nên dùng thuốc trước khi những triệu chứng xảy ra.
  • Duy trì thói quen luyện tập và chơi thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Điều này giúp sức khỏe và hệ thống miễn dịch của bạn được tăng cường.
  • Cố gắng cai thuốc lá.
  • Nên mang khẩu trang khi ra đường, quét dọn hoặc thực hiện công việc làm vườn. Ngoài ra nên đội mũ và mang kính râm.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
  • Trong mùa dị ứng, nên đóng cửa số thường xuyên và sử dụng máy điều hòa để thay thế.
  • Tắm ngay sau khi ra ngoài.
  • Không nên tập thể dục ngoài trời vào buổi sáng sớm.
  • Không phơi phần áo hoặc đến những nơi có số lượng phấn hoa quá cao.

Nhìn chung bệnh viêm mũi dị ứng không được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên những biện pháp chăm sóc và điều trị có thể ngăn các triệu chứng tái phát, giảm phản ứng quá mức của cơ thể. Vì vậy người bệnh nên sớm điều trị theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh và ngăn biến chứng.

Bài viết liên quan

Bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng là phương pháp phổ biến cho hiệu quả tốt hiện nay
Hiện nay có rất nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà khác nhau mà bạn có thể lựa chọn
Tập yoga chữa viêm mũi dị ứng được xem là phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay
Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất với khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn vô cùng hiệu quả
Viêm mũi dị ứng máy lạnh là tình trạng phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải
Trong hạt gấc có chứa nhiều thành phần hiếm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người bị viêm mũi dị ứng
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây dao đem lại hiệu quả tốt và được nhiều người kiểm chứng
Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì là thắc mắc chung của nhiều người hiện nay
cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger