Viêm lộ tuyến có nên đốt không? Những lưu ý khi đốt viêm lộ tuyến cần chú ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Thị Đài Trang | Lĩnh vực khám chữa: Viêm lộ tuyến cổ tử cung Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm lộ tuyến có nên đốt không là một trong những câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác.

Đốt viêm lộ tuyến là gì? Viêm lộ tuyến có nên đốt không?

Đốt viêm lộ tuyến là phương pháp trị bệnh bằng cách dùng nhiệt tác động lên khu vực viêm nhiễm. Mục đích nhằm tiêu diệt và loại bỏ lớp tế bào viêm lộ tuyến, hạn chế tiết dịch âm đạo, cải thiện các triệu chứng liên quan. 

Viêm lộ tuyến có nên đốt không?
Viêm lộ tuyến có nên đốt không là thắc mắc chung của nhiều chị em hiện nay

Đốt viêm lộ tuyến có 2 loại:

  • Đốt điện: Sử dụng dòng điện cao áp để tiêu diệt vùng tổn thương ở niêm mạc.
  • Đốt laser: Sử dụng tia laser để đốt các tế bào gây viêm nhiễm. 

Tuy nhiên, chị em bị viêm lộ tuyến tử cung có nên đốt không? Câu trả lời là điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ viêm, triệu chứng… và đặc biệt là phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Ưu điểm của phương pháp này là có thể xử lý triệt ổ viêm lộ tuyến, ức chế sự phát triển của các tế bào nguy cơ phát triển thành ung thư cổ tử cung. Thời gian phục hồi nhanh chóng, không gây chảy máu hay đau đớn, không để lại sẹo xấu. 

Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp sau khi đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung mất rất nhiều thời gian hồi phục và tái phát bệnh. Do đó, chị em cần chú ý chăm sóc vùng kín kỹ lưỡng, sinh hoạt lành mạnh để giảm nguy cơ viêm nhiễm tái phát. 

XEM NGAY: TOP 09 thuốc đặt viêm lộ tuyến hiệu quả và an toàn nhất trên thị trường

Quá trình thực hiện đốt viêm lộ tuyến

Phương pháp đốt viêm lộ tuyến được tiến hành theo quy trình sau:

Trước khi tiến hành đốt viêm lộ tuyến, bác sĩ sẽ tiến hành nhiều xét nghiệm kiểm tra khác nhau
Trước khi tiến hành đốt viêm lộ tuyến, bác sĩ sẽ tiến hành nhiều xét nghiệm kiểm tra khác nhau

Giai đoạn chuẩn bị:

  • Làm các thủ thuật xét nghiệm trước khi tiến hành thủ thuật.
  • Kiểm tra mức độ dị ứng với các thành phần của thuốc gây tê cục bộ.
  • Trước thực hiện 8 tiếng, người bệnh không được sử dụng bất kỳ chất kích thích nào, bao gồm thuốc lá, đồ uống có cồn và hạn chế ăn uống.

Giai đoạn tiến hành:

  • Kiểm tra sơ bộ âm đạo, tiêm thuốc gây mê cục bộ vào cổ tử cung hoặc gây mê mê toàn thân.
  • Đưa đầu dò vào tử cung để loại bỏ viêm nhiễm.
  • Sau khi kết thúc tiểu phẫu, bạn chỉ cần nghỉ ngơi tại chỗ từ 2 – 3 tiếng là có thể về nhà. 

Lưu ý, sau khoảng 2 – 3 tuần, khi cổ tử cung bắt đầu lành dần có thể ra dịch âm đạo màu nâu. Nó chính là máu do vảy ở cổ tử cung tróc ra, hoàn toàn bình thường. 

Tuy nhiên, trường hợp dịch tiết âm đạo kéo dài kèm theo mùi tanh hôi nên đến bệnh viện xử lý ngay bởi đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng nhiễm trùng.

Đốt viêm lộ tuyến có đau không?

Ngoài câu hỏi viêm lộ tuyến có nên đốt không, nhiều chị em cũng thắc mắc khi thực hiện can thiệp ngoại khoa như vậy thì có đau không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, mức độ đau không cần quá lưu ý.

Bản chất của việc đốt viêm lộ tuyến là sử dụng dòng điện tần số cao để phá hủy tổn thương ở niêm mạc cổ tử cung. Do đó, người bệnh ít nhiều cũng sẽ phải trải qua đau đớn. Tuy nhiên, mức độ đau sẽ không giống nhau ở từng người.

ĐỌC NGAY: Tìm hiểu phương pháp chữa viêm lộ tuyến bằng LEEP và cách thực hiện chính xác nhất

Những điều cần lưu ý khi đốt viêm lộ tuyến

  • Vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng sau khi đốt viêm lộ tuyến để tránh gây nhiễm trùng cổ tử cung.
  • Chăm sóc đúng cách để tránh để lại sẹo về sau, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. 
  • Theo dõi và thăm khám bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để phòng ngừa tác dụng phụ.
  • Nên tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện và địa chỉ lớn, trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao để thực hiện đốt viêm nhiễm đạt hiệu quả tốt nhất. 

Vậy là bài viết trên đã giúp chị em trả lời câu hỏi: Viêm lộ tuyến có nên đốt không? Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có được đáp án tốt nhất cho mình, từ đó chọn lựa phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và an toàn nhất. 

THAM KHẢO THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger