Điều Trị Viêm Lộ Tuyến Bằng Lá Trầu Không Sao Cho Hiệu Quả? Tìm hiểu mẹo ngay!
Điều trị viêm lộ tuyến bằng lá trầu không được thực hiện như một mẹo tại nhà nhằm cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng cho những trường hợp mức độ viêm nhiễm nhẹ, vừa khởi phát.
Tác dụng của lá trầu không trong điều trị viêm lộ tuyến
Trong lá trầu không chứa rất nhiều thành phần, trong đó có hàm lượng cao polyphenol và chavicol. Đây là hai loại hoạt chất chính giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm và trùng roi, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm âm đạo nói chung, bao gồm viêm lộ tuyến.
Dưới đây là một số tác dụng chính của lá trầu không trong việc điều trị viêm lộ tuyến:
- Giảm đau: Nhờ tinh chất cineol và estradiol làm giảm đau tự nhiên, giảm ngứa ngáy, giảm tình trạng đau rát khi quan hệ tình dục,…
- Sát khuẩn: Polyphenol và chavicol có trong lá trầu có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của nấm hoặc virus gây viêm…
- Chữa lành các vết thương hở do viêm nhiễm gây ra: Nhờ chứa chất chống oxy hóa, làmiêu viêm, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và nhanh chóng chữa lành vết thương hở tại cổ tử cung.
Cũng chính bởi những tác dụng như vậy mà từ xa xưa, lá trầu đã được chị em sử dụng nhiều để chữa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
ĐỌC NGAY: Chữa viêm lộ tuyến bằng tỏi sao cho hiệu quả và khoa học? Tìm hiểu chi tiết
03 Cách chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không
1. Kết hợp lá trầu không và muối
Muối giúp sát trùng hiệu quả đối với vết thương hở do viêm nhiễm. Nên khi kết hợp với lá trầu không càng làm tăng hiệu quả cải thiện viêm lộ tuyến.
Xông hơi là cách làm đơn giản nhất, tinh chất của muối và lá trầu sẽ đi theo hơi nước vào âm đạo, từ đó phát huy tối đa tác dụng điều trị viêm nhiễm nấm ngứa.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một nắm 10 lá trầu không và 1 thìa muối.
- Rửa thật sạch lá trầu không với nước sạch.
- Sau đó cho lá trầu không đã rửa và thìa muối vào đun sôi với nước.
- Đun trong khoảng 15 phút.
- Để từ 3 – 5 phút cho nước nguội bớt. Cuối cùng chị em đem xông vùng kín.
2. Lá trầu kết hợp với húng quế
Với khả năng kháng khuẩn và chống nấm, chị em có thể sử dụng húng quế để điều trị viêm lộ tuyến tại nhà hiệu quả. Khi kết hợp với lá trầu sẽ giúp kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của nấm gây viêm lộ tuyến.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không và 10 lá húng quế, rửa sạch.
- Xay nhỏ lá trầu và húng quế, có thể thêm một chút nước.
- Tiến hành lọc lấy nước cốt và đem hòa với ấm nước cho loãng.
- Cuối cùng sử dụng dung dịch thu được để vệ sinh trực tiếp vùng kín.
3. Lá trầu không nguyên chất
Bên cạnh việc kết hợp lá trầu không với các thành phần khác, chị em cũng có thể lá trầu không nguyên chất để cải thiện các triệu chứng viêm lộ tuyến.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 5 – 10 lá trầu không tươi, đem rửa thật sạch và để ráo nước.
- Đem đun lá với khoảng 200 – 300ml nước lọc.
- Chờ nước sôi 10 đến 15 phút thì tắt bếp. Sau đó để cho nước nguội và tiến hành đem rửa vùng kín.
- Kiên trì thực hiện thói quen này 2 lần/tuần để đạt được hiệu quả trị bệnh.
Những lưu ý khi điều trị viêm lộ tuyến bằng lá trầu không
Để cách chữa viêm nhiễm bằng lá trầu không được phát huy hiệu quả, chị em cần chú ý:
- Cách chữa bệnh này chỉ phù hợp đối với các trường hợp bị viêm lộ tuyến nhẹ, vừa khởi phát.
- Tùy vào cơ địa của mỗi người mà những bài thuốc này sẽ mang lại hiệu quả nhất định.
- Đối với những người bệnh bị viêm lộ tuyến nặng thì không nên quá phụ thuộc vào cách điều trị này vì sẽ không đem lại hiệu quả.
- Lựa chọn lá trầu không tươi, sạch, không có thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, điều độ và nhiều rau xanh để cải thiện sức khỏe. Chị em cần hạn chế tiêu thụ nhiều đồ chiên rán và chất kích thích.
- Trong quá trình điều trị viêm lộ tuyến bằng lá trầu không, bạn nên kiêng quan hệ tình dục.
- Trong quá trình sử dụng nước lá trầu, bạn chú ý chỉ nên vệ sinh ở phía ngoài, tuyệt đối chị em không được thụt rửa sâu trong âm đạo.
- Sử dụng lá trầu để chữa bệnh không quá 3 lần/tuần. Việc lạm dụng hình thức điều trị này có thể khiến vùng kín khô, mất độ ẩm vốn có.
Chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không đem lại hiệu quả khá tốt trong việc cải thiện triệu chứng viêm nhiễm. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
THAM KHẢO THÊM
- Viêm lộ tuyến có nên đốt không? Những lưu ý khi đốt viêm lộ tuyến cần chú ý
- Dùng bao cao su khi bị viêm lộ tuyến có đảm bảo an toàn không? Tìm hiểu chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!