Cắt amidan kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau lành vết thương?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm amidan Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Cắt amidan kiêng ăn gì và nên ăn gì là vấn đề quan trọng, bệnh nhân nào cũng nên tìm hiểu để xây dựng được chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp vết thương mau lành. Người bệnh nên kiêng ăn đồ cứng hoặc các món nóng lạnh quá mức, đồng thời tích cực bổ sung rau xanh, trái cây tươi và các thực phẩm giàu protein để mau phục hồi sau ca phẫu thuật.

Cắt amidan kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm có thể tác động xấu đến vết mổ và làm tổn thương lâu lành, thậm chí bị chảy máu. Để mau chóng hồi phục, người mới làm phẫu thuật cắt amidan nên kiêng ăn các thực phẩm sau:

1. Hạt sấy khô 

Bình thường, các loại hạt sấy khô rất tốt cho sức khỏe vì chúng chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên, chúng không được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục sau cắt amidan.

Cắt amidan kiêng ăn gì
Người mới làm phẫu thuật cắt amidan nên kiêng ăn các loại hạt sấy khô để tránh gây tác động mạnh đến vết mổ

Do có độ khô và cứng, người bệnh có thể gặp khó khăn và bị đau khi nhai nuốt các loại hạt như hạnh nhân, mắc ca, hạt dẻ hay hạt óc chó… Tốt nhất, bệnh nhân nên kiêng nhóm thực phẩm này cho đến khi tổn thương hồi phục hoàn toàn hoặc sử dụng chúng dưới hình thức sữa hạt để bổ sung dinh dưỡng và hạn chế tối đa tác động xấu lên cổ họng.

2. Thực phẩm cứng

Người mới cắt amidan nên kiêng tuyệt đối các thức ăn cứng, đặc biệt là trong 10 ngày đầu sau phẫu thuật. Bao gồm mía, bánh mì sấy, bánh quy, xương hay bỏng ngô.

Khi nuốt qua cổ họng, các thực phẩm này có thể ma sát trực tiếp vào vết cắt và khiến tổn thương vốn đang trong quá trình liền da lại bị trầy xước, rách hoặc chảy máu. Hơn nữa, một số thực phẩm cứng như mía cũng cần hoạt động cơ hàm mạnh để nhai nát nên có thể tác động xấu đến quá trình hồi phục vết mổ.

3. Cắt amidan nên kiêng ăn đồ chua

Các thực phẩm chứa nhiều axit như xoài xanh, chanh, quýt, dưa muối chua, giấm hay các món nộm, gỏi đều không được khuyến khích sử dụng cho người mới cắt amidan. Khi tiếp xúc với vùng tổn thương, axit trong thức ăn có thể gây cảm giác bỏng xót, đau rát cổ họng hoặc nghiêm trọng hơn là khiến vết mổ bị loét.

4. Thức ăn còn quá nóng

Theo kinh nghiệm dân gian, người mới làm phẫu thuật nên dùng thức ăn khi còn nóng sẽ tốt hơn cho cơ thể. Tuy nhiên, các trường hợp cắt amidan hoặc mới làm phẫu thuật ở hầu họng thì không nên ăn đồ quá nóng ngay sau khi vừa nấu xong.

Lúc này, cổ họng đang bị tổn thương nên rất dễ bị kích thích dưới tác động của nhiệt độ cao. Nghiêm trọng hơn có thể khiến bệnh nhân bị bỏng. Tốt nhất, người nhà nên đợi thức ăn nguội hẳn hoặc còn hơi âm ấm hãy cho bệnh nhân dùng.

5. Các món cay

Nếu đang thắc mắc “cắt amidan kiêng ăn gì?” thì người chăm sóc nên lưu ngay các món cay vào danh sách các thức ăn bệnh nhân cần tránh xa. Sử dụng các món ăn chứa nhiều tiêu, ớt, mù tạt hay các loại gia vị cay khác có thể gây đau rát cổ họng dữ dạo.

Mới cắt amidan xong nên kiêng gì
Nếu đang trong quá trình hồi phục sau cắt amidan, bệnh nhân nên kiêng ăn đồ cay, nóng

Hơn nữa, ăn nhiều đồ cay còn làm tăng thân nhiệt. Điều này không chỉ khiến bệnh nhân khó chịu mà còn ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết mổ.

XEM THÊM: Phương pháp cắt amidan bằng dao plasma và chi phí thực hiện

6. Thức ăn quá lạnh

Không chỉ đồ nóng mà những thức ăn quá lạnh cũng không tốt cho bệnh nhân sau cắt amidan. Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh từ nước đá, kem hay các món ăn lạnh khác một cách đột ngột, vết mổ có thể bị bỏng nhiệt dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hơn.

Thêm vào đó, việc sử dụng đồ lạnh còn làm tăng nặng cơn ho, kéo dài thời gian hồi phục bệnh.

7. Thức ăn được tẩm ướp nhiều gia vị

Các món ăn như thịt nướng, cà ri gà, bò sốt vang… đều được tẩm ướp khá nhiều gia vị. Chúng có thể gây kích thích niêm mạc họng, đặc biệt là vùng tổn thương và khiến người bệnh khó chịu. Tốt nhất, bệnh nhân nên ăn các món thanh đạm hơn cho dễ tiêu hóa mà không ảnh hưởng đến vùng tổn thương.

8. Cắt amidan nên kiêng ăn các món nhiều dầu mỡ

Đồ chiên, thức ăn nhanh, các món xào, nội tạng động vật,… là những món ăn chứa nhiều chất béo không lành mạnh. Chúng làm tăng lượng mỡ trong máu và ảnh hưởng đến quá trình đem dưỡng chất cùng với oxy đến nuôi dưỡng, chữa lành các mô bị tổn thương ở cổ họng.

Cắt amidan nên kiêng ăn các món nhiều dầu mỡ
Các thức ăn nhiều dầu mỡ có thể tăng tiết đờm nhầy và khiến vết mổ sưng viêm nghiêm trọng hơn

Ngoài ra, việc sử dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ khi mới cắt amidan còn đem đến một số tác hại như:

  • Kích thích tiết đờm ở cổ họng và kích thích cơn ho.
  • Làm tăng phản ứng viêm, khiến vết mổ bị sưng viêm kéo dài.
  • Gây đầy bụng, khó tiêu, khiến bệnh nhân khó chịu.

9. Thức ăn sống, chín tái

Người mới làm phẫu thuật cắt amidan cũng được khuyên nên kiêng ăn đồ sống hoặc các món tái, chưa được nấu chín hoàn toàn. Chúng có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng nên tiềm ẩn nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ rất cao.

Ngoài ra, việc sử dụng các món ăn sống còn dễ gây đau bụng, tiêu chảy, không tốt cho sức khỏe người bệnh.

TÌM HIỂU NGAY: Sau khi cắt amidan có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Những vấn đề khác cần kiêng khi cắt amidan

Ngoài việc tìm hiểu kỹ cắt amidan kiêng ăn gì, người bệnh cũng cần kiêng cữ một số vấn đề khác trong sinh hoạt hàng ngày. Bao gồm:

  • Kiêng uống bia, rượu
  • Không hút thuốc lá
  • Tránh dùng cà phê, đồ uống có gas
  • Không nói to, la hét, khạc nhổ.
  • Tránh làm việc nặng nhọc, hoạt động thể chất mạnh
  • Không thức khuya 
  • Hạn chế lo lắng, căng thẳng quá mức.
người mới cắt amidan nên kiêng hút thuốc lá
Bệnh nhân nên kiêng hút thuốc lá sau khi làm phẫu thuật cắt amidan

Cắt amidan nên ăn gì để vết thương mau lành?

Sau khi cắt amidan xong, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm dễ nuốt, dễ tiêu hóa và chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho quá trình phục hồi sức khỏe. Bao gồm:

1. Cháo, súp, bún, phở

Đặc điểm chung của các món ăn này là khá mềm, loãng, không phải dùng nhiều sức khi nhau và rất dễ nuốt. Chúng sẽ giúp bệnh nhân tránh được tác động mạnh lên vết mổ, đồng thời đảm bảo dung nạp đủ lượng thức ăn cần thiết để bổ sung năng lượng và tái tạo tổn thương.

2. Trái cây tươi

Trừ các loại hoa quả chua, bệnh nhân có thể cân nhắc bổ sung những quả khác vào trong thực đơn hàng ngày dưới dạng ăn trực tiếp, uống sinh tố hoặc nước ép không lạnh.

Chất xơ trong trái cây sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa và đào thảo độc tố. Trong khi đó, nguồn vitamin và khoáng chất phong phú từ hoa quả sẽ giúp cải thiện sức đề kháng và làm tăng tốc độ chữa lành vết cắt amidan.

3. Mới cắt amidan xong nên ăn nhiều rau củ

Rau củ là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của bệnh nhân sau mổ cắt amidan. Các loại rau xanh như rau dền, mồng tơi, rau đay,… không chỉ dễ nuốt mà còn đặc biệt giàu chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ kháng viêm, giảm sưng đau họng.

Cùng với đó, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại củ quả như bầu, bí đỏ, khoai lang, bí xanh hay khoai tây để hầm canh hoặc thêm vào súp, cháo. Chúng sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu chất xơ hòa tan cũng các khoáng tố thiết yếu, tạo điều kiện để bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

4. Cơm nhão

Từ ngày thứ 10 sau mổ, bệnh nhân có thể tập ăn cơm nhão trở lại. Chú ý nhai nuốt một cách từ từ, nhẹ nhàng. Tránh ăn cơm khô hoặc cơm chiên. 

cắt amidan nên ăn gì
Sau cắt amidan khoảng 10 ngày, người bệnh có thể ăn cơm nhão để bổ sung đầy đủ năng lượng cho cơ thể

5. Cắt amidan nên ăn các thực phẩm giàu protein

Protein ngoài chức năng chuyển hóa thành năng lượng còn tham gia vào quá trình tái tạo, xây dựng tế bào mới. Do vậy, bổ sung đầy đủ protein sẽ giúp vết mổ nhanh hồi phục hơn.

Nguồn cung cấp protein tốt nhất cho người bệnh là từ thịt nạc, các loại đậu, cá béo hay nấm… Đối với thịt nạc, người nhà nên băm nhỏ và nấu chín mềm để bệnh nhân dễ nuốt.

6. Thức ăn giàu kẽm

Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch. Người mới cắt amidan xong nên được chú trọng bổ sung chất này để cải thiện sức đề kháng, giảm mệt mỏi và hỗ trợ cơ thể phục hồi vết mổ nhanh hơn.

Để bổ sung kẽm, người nhà có thể cho bệnh nhân uống sữa hạt, ăn lòng đỏ trứng, đậu nành, khoai lang, sữa chua, bơ hoặc nấm,… Thận trọng khi ăn các động vật có vỏ (tôm, cua, hàu) bởi mặc dù chứa nhiều kẽm nhưng chúng lại dễ gây dị ứng, ngứa họng.

Nắm rõ cắt amidan kiêng ăn gì và nên bổ sung gì chính là bước đầu tiên và quan trọng của kế hoạch phục hồi sau phẫu thuật. Ngoài việc tăng cường các thực phẩm có lợi, người bệnh nên kết hợp uống nhiều nước, có chế độ nghỉ ngơi và vận động hợp lý để tổn thương nhanh lành.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger