TỔNG QUAN VỀ BỆNH Rối loạn giấc ngủ

Một giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể có thời gian để tự chữa lành. Chính vì vậy, khi rối loạn giấc ngủ xuất hiện, cuộc sống và sức khỏe của người mắc bị đe dọa nghiêm trọng, trở nên khó tập trung, suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mắc bệnh,… Do đó, nếu không may bị rối loạn giấc ngủ, cần xác định rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.

Rối loạn giấc ngủ là gì?

Ngủ là một quá trình sinh học phức tạp. Hiểu một cách đơn giản, có 2 hormon chính tham gia vào việc kiểm soát chu kỳ giấc ngủ hàng ngày: melatonin giúp con người đi vào giấc ngủ và corticosteroid giúp cơ thể tỉnh táo. Trong đó, về đêm khi melatonin tăng, corticosteroid sẽ giảm dần và ngược lại khi trời sáng. Đó là lý do tại sao bạn có cảm giác buồn ngủ vào buổi tối, và giấc ngủ về đêm luôn dài hơn giấc ngủ ngày.

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng giấc ngủ của bạn bị xáo trộn bất thường về chất lượng, thời gian ngủ, thời gian vào giấc. Việc không ngủ đủ giấc, chất lượng giấc ngủ kém khiến cho sức khỏe thể chất, tinh thần, khả năng suy nghĩ và hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo Hiệp hội rối loạn giấc ngủ Hoa Kỳ, có tới hơn 100 loại rối loạn giấc ngủ khác nhau, phân loại dựa trên nguyên nhân, triệu chứng, tác động sinh lý, tâm lý và các tiêu chí khác. Nhưng chủ yếu thường gặp là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, hơi thở thay đổi khi ngủ, không tỉnh táo vào ban ngày, rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học, mộng du, cơ thể bồn chồn muốn vận động nên không ngủ được.

roi-loan-giac-ngu-6

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến là:

ho-ve-dem-gay-mat-ngu
Mắc bệnh

Dị ứng, nổi mề đay ngứa ngáy hay bị cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp gây ho, ngạt mũi là nguyên nhân dẫn tới chứng rối loạn giấc ngủ.

Bên cạnh đó, khi mắc các bệnh về tim mạch, bệnh phổi, bệnh dạ dày,... cũng sẽ khó đi vào giấc ngủ và khó ngủ sâu giấc.

tieu-dem-gay-kho-ngu
Đi tiểu thường xuyên

Uống nhiều nước trước khi đi ngủ dẫn tới việc tiểu đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Hiện tượng này cũng xuất hiện ở những người bị thận hư, thận yếu, mất cân bằng nội tiết tố hoặc gặp vấn đề về đường niệu khiến họ bị tiểu đêm.

Đau lưng về đêm
Cơn đau hành hạ

Với những trường hợp đau lưng, đau cơ, đau do viêm khớp, đau nửa đầu, đau bụng kinh... người mắc rất khó đi vào giấc ngủ. Thậm chí, nhiều trường hợp ngay cả khi đang ngủ, người bệnh có thể bị những cơn đau làm thức giấc. Ngược lại, rối loạn giấc ngủ cũng có thể khiến những cơn đau trở nặng hơn.

cang-thang
Căng thẳng

Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra lượng lớn corticosteroid khiến cơ thể trở nên tỉnh táo, dẫn tới tình trạng khó ngủ. Ngoài ra, lo lắng, căng thẳng còn khiến cho bạn có nguy cơ gặp ác mộng, mộng du, gián đoạn giấc ngủ.

thuoc-tri-phat-ban
Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc điều trị có thể gây rối loạn giấc ngủ, một số thuốc khiến bạn ngủ nhiều hơn so với mức bình thường như thuốc kháng histamin clorpheniramin,... Bên cạnh đó, cũng có một số thuốc khiến bạn khó ngủ như corticoid, thuốc chứa cafein,...

human DNA
Di truyền

Nhiều nghiên cứu cho thấy khi thành viên trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị ruột bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ thì nguy cơ mắc của bạn cũng sẽ cao hơn.

lam-viec-khuya-gay-mat-ngu
Làm việc ca đêm

Làm việc vào ca đêm, ngủ ngày có thể dẫn tới thay đổi trong nhịp giấc ngủ sinh học của bạn và gây ra những rối loạn nghiêm trọng.

Mat ngu lech mui gio
Lệch múi giờ

Khi bạn đi du lịch, công tác đến quốc gia có sự chênh lệch múi giờ với đất nước bạn đang sinh sống thì rối loạn giấc ngủ cũng có thể xuất hiện.

viem-dau-khop-nen-an-gi-kieng-gi-7
Sử dụng chất kích thích

Trước khi đi ngủ sử dụng những chất kích thích như cà phê, rượu, trà xanh,... cũng có thể khiến nhiều người gặp phải tình trạng mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ và rất mệt mỏi vào buổi sáng hôm sau.

thuc-khuya-gay-mat-ngu
Chế độ sinh hoạt kém lành mạnh

Thói quen sinh hoạt kém khoa học, thường xuyên thức đêm, ngủ ngày ở phần đông giới trẻ hiện nay cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới rối loạn giấc ngủ.

Đối tượng dễ bị rối loạn giấc ngủ

Ai cũng có thể gặp chứng rối loạn giấc ngủ nhưng căn bệnh này đặc biệt dễ xuất hiện trên những đối tượng sau:

  • Người đang mắc một hoặc một số bệnh nào đó.
  • Người thường xuyên gặp phải tình trạng căng thẳng, áp lực cao.
  • Người thường xuyên làm ca muộn, xoay ca thường xuyên
  • Có tiền sử rối loạn giấc ngủ trong gia đình.
  • Phụ nữ dễ bị rối loạn giấc ngủ hơn nam giới
  • Tuổi càng cao, chất lượng giấc ngủ của bạn càng suy giảm
  • Người có lối sống kém lành mạnh, thường xuyên sử dụng rượu bia, những chất kích thích ảnh hưởng đến não bộ.

Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ

Triệu chứng rối loạn giấc ngủ điển hình thường là khó ngủ vào ban đêm nhưng lại thường xuyên gà gật vào ban ngày. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng rối loạn giấc ngủ bạn đang mắc phải mà có thể xuất hiện những triệu chứng như:

  • Khó ngủ hoặc mất hơn 30 phút để có thể đi vào giấc ngủ
  • Ngáy, thở hổn hển hoặc ngừng thở khi đang ngủ.
  • Cảm giác bồn chồn chân tay, muốn được vận động trong khi đang bước vào giấc ngủ.
  • Thường xuyên bị thức giấc giữa đêm nhưng không ngủ lại được
  • Giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, dễ bị đánh thức bởi âm thanh bên ngoài.
  • Mộng du hay la hét, khóc lóc,... ngay cả khi đang ngủ
  • Giấc ngủ ngắn, tỉnh dậy sớm hơn bình thường
  • Cảm thấy tê liệt hoàn toàn ngay sau khi thức dậy

Vào ban ngày, một số triệu chứng rối loạn giấc ngủ rõ rệt khác mà bạn rất dễ gặp phải có thể gặp phải như:

  • Thường xuyên gà gật, đặc biệt khi đang làm việc, lái xe, trong cuộc họp.
  • Mệt mỏi, uể oải, cảm thấy cần được ngủ vào ban ngày.
  • Cáu kỉnh, lo lắng, tâm trạng thay đổi.
  • Suy giảm hiệu suất làm việc, học tập.
  • Thiếu tập trung
  • Tốc độ phản ứng chậm chạp, mất nhiều thông tin để tiếp nhận thông tin.

Biến chứng của rối loạn giấc ngủ

Nếu rối loạn giấc ngủ kéo dài trong thời gian dài mà không được cải thiện có thể dẫn tới nhiều biến chứng tiêu cực:

mat-ngu-lam-giam-hieu-suat-cong-viec
Giảm hiệu suất học tập, làm việc

Chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo khiến người bệnh khó tập trung vào công việc, học tập. Từ đó, giảm hiệu suất công việc và làm gia tăng thêm những áp lực với cơ thể.

ngu-khi-lai-xe
Nguy hiểm tới tính mạng

Những công việc đòi hỏi sự tập trung cao như thợ điện, công nhân làm việc trên cao, người lái xe,... nếu bị rối loạn giấc ngủ sẽ rất dễ gây ra tai nạn nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng của chính họ và những người xung quanh.

tram-cam-co-the-la-bien-chung-roi-loan-noi-tiet-to
Chán đời, tiêu cực, dễ trầm cảm

Thiếu ngủ trong thời gian dài khiến sức khỏe tinh thần suy giảm, có nguy cơ bị trầm cảm cao. Người bệnh cũng dễ thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt, bực bội. Nếu kéo dài, người bệnh có thể xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, chán nản, không muốn sống.

Cách chẩn đoán

Để chẩn đoán về tình trạng rối loạn giấc ngủ, các bác sĩ sẽ xem xét dựa trên các triệu chứng lâm sàng và kết quả của những xét nghiệm cận lâm sàng.

Chẩn đoán lâm sàng

Thăm hỏi về tiền sử bệnh của bạn, lối sống của bạn, thực phẩm sử dụng hàng ngày, những loại thuốc điều trị gần đây,... để xác định nguyên nhân gây bệnh

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ghi nhật ký giấc ngủ: thời điểm đi ngủ, thời điểm chìm vào giấc ngủ, thời điểm thức dậy mỗi ngày, các giấc ngủ ngắn trong ngày,... để xác định bệnh và mức độ mắc bệnh. 

Chẩn đoán cận lâm sàng

Một số xét nghiệm cận lâm sàng có thể sẽ được thực hiện như:

  • Đo đa ký giấc ngủ: Xét nghiệm này giúp đánh giá toàn bộ những chỉ số của cơ thể trong lúc ngủ như: nhịp tim, nhịp thở, nồng độ oxy, điện não, chuyển động mắt,... Đồng thời, xét nghiệm này cũng giúp theo dõi xem người mắc có bị hội chứng ngưng thở khi ngủ hay không.
  • Đo điện não đồ: Dựa trên các mẫu sóng não mà điện não đồ đã theo dõi và ghi chép lại, người ta sẽ phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn liên quan tới hoạt động điện đồ của não.
  • Đo độ trễ giấc ngủ: Phương pháp giúp xác định bạn có ngủ đủ giấc hay không, từ đó chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh.

Ngoài những xét nghiệm trên, tuỳ vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định thêm những biện pháp khác để xác định chính xác về tình trạng rối loạn giấc ngủ mà bạn đang gặp phải.

Phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ

Với những trường hợp rối loạn giấc ngủ thoáng qua rồi hết, chỉ cần điều chỉnh lại thói quen sống là bệnh sẽ tự khỏi. Nếu vấn đề về giấc ngủ xuất hiện do mắc một bệnh nào đó thì phải điều trị ổn định bệnh đó trước. Tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể điều trị bằng phương pháp tây y, đông y, liệu pháp bổ trợ, thực phẩm chức năng.

Thuốc tây y

Một số thuốc tây y có thể sẽ được kê đơn để hỗ trợ tình trạng rối loạn giấc ngủ như:

  • Thuốc kháng histamin: Các thuốc kháng histamin thế hệ 1 có khả năng gây ngủ vô cùng mạnh mẽ như: Clorpheniramin, Dimedrol,... Đặc biệt, những loại thuốc này đặc biệt phù hợp với những người bị mất ngủ do mề đay, mẩn ngứa, tổ đỉa, hắc lào,...
  • Thuốc bình thần: Diazepam, Rotunda, Clonazepam,... có khả năng  giúp bệnh nhân đi vào giấc ngủ gần như ngay tức khắc. Tuy nhiên, không dùng quá 3 ngày vì có thể khiến trí nhớ suy giảm và có thể gây ra tình trạng quen thuốc. 
  • Thuốc ngủ: Phenobarbital, Zolpidem,... là những thuốc ngủ mạnh, có thể gây nhờn thuốc nếu sử dụng nhiều. Do đó, không sử dụng thuốc trong trường hợp nặng hay khó ngủ ngắn.
  • Thuốc an thần kinh mới: Amisulpride, Olanzapine,... có thể giúp bệnh nhân ngủ sâu nhưng lại có nguy cơ tăng cân do kích thích cảm giác ngon miệng nếu sử dụng trong thời gian dài.
  • Thuốc chống trầm cảm: Mirtazapine, Clomipramine,... có thể được sử dụng khi mất ngủ kéo dài bởi cơ chế hoạt động của thuốc phù hợp với giấc ngủ. Tuy nhiên, thuốc lại có tác dụng phụ như táo bón, miệng khô, bí tiểu,...

Phần lớn các thuộc kể trên đều thuộc nhóm kiểm soát đặc biệt. Bởi những nguy cơ tới sức khoẻ mà chúng mang lại, thuốc chỉ được bán khi có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Thuốc đông y

Theo Đông y, rối loạn giấc ngủ xuất hiện do: tâm tỳ yếu gây thiếu huyết, thận âm suy kém, can đởm bốc hỏa, vị khí không điều hoà hay suy nhược cơ thể quá mức. Theo đó, các phương pháp điều trị cũng trực tiếp tác động vào căn nguyên vấn đề. Từ đó, giúp cơ thể lấy lại cân bằng và điều trị triệt để chứng mất ngủ.

>>> Xem thêm: Hết rối loạn giấc ngủ sau 2 tháng nhờ bài thuốc nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh

Liệu pháp bổ trợ

Ngoài việc dùng thuốc, một số liệu pháp bổ trợ cũng được hướng dẫn để giúp người mắc dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn. Một số liệu pháp thường được dùng như:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức
  • Liệu pháp ánh sáng
  • Sử dụng máy CPAP (áp lực đường thở liên tục) hoặc kích thích thần kinh để kiểm soát chứng ngưng thở. 

Ngoài ra, một số cách giúp thư giãn cơ thể, hỗ trợ giấc ngủ ngon có thể áp dụng tại nhà như:

  • Sử dụng thảo mộc để thư giãn, hỗ trợ ngủ ngon hơn.
  • Ngâm mình với nước ấm trước khi ngủ khoảng 30 phút.
  • Ngâm chân với nước ấm và muối hồng hoặc các loại thảo dược.
  • Massage cơ thể, tập trung phần đầu và cổ – vai – gáy để thư giãn, tăng lưu lượng máu lên não.

Những liệu pháp mang tính chất bổ trợ, giúp cải thiện giấc ngủ của bạn nhưng lại khá tốn thời gian khi áp dụng.

Cách massage giảm đau lưng

Thực phẩm chức năng

Một số loại thực phẩm chức năng chứa thành phần thảo dược hoặc melatonin để nâng cao chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, vì chỉ mang hiệu quả bổ trợ nên hiệu quả cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ không quá rõ rệt. Mặt khác, chi phí cho những sản phẩm này khá cao, lại cần sử dụng trong thời gian dài nên không phải là một phương án kinh tế cho người dùng.

Phòng tránh và lưu ý

Ngoài các phương pháp điều trị kể trên, mỗi người đều có thể phòng tránh tình trạng rối loạn giấc ngủ này bằng cách xây dựng cho mình những thói quen sau:

  • Tạo thói quen ngủ – thức vào một khung giờ nhất định
  • Tránh xa thiết bị điện tử trước khi ngủ tối thiểu 1 giờ
  • Tránh các yếu tố căng thẳng, gây kích thích thần kinh trước khi ngủ như: công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ, phim kinh dị, truyện ma,...
  • Duy trì cân nặng hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
  • Không dùng rượu bia; thuốc lá; thực phẩm nhiều đường, thực phẩm có chứa caffeine vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối
  • Hạn chế các món ăn nhiều chất béo, dầu mỡ khó tiêu trước ngủ.
  • Tập thể dục, vận động thường xuyên, có thể tập luyện bài tập phù hợp trước khi ngủ để tiêu hao năng lượng dư thừa, giúp đi vào giấc dễ dàng hơn.
  • Uống ít nước trước khi đi ngủ.

Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Nếu giấc ngủ của bạn đang gặp vấn đề, hãy tìm tới các đơn vị khám chữa bệnh uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger