Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh an toàn nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Thị Đài Trang | Lĩnh vực khám chữa: Viêm lộ tuyến cổ tử cung Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm lộ tuyến là căn bệnh viêm phụ khoa phổ biến ở nữ giới, trong đó có rất nhiều trường hợp bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm hay không? Ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi? 

Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung 

Bệnh viêm lộ tuyến thường xuất hiện do tình trạng viêm nhiễm tại cổ tử cung. Xảy ra do vi khuẩn xâm nhập sinh sôi và phát triển dẫn đến viêm nhiễm, tổn thương ở tử cung. Thậm chí lan rộng ra các cơ quan sinh sản khác.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung:

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách, thụt rửa sâu trong âm đạo, dùng sản phẩm chứa chất kích ứng; 
  • Phá thai hoặc sảy thai quá nhiều lần;
  • Môi trường âm đạo có sự thay đổi;
  • Quan hệ tình dục không an toàn;
  • Thay đổi nội tiết tố;

Dấu hiệu nhận biết phụ nữ mang thai bị viêm lộ tuyến

Căn bệnh này sẽ được các bác sĩ chia thành 3 cấp độ. Mỗi cấp độ sẽ có những biểu hiện và triệu chứng bệnh đặc trưng khác nhau.

  • Cấp độ 1: Vùng tổn thương nhỏ, dưới 1/3 kích thước và diện tích của bề mặt cổ tử cung. Không có quá nhiều triệu chứng rõ rệt, xuất hiện khí hư có màu vàng hoặc màu xanh, trắng đục, mùi hôi bất thường, ngứa ngáy âm đạo…
  • Cấp độ 2: Khu vực viêm nhiễm chiếm hơn nửa diện tích bề mặt cổ tử cung. Âm đạo sẽ bị sưng và lở loét, lẫn dịch mủ và chảy máu.
  • Cấp độ 3: Đây là giai đoạn viêm nhiễm nặng, vùng viêm nhiễm lan rộng, chiếm hơn 2/3 diện tích bề mặt của cổ tử cung. 

XEM NGAY: Viêm lộ tuyến 1cm do đâu? Cách chữa hiệu quả

Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung nếu không được điều trị sớm, phụ nữ mang thai có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Tổn thương lan rộng khắp bề mặt cổ tử cung, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai;
  • Gây viêm nhiễm nhau thai, trẻ sau khi sinh sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về da, mắt và đường hô hấp.
  • Tỉ lệ sinh non, thai ngoài dạ con, vỡ ối sớm và sảy thai rất cao.

Đối với giai đoạn đầu, mẹ bầu phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, trường hợp bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung ở cuối cấp độ 2 và 3, bác sĩ sẽ khuyên chị em sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Phương pháp điều trị nếu bị viêm lộ tuyến khi mang thai

1. Dùng thuốc Tây 

Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định các sản phẩm thuốc đặt nếu như viêm nhiễm ở giai đoạn đầu. Thuốc có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, nấm, vi rút để cân bằng độ pH trong âm đạo để từ đó giới hạn mức độ tổn thương.

Bà bầu tuyệt đối không được sử dụng thuốc Tây trị viêm lộ tuyến có chứa kháng sinh
Bà bầu tuyệt đối không được sử dụng thuốc Tây trị viêm lộ tuyến có chứa kháng sinh

Một vài loại thuốc bạn có thể tham khảo:

  • Thuốc Metromicon
  • Thuốc đặt điều trị viêm nhiễm Colposeptine
  • Viên đặt giúp bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung điều trị bệnh Megyna
  • Thuốc uống Polygynax
  • Thuốc đặt trị viêm phụ khoa Sadetabs
  • Thuốc điều trị viêm âm đạo Polidom

BẬT MÍ: TOP 08 thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung hiệu quả

2. Mẹo dân gian trị bệnh tại nhà

Các bài thuốc giúp chữa viêm lộ tuyến ở mẹ bầu một cách đơn giản và hiệu quả như sau:

Dùng lá trầu không

  • Chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không, rửa sạch với nước muối loãng.
  • Sau đó tiến hành vò nát và đun sôi trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Để nước cho vừa đủ ấm và dùng để rửa âm đạo trực tiếp.

Lá trà xanh:

  • Rửa sạch 1 nắm lá trầu xanh tươi với nước muối loãng.
  • Tiến hành đun sôi với 1 lít nước trong khoảng 30 – 45 phút.
  • Tiến hành xông hơi “âm đạo” khi nước còn ấm. Lưu ý chỉ xông khoảng 10 – 15 phút.

Cây ngải cứu:

  • Dùng lá ngải cứu đã được rửa sạch, thái nhỏ
  • Tiến hành đun sôi cùng 2 lít nước.
  • Tiến hành xông hơi vùng kín khi còn nóng.

3. Điều trị bằng thuốc Đông y

Bài thuốc số 1:

  • Chuẩn bị từ 3 – 5 gram lá trinh nữ hoàng cung tươi. Bạn có thể bổ sung thêm hoàng bá.
  • Rửa sạch với nước muối loãng và để ráo nước, chặt thành khúc ngắn.
  • Sau đó tiến hành sao vàng trên chảo hoặc phơi khô dưới nắng.
  • Mỗi ngày đun một lượng vừa đủ với khoảng 700ml nước, uống 2 – 3 lần/ ngày.

Bài thuốc số 2:

  • Tiến hành đun sắc hỗn hợp hoàng bá, tử thảo, thiên lý quang và hổ trượng.
  • Sử dụng 2 lít nước sạch và đun trong khoảng 45 phút – 1 tiếng.
  • Sau khi thuốc cạn, bạn lấy lượng nước thuốc thu được chia đều uống ngày 2 – 3 lần.

Phòng ngừa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở bà bầu

  • Lựa chọn những sản phẩm dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, có khả năng cân bằng độ pH của âm đạo.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 3 tháng/ lần.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng hay áp dụng các biện pháp dân gian không có cơ sở. 
  • Duy trì chế độ ăn dinh dưỡng đủ chất.
  • Thường xuyên thay đổi đồ lót trong ngày, đặc biệt là khi ở trong thai kỳ. 
  • Hạn chế quan hệ tình dục.
  • Nên điều trị triệt để các bệnh liên quan đến âm đạo trước khi quyết định mang thai.

Trên đây là những thông tin chi tiết về vấn đề bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, chị em đã có thể biết cách phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. 

THAM KHẢO THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger