TỔNG QUAN VỀ BỆNH Viêm nấm âm đạo
Viêm nấm âm đạo là một bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Bệnh xảy ra khi âm hộ và âm đạo bị kích ứng, ngứa ngáy và tiết dịch dữ dội do nhiễm nấm. Hầu hết trường hợp đáp ứng tốt với điều trị. Nhiều tình trạng có thể xảy ra nếu nhiễm nấm nghiêm trọng và không được chữa.
Viêm nấm âm đạo là bệnh gì?
Viêm nấm âm đạo là một bệnh nhiễm trùng nấm men âm đạo, xảy ra khi có sự phát triển quá mức của nấm Candida. Bệnh gây kích ứng, ngứa, rát bỏng, tiết dịch ở âm đạo và các mô ở cửa âm đạo - âm hộ đồng thời làm thay đổi độ đặc của dịch tiết âm đạo.
Nấm âm đạo không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI). Tuy nhiên nguy cơ nhiễm nấm cao hơn ở những người mới quan hệ tình dục lần đầu và thường xuyên quan hệ, quan hệ tình dục bằng miệng - bộ phận sinh dục.
Hầu hết bệnh nhân có đáp ứng tốt với thuốc chống nấm, bệnh thường khỏi chỉ sau một đợt điều trị. Ở một số trường hợp, nhiễm nấm âm đạo kéo dài hoặc tái phát trên 4 lần/ năm. Những trường hợp này cần được điều trị tích cực và duy trì dùng thuốc.
Nguyên nhân gây bệnh
Tác nhân chủ yếu gây bệnh viêm nấm âm đạo là do sự phát triển quá mức của nấm Candida trong điều kiện mất cân bằng lợi khuẩn tại âm đạo. Lúc này, chúng sẽ dễ dàng tấn công niêm mạc âm đạo và gây ra các vùng viêm nhiễm.
Một số yếu tố thuận lợi giúp Candida phát triển thuận lợi và gây viêm nấm âm đạo thường là:
Hormone thay đổi khiến niêm mạc âm đạo bị ảnh hưởng, môi trường âm đạo sinh lý thay đổi, tạo điều kiện cho nấm bùng phát.
Uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài, nhất là kháng sinh điều trị bệnh lý nhiễm trùng sẽ vô tình triệt tiêu các lợi khuẩn có trong hệ vi sinh tại âm đạo. Điều này khiến cho nấm men tự do phát triển lấn át tại âm đạo và gây viêm.
Phụ nữ có hệ miễn dịch yếu thường khó kiểm soát được sự tăng sinh của nấm men và hại khuẩn âm đạo.
Lượng Glucose trong máu tăng cao làm tăng lượng đường tại màng nhầy âm đạo, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các tế bào nấm men và hại khuẩn âm đạo.
Phụ nữ có thể bị viêm nấm âm đạo nếu quan hệ với bạn tình có mầm bệnh.
Môi trường ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi. Phụ nữ mặc quần lót ẩm, khó thấm hút hoặc ngồi lâu dễ bị nấm hơn bình thường.
Đối tượng dễ mắc bệnh
Viêm nấm âm đạo có thể xảy ra trên hầu hết nữ giới ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh thường là:
- Phụ nữ mang thai, sau sinh hoặc đang sử dụng các dụng cụ trong tử cung (vòng tránh thai);
- Người bị đái tháo đường, suy giảm hệ miễn dịch;
- Người đang sử dụng kháng sinh phổ rộng, thuốc có thành phần Corticosteroid;
- Người có lối sống không lành mạnh, quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người, vệ sinh âm đạo sai cách.
Bệnh thường không gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Ngoài ra, những đối tượng đang áp dụng liệu pháp hormone toàn thân cũng ít khi gặp phải bệnh phụ khoa này.
Triệu chứng nhận biết
Sự phát triển quá mức của nấm Candida dẫn đến kích ứng và gây ra những triệu chứng khó chịu của viêm nấm âm đạo. Tùy theo mức độ nhiễm nấm và từng giai đoạn khác nhau, bệnh có thể biểu hiện thành các dấu hiệu từ nhẹ đến trung bình.
Những triệu chứng của bệnh viêm nấm âm đạo gồm:
- Có cảm giác ngứa ngáy và kích ứng ở âm đạo và âm hộ;
- Đỏ và sưng âm hộ;
- Phát ban âm đạo;
- Đau âm đạo;
- Có cảm giác nóng rát, thường rõ ràng hơn khi đi tiểu hoặc giao hợp;
- Dịch tiết âm đạo đặc, không mùi và màu trắng giống như phô mai;
- Chảy nước âm đạo;
- Xuất hiện vết cắt nhỏ hoặc vết nứt nhỏ trên da âm hộ.
Biến chứng nguy hiểm
Nhiễm trùng nấm men không thể tự khỏi. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp có đáp ứng với điều trị và không gặp biến chứng. Thông thường những triệu chứng sẽ mất đi trong khoảng từ 7-10 ngày dùng thuốc kháng nấm.
Nếu bị nhiễm nấm nhiều lần hoặc viêm nhiễm không được điều trị, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với những biến chứng dưới đây:
Những tổn thương mạn tính, kéo dài tại âm đạo và tử cung có thể là điều kiện cho bệnh ung thư phát triển.
Viêm nấm âm đạo kéo dài dễ lan rộng đến các cơ quan sinh sản như: Cổ tử cung, tử cung, vòi trứng… làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và suy giảm sinh lý nữ giới.
Mẹ bầu nhiễm nấm âm đạo có nguy cơ sảy thai và sinh non cao hơn bình thường. Khi sinh con thường, trẻ dễ nhiễm bào tử nấm, bệnh về đường mắt hoặc hô hấp.
Phương pháp điều trị
Tùy vào tình trạng hiện tại của người bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp nhất. Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý viêm nấm âm đạo khác nhau, trong đó phổ biến nhất là 3 phương pháp:
Điều trị tại nhà
Đây là giải pháp được nhiều chị em lựa chọn khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở vùng kín. Các cách điều trị tại nhà thường là mẹo dân gian, sử dụng nguyên liệu tự nhiên có tính kháng viêm, sát khuẩn, đơn giản và dễ áp dụng.
Một số biện pháp giúp tăng tốc độ phục hồi mà người bệnh có thể tham khảo là: Xông vùng kín với nước lá trầu không, chè xanh, vệ sinh bằng nước lá ổi, ăn tỏi, uống nước giấm táo…
Cách chữa này có tác dụng làm sạch khí hư, giảm ngứa và ức chế nấm cùng các vi khuẩn có hại tuy nhiên không phù hợp với các chị em bị viêm nấm âm đạo nặng. Vì chỉ giúp hỗ trợ điều trị nên người bệnh không nên lạm dụng phương pháp này để tránh bỏ lỡ thời điểm vàng đẩy lùi bệnh thành công.
Sử dụng thuốc Tây
Sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng viêm nhiễm do nấm và xác định được mức độ bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp.
Đối với trường hợp bệnh ở thể nhẹ hoặc trung bình, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh uống đặc hiệu để giảm ngứa, ngoài ra có thể dùng thêm kem hoặc gel bôi, thuốc đặt nấm Candida âm đạo nhằm kháng viêm và kháng khuẩn.
Một số loại thường thuốc thường được khuyến nghị gồm:
- Thuốc đặc trị đường uống: Itraconazole 100mg (Dùng trong 3-5 ngày, mỗi ngày 2 viên) hoặc Fluconazol 150mg (liều duy nhất);
- Thuốc đặt: Clotrimazol 100mg, Miconazole 100mg, Clotrimazole 500mg, Econazole 150mg - Dùng trong khoảng 5-7 ngày;
- Thuốc bôi rửa: Thuốc tím Gentian 0,5%, dung dịch Betadine, thuốc mỡ kháng nấm chứa Miconazole hoặc Clotrimazole.
Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu. Sau giai đoạn này, mẹ bầu được chỉ định điều trị bằng thuốc bôi, thuốc đặt nhằm đảo bảo an toàn cho sức khỏe thai nhi. Do đó, trong mọi người hợp, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, hạn chế tự ý mua và sử dụng thuốc sai cách.
Áp dụng phương pháp Đông y
Chữa viêm nấm âm đạo bằng Đông y cũng là biện pháp được đông đảo chị em tin tưởng lựa chọn hiện nay.
Liệu pháp này thường tập trung điều dưỡng từ bên trong, loại bỏ rối loạn tạng phủ, từ đó xử lý viêm nhiễm tận gốc. Nhờ cơ chế tác động toàn diện, thuốc giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể chống lại bệnh tật.
Các bài thuốc Đông y chủ yếu sử dụng thành phần dược liệu từ tự nhiên, có khả năng tác động sâu đến căn nguyên gây bệnh với độ an toàn và lành tính cao. Thuốc hạn chế được tác dụng phụ hơn so với Tây y nên được nhiều người bệnh tin dùng.
Tuy vậy, thuốc Đông y thường cho kết quả chậm nên chị em cần kiên trì sử dụng theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Biện pháp phòng ngừa viêm nấm âm đạo
Để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nấm âm đạo, chị em có thể thực hiện những bước dưới đây:
- Thường xuyên thay quần lót, giữ đáy quần lót khô ráo;
- Mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát;
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, không thụt rửa sâu vào âm đạo;
- Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ, không chứa chất tạo mùi thơm, có độ pH phù hợp;
- Không nên sử dụng những sản phẩm có mùi thơm, chẳng hạn như băng vệ sinh, sữa tắm tạo bọt và miếng lót hàng ngày có mùi thơm;
- Không nên ngâm mình trong bồn tắm nước nóng;
- Dùng chất bôi trơn tình dục gốc nước;
- Nếu bị tiểu đường, hãy giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường;
- Không mặc quần áo ẩm ướt trong thời gian dài, chẳng hạn như đồ tập thể dục và đồ bơi.
Bệnh viêm nấm âm đạo thường không quá nghiêm trọng, có thể khỏi sau một đợt dùng thuốc kháng nấm. Tuy nhiên một số trường hợp có nhiễm trùng dai dẳng hoặc tái phát nhiều lần, làm tăng nguy cơ phát triển biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất nên điều trị sớm và tuân thủ phác đồ chữa bệnh của bác sĩ chuyên khoa.