TỔNG QUAN VỀ BỆNH Viêm khớp

Viêm khớp có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và ở những bộ phận khác nhau. Nhưng ở dạng nào, căn bệnh này đều có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, di chuyển của mỗi người. Rất may mắn, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh vẫn có thể quay trở lại cuộc sống bình thường.

Viêm khớp là bệnh gì?

Khớp là đoạn đầu nối các xương lại với nhau để tạo thành một hệ thống xương hoàn chỉnh. Nhờ có khớp mà chúng ta có thể thực hiện linh hoạt các thao tác cầm nắm, di chuyển trái phải, lên xuống,... Tại ổ khớp có các thành phần như: dây chằng, cơ, gân nối xương, sụn và bao khớp (màng hoạt dịch). Trong đó, sụn khớp là lớp mô trong suốt, đóng vai trò như lớp đệm, đàn hồi tốt, giúp giảm chấn động và ngăn cản sự cọ xát 2 đầu xương.

Viêm khớp là tình trạng nhiễm trùng, tổn thương bào mòn ở sụn khớp khiến khớp sưng đau và khó cử động. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ khớp nào trong cơ thể nhưng càng là khớp phải hoạt động nhiều thì nguy cơ viêm khớp càng gia tăng, ví dụ khớp cổ tay, khớp gối,...

Tuỳ vào vị trí bị tổn thương mà sẽ có những tên gọi khác nhau như viêm khớp háng, viêm khớp gối,... Nhưng về cơ bản, có 4 dạng viêm khớp thường gặp là: Viêm khớp thoái hoá, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn và viêm cột sống dính khớp.

viem-khop-dang-thap-bc-1

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm khớp xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau và những nguyên nhân này có thể không giống nhau ở các dạng bệnh. Trong số đó, nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp có thể kể tới như:

thuoc-nam-tri-viem-khop-1
Lão hoá tự nhiên

Tuổi càng cao, nguy cơ gặp phải tình trạng viêm khớp càng lớn. Nguyên nhân là do càng cao tuổi, dịch lỏng trong bao xơ nuôi dưỡng sụn khớp giảm tiết dẫn tới tình trạng khô cứng khớp. Phần sụn khớp không được nuôi dưỡng sẽ bị bào mòn dần theo thời gian, cho đến khi hai đầu xương nhô ra, cọ xát với nhau và dẫn tới sưng viêm, đau đớn.

chan-thuong-gay-ra-viem-khop-co-chan.jpg
Chấn thương

Những chấn thương tại khớp do va đập mạnh khi làm việc, chơi thể thao, ngã xe,... cũng sẽ khiến ổ khớp bị sưng viêm kèm theo tràn dịch nếu không được can thiệp đúng cách kịp thời.

beo-phi
Thừa cân, béo phì

Trọng lượng cơ thể tạo áp lực lớn lên hệ thống xương khớp và mô cơ. Lâu dần, lớp sụn khớp sẽ bị bào mòn nhanh chóng dưới tác động của trọng lực. Kết quả là việc đi lại sẽ trở nên khó khăn, đau đớn khi hai đầu xương cọ sát với nhau.

human DNA
Tiền sử gia đình

Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,... là những bệnh lý có tính di truyền. Nếu như một thành viên nào đó trong gia đình như bố mẹ, anh chị ruột, gặp phải tình trạng này thì nguy cơ mắc của bạn sẽ cao hơn.

Đối tượng dễ mắc viêm khớp

Theo CDC Hoa Kỳ, trung bình cứ 4 người trưởng thành lại có 1 người bị viêm khớp. Trong đó, những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc viêm khớp cao hơn.

  • Phụ nữ: Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân nữ bị viêm khớp dạng thấp cao gấp 3 lần so với nam.
  • Người cao tuổi
  • Người làm công việc nặng nhọc
  • Người ít vận động, thường xuyên ngồi lâu một chỗ trong khoảng thời gian dài
  • Vận động viên điền kinh, bóng rổ, bóng đá,...
  • Người gặp phải chứng suy giảm miễn dịch

Triệu chứng thường gặp

Có nhiều dạng viêm khớp khác nhau. Do vậy, những triệu chứng cũng sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào bệnh bạn đang mắc phải. Tuy nhiên, các triệu chứng cảnh báo bệnh viêm khớp thường gặp như:

Viêm khớp cấp tính

Khi tình trạng viêm diễn ra ồ ạt trong giai đoạn đầu với những diễn biến phức tạp, những dấu hiệu viêm khớp cấp tính bao gồm:

  • Khớp sưng đau, tấy đỏ, nóng, đau
  • Trường hợp nặng, ngoài sưng đau, các khớp có hiện tượng tràn dịch.

Viêm khớp mãn tính

Trong trường hợp viêm khớp cấp tính không được kiểm soát và điều trị kịp thời, chúng sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính với các dấu hiệu như:

  • Cứng khớp: Hiện tượng này thường xuất hiện ngay sau khi ngủ dậy, kèm theo những tiếng rắc rắc khi người bệnh di chuyển.
  • Đau khớp: Đau khớp có thể chỉ ở mức độ vừa phải nhưng cũng có trường hợp bị đau nhức kèm theo nóng ran ở các khớp. Trong trường hợp cơn đau kéo dài và có xu hướng gia tăng, cần đi khám để có biện pháp điều trị sớm.
  • Sưng khớp: Đây là triệu chứng điển hình khi mắc viêm khớp mạn tính. Sưng khớp thường xuất hiện về đêm hoặc khi người bệnh vận động mạnh.
  • Vận động khó khăn: Lớp sụn bị bào mòn khiến các đầu xương cọ xát vào nhau khi di chuyển, vận động gây đau đớn. Điều này khiến cho người bệnh vận động khó khăn, giảm khả năng lao động.

Biến chứng nguy hiểm

Nếu không sớm được phát hiện, thăm khám và điều trị, viêm khớp có thể tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

Normal,Bones,Versus,Rickets,And,Osteomalacia.,Medical,,Anatomy,And,Biology
Teo cơ biến dạng khớp

Khớp bị viêm trong thời gian dài khiến phần sụn khớp bị bào mòn, dẫn tới các khớp bị lệch, không còn giữ lại hình dạng ban đầu. Khớp có thể bị phình to, cong vẹo,... Mặt khác, các cơ lâu ngày không hoạt động có xu hướng teo nhỏ lại mà mắt thường cũng có thể thấy rõ.

bc-dau-than-kinh-toa-roi-loan-van-dong-chi-duoi
Mất khả năng vận động, nguy cơ tàn phế

Trường hợp viêm khớp nặng, người mắc có thể sẽ mất khả năng lao động và phải đối mặt với nguy cơ tàn phế. Nguyên nhân là do khớp bị hư hỏng, dẫn tới người mắc khó cử động, đi lại.

chua-liet-duong-2
Biến chứng tim mạch

Có khoảng 30% người bệnh viêm khớp có biến chứng về tim mạch và hơn một nửa trong số đó tử vong do tình trạng này. Nguyên nhân được cho là sau khi bị viêm khớp, hệ miễn dịch sẽ nhầm tưởng tế bào tim chính là những dị nguyên xâm nhập và tấn công.

Cách chẩn đoán

Để xác định đúng bệnh viêm khớp cũng như mức độ của bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng

  • Thăm hỏi về tiền sử bệnh: Thời điểm bắt đầu xuất hiện triệu chứng, triệu chứng xuất hiện khi nào, cơn đau ra sao, tình trạng kéo dài bao lâu,....
  • Thăm hỏi về các yếu tố nguy cơ như chấn thương, bệnh đang mắc phải, công việc, gia đình,...
  • Kiểm tra dịch lỏng xung quanh khớp, mức độ sưng, nóng cũng như phạm vi cử động của khớp.

Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Chụp X-quang, MRI, CT-scan: xác định chính xác vị trí tổn thương, mức độ tổn thương.
  • Xét nghiệm máu: Tìm ra các anti-CCP, RF và ANA và đánh giá số lượng, chất lượng hồng cầu, bạch cầu xác định tình trạng viêm nhiễm.
  • Sinh thiết khớp: Giúp chẩn đoán các vấn đề về khớp tình trạng viêm, nhiễm trùng thông qua sự biến đổi màu sắc, độ nhờn của dịch khớp.

Phương pháp điều trị

Tùy vào dạng bệnh viêm khớp mà người mắc có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc tây y, đông y, vật lý trị liệu, phẫu thuật

Thuốc Tây y

Với mỗi triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng những loại thuốc khác nhau. Các loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau

Tuỳ thuộc vào tình trạng đau của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau theo mức độ tăng dần.

Với những trường hợp đau nhẹ và vừa, thường kê Paracetamol, hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Trường hợp đau tăng, có thể sử dụng kem bôi giảm đau tại chỗ như capsaicin và methyl salicylate, gel diclofenac,...

Trong trường hợp đau nặng, có thể bổ sung thêm thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid như codein. Tuy nhiên, đây là phương thuốc cuối cùng để giảm đau bởi các thuốc thuộc nhóm opioid có thể gây nghiện, táo bón và buồn ngủ.

  • Thuốc ức chế miễn dịch

Khi mắc viêm khớp dạng thấp, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc DMARD (thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh) trong giai đoạn đầu để làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sự tấn công vào các khớp.

Tuy nhiên, thuốc ức chế miễn dịch lại có một nhược điểm lớn là có thể khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm đường hô hấp trên, viêm phổi và nhiễm trùng đường tiết niệu.

  • Thuốc chống viêm

Trường hợp viêm nhẹ, có thể sử dụng thuốc chống viêm phi steroid (NSAIDS) nhưng cũng có trường hợp nặng hơn, cần sử dụng tới corticoid để giảm tình trạng viêm đau tại khớp hiệu quả.

Đem lại hiệu quả giảm đau và tiêu viêm nhanh chóng nhưng các thuốc tây y lại chỉ có tác dụng tạm thời. Mặt khác, hầu hết các thuốc tây đều tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tim mạch,... nhất là khi sử dụng trong thời gian dài.

Vật lý trị liệu

Ngoài sử dụng thuốc, các phương pháp vật lý trị liệu hỗ trợ như: châm cứu, điện châm, xoa bóp, bấm huyệt,... có thể khắc phục tình trạng đau nhức cho người bệnh.

Những phương pháp này không chỉ hạn chế đau nhức giữa các khớp xương mà còn giảm co thắt cơ, giảm nguy cơ biến dạng khớp. Từ đó, tăng cường khả năng vận động, di chuyển cho người bệnh, tăng cường lực ở các cơ xương khớp.

Mặc dù là phương pháp phụ trợ hữu hiệu nhưng vật lý trị liệu cũng khá tiêu tốn, và khi dừng trị liệu, những cơn đau sẽ quay trở lại.

Phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau và phục hồi vận động cho người bệnh
Phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau và phục hồi vận động cho người bệnh

Phẫu thuật

Trong trường hợp người bệnh bị viêm khớp mức độ nặng, đã sử dụng thuốc nhưng không mang lại tác dụng, sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Với thủ thuật này, người bệnh sẽ được thay thế các khớp xương cũ, các khớp bị viêm bằng khớp nhân tạo, thường được áp dụng với người bị viêm khớp hông hoặc đầu gối.

Trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp ở các ngón tay, ngón chân ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ tiến hành hợp nhất các khớp này lại với nhau. Các khớp của người bệnh sẽ được khóa lại cho đến khi tự lành và hợp nhất làm một.

Mặc dù là biện pháp khá hiệu quả nhưng người bệnh cũng cần cân nhắc kỹ bởi đây là biện pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Phòng tránh và lưu ý

Để phòng tránh viêm khớp cũng như giúp người bệnh mau phục hồi, có thể áp dụng một số lưu ý sau:

  • Tập thể dục thường xuyên với các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp như bơi lội, đi bộ, đạp xe.
  • Cân bằng làm việc với nghỉ ngơi, duy trì chế độ hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý để khớp và cơ bắp có điều kiện phục hồi.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thực phẩm tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn. Bổ sung thêm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chống viêm, nhiều vitamin D và canxi.
  • Cải thiện giấc ngủ để cơ thể phục hồi tốt nhất sau một ngày lao động vất vả
  • Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng hợp lý để hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp gối.
  • Tránh chấn thương để giảm tốc độ bào mòn của sụn khớp bằng cách mang thiết bị bảo hộ khi chơi thể thao, sử dụng kỹ thuật đúng khi nâng vác vật nặng,...

Viêm khớp là tình trạng phổ biến trong cộng đồng với nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống và sinh hoạt của bạn. Do vậy, khi gặp phải các dấu hiệu đau nhức xương khớp, cần thăm khám và điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của các lương y để mau chóng phục hồi và hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra.

Bài viết liên quan

Viêm khớp ngón tay cái có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng
Diện chẩn hiện được đưa vào điều trị nhiều bệnh lý trong đó có đau khớp gối
dau-khop-vai-trai-1
Bệnh viêm khớp gối phức tạp và ảnh hưởng không nhỏ đến vận động
trieu-chung-dau-khop-ngon-tay-ut.jpg
Đau khớp gối phản ánh tình trạng bất thường ở đâu gối, bệnh nhân không nên chủ quan
viem-dau-khop-co-tay-sau-sinh-1
cay-bang-gai-chua-viem-dau-khop-1
cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger