TỔNG QUAN VỀ BỆNH Gout

Gout là bệnh lý mãn tính khó điều trị dứt điểm. Để tránh biến chứng xảy ra người bệnh nên chủ động thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Sau đây là thông tin cơ bản về bệnh cần nắm rõ.

Bệnh Gout là gì?

Bệnh gút (gout) là một loại viêm khớp do sự lắng đọng những tinh thể axit uric trong khớp. Bệnh khiến các khớp ảnh hưởng sưng nóng, đỏ, mềm kèm theo những cơn đau đột ngột và nghiêm trọng, thường xảy ra tại khớp ở gốc ngón chân cái.

Bệnh chỉ ảnh hưởng đến 1 khớp trong thời gian đầu. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có thể xuất hiện ở những khớp khác. Bao gồm các khớp ở bàn chân, cổ chân, đầu gối, cổ tay, bàn tay, khuỷu tay.

Các triệu chứng thường kéo dài trong vòng 5 - 7 ngày. Sau đó những dấu hiệu viêm giảm dần cho đến khi khớp hoàn toàn bình thường (hết cơn gút). Những cơn gút cấp dễ tái phát với khoảng cách gần hoặc rất xa.

benh-gout-la-gi

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh gút xảy ra khi những tinh thể urat lắng đọng trong khớp và mô xung quanh. Điều này thường do mất cân bằng giữa quá trình sản xuất và đào thải khiến nồng độ axit uric tăng cao trong máu.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút:

benh-gout-2
Chế độ ăn uống

Thường xuyên tiêu thụ nhiều thịt đỏ, động vật có vỏ, đồ uống chứa fructose (đường trái cây) có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Nguy cơ mắc bệnh cũng tăng cao ở những người thường xuyên lạm dụng rượu.

benh-gout-3
Thừa cân

Bệnh gút thường gặp ở những người thừa cân béo phì. Cân nặng dư thừa khiến cơ thể sản xuất nhiều axit uric hơn. Điều làm làm tăng áp lực và khiến thận khó khăn trong việc đào thải axit uric.

benh-gout-6
Do mắc các bệnh lý khác

Một số tình trạng sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, bao gồm: Huyết áp cao, bệnh thận, bệnh tim, hội chứng chuyển hóa, bệnh tiểu đường, béo phì.

benh-gout-7
Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Các thuốc kiểm soát tăng huyết áp (thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc lợi tiểu thiazide), Aspirin liều thấp có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao.

benh-gout-5
Tiền sử gia đình

Những người có tiền sử gia đình bị gout sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

benh-gout-4
Phẫu thuật hoặc chấn thương

Một cuộc phẫu thuật lớn hoặc chấn thương nghiêm trọng có thể gây ra những đợt tấn công của gút

Đối tượng dễ bị gout

Gout không chỉ là bệnh của "người giàu" như trước đây, bệnh có thể tấn công bất cứ độ tuổi nào. Trong đó những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là:

  • Người có thói quen ăn hải sản, nội tạng, chất đạm thường xuyên
  • Người mắc bệnh thận, suy thận
  • Người mắc bệnh về tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông máu...
  • Người béo phì, thừa cân
  • Người nghiện rượu trong thời gian dài

Triệu chứng của bệnh gout

Dưới đây là những triệu chứng và biểu hiện thường gặp của bệnh gút:

  • Cơn đau thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, chủ yếu xảy ra ở khớp gốc ngón chân cái.
  • Cơn đau đột ngột, đau dữ dội xảy ra nhiều vào ban đêm
  • Khớp ngón chân cái bị sưng tấy đỏ, nóng ran, căng bóng
  • Mức độ đau tăng theo thời gian, khi va chạm
  • Hạn chế khả năng cử động
  • Xuất hiện các u cục trắng (hạt tophi) dưới da
  • Viêm loét, nhiễm trùng

Biến chứng do gout gây ra

Bệnh gout tiến triển rất nhanh và tiềm ẩn những biến chứng nghiêm trọng. Nhẹ thì ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nặng có thể đe dọa đến tính mạng.

benh-gout-8-min
Biến dạng khớp

Bệnh kéo dài tình trạng viêm sưng ngày càng nghiêm trọng, các hạt tophi mọc ngày một nhiều khiến khớp bị biến dạng tạo thành những u cục to như quả ổi.

benh-gout-9
Nhiễm khuẩn

Gout càng nặng, hạt tophi càng to khi vỡ ra nếu không được vệ sinh, bảo vệ đúng cách khiến vi khuẩn xâm nhập vào khớp nặng hơn gây nhiễm trùng máu.

benh-gout-10-min
Ảnh hưởng đến thận

Các tinh thể muối urat không đào thải hết có thể tích tụ tại thận làm suy giảm chức năng, tăng nguy cơ bị ứ nước, viêm kẽ thận, sỏi thận hoặc suy thận

benh-gout-11-min
Ảnh hưởng đến tim mạch

Gout có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đau tim bất thường do tinh thể urat tích tụ lâu ngày, hình thành các cục máu đông.

benh-gout-13-min
Tăng nguy cơ đột quỵ tai biến

Tinh thể muối urat có thể xâm nhập, lắng đọng tại lòng mạch máu, cản trở quá trình lưu thông, làm tổn thương đến hệ mạch, tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến.

benh-gout-12-min
Mất khả năng vận động

Tình trạng viêm sưng gout lâu dần gây mòn, mất sụn, khớp bị phá hủy hoàn toàn. Khả năng vận động kém linh hoạt dần tê liệt, tàn phế.

Chẩn đoán bệnh gout

Để xác định bệnh gout, hiện bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.

Chẩn đoán lâm sàng

Thông qua việc tìm hiểu tiền sử, quan sát dấu hiệu bên ngoài:

  • Hỏi về các triệu chứng mà người bệnh gặp phải
  • Kiểm tra các vị trí bị viêm sưng gout
  • Khai thác tiền sử gia đình có ai bị gout trước đó
  • Tìm hiểu về các bệnh lý đang mắc, loại thuốc đang sử dụng
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh

Chẩn đoán cận lâm sàng

Thông qua các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này được chỉ định để kiểm tra sự tăng lên của axit uric trong máu. Khi bị gút, nồng độ acid uric máu thường tăng > 420 µmol/l. Tuy nhiên nhiều trường hợp có cơn gút cấp ngay cả khi acid uric máu ở mức bình thường.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Chất lỏng từ khớp được lấy ra để xác định sự có mặt của các tinh thể urat dưới kính hiển vi.
  • Chụp ảnh X-quang: Trong giai đoạn đầu của gút, X-quang khớp cho kết quả bình thường, được dùng để chẩn đoán những dạng viêm khớp khác. Trong giai đoạn tiến triển, X-quang có thể cho thấy hình ảnh khuyết xương hình hốc, tình trạng hẹp khớp.
  • Siêu âm: Sóng âm thanh được sử dụng để phát hiện nhanh những tinh thể urat trong khớp.
  • Chụp cắt lớp vi tính năng lượng kép (DECT): Hình ảnh được chụp từ nhiều góc độ khác nhau giúp hình dung nốt tophi hoặc những tinh thể urat trong khớp.

Phương pháp điều trị bệnh gout

Gout tuy không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng việc can thiệp sớm, đúng cách sẽ giúp kiểm soát các đợt viêm đau, ngăn ngừa biến chứng xảy ra. 

Nguyên tắc điều trị:

  • Điều trị viêm khớp trong những cơn gút cấp
  • Điều trị dự phòng tái phát
  • Kiểm soát nồng độ acid uric dưới 320 µmol/l (50 mg/l) khi gút có hạt tô phi và dưới 360 µmol/l (60 mg/l) ở những trường hợp chưa có hạt tophi
  • Dự phòng lắng đọng urat.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc thường được sử dụng để điều trị đợt bùng phát của bệnh gút và ngăn những đợt tấn công trong tương lai. Những loại thuốc thường được sử dụng gồm: Thuốc giảm đau gout cấp, nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc Corticosteroid, thuốc hạ acid uric máu, thuốc chống thoái hóa khớp

Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định. Không dùng thuốc hạ acid uric máu cho bệnh nhân tăng acid uric máu không triệu chứng.

Cách chữa gout tại nhà

Một trong những cách hỗ trợ điều trị, kiểm soát tình trạng gout đã và đang được nhiều người thực hiện, bác sĩ khuyến khích chính là các cách chữa đơn giản tại nhà. Chẳng hạn:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Uống nhiều nước, ăn món từ đậu xanh, tăng cường hoa quả, hạn chế nội tạng, hải sản, thịt chó...
  • Thay đổi lối sống: Tập luyện thể dục thể thao, giảm cân, nghỉ ngơi hợp lý, thăm khám định kỳ
  • Sử dụng mẹo dân gian: Áp dụng các mẹo kết hợp trầu không và nước dừa; lá tía tô; lá vối...

Tuy nhiên để hiệu quả người bệnh nên kết hợp các cách chữa tại nhà này với thuốc đặc trị để ngừa tái phát.

Điều trị ngoại khoa

Bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi khi:

  • Gút kèm theo biến chứng loét
  • Hạt tophi có kích thước lớn làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng vận động
  • Bội nhiễm hạt tophi

Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ các u cục này, cũng như vết loét, bội nhiễm nếu có. Dựa trên mức độ tổn thương, vị trí mà bác sĩ đưa ra hướng phẫu thuật phù hợp. 

Y học cổ truyền

Giải pháp điều trị gout bằng đông y giúp loại bỏ tận gốc tác nhân gây bệnh, ổn định nồng độ acid uric đồng thời tăng cường vận động, bảo vệ khớp gout. Hiện phương pháp này đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người bệnh.

Ngoài hiệu quả, điều trị gout bằng thuốc đông y cũng an toàn, ít tác dụng phụ hơn so với các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên để đạt được kết quả người bệnh phải kiên trì sử dụng trong một thời gian dài, kết hợp điều chỉnh ăn uống, tập luyện.

Phòng ngừa bệnh

Những biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút:

  • Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, tập thể dục đều đặn, tránh hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động.
  • Điều trị tốt những tình trạng sức khỏe có thể gây bệnh gout thứ phát. Chẳng hạn như suy thận, những bệnh lý chuyển hóa...
  • Tránh dùng kéo dài những loại thuốc có thể bùng phát cơn gút cấp.
  • Giảm tiêu thụ những loại thực phẩm chứa nhiều purin và chất béo. Nên ăn uống lành mạnh và ăn nhiều rau xanh.
  • Không lạm dụng rượu bia.
  • Tránh thừa cân béo phì.

Bệnh gút là một trong những dạng viêm khớp thường gặp nhất, có diễn biến phức tạp, triệu chứng nặng nề và dễ gây biến chứng nghiêm trọng. Bệnh thường được điều trị bằng thuốc. Cần tuân thủ chỉ định và liều dùng thuốc của bác sĩ để sớm khắc phục bệnh và ngăn những đợt tái phát trong tương lai.

Bài viết liên quan

bien-chung-benh-gout-thumb
Liệu trình cao gout Đỗ Minh
benh-nhan-gout-do-minh-duong-hoang1
benh-nhan-gout-do-minh-duong-thuy1
bai-thuoc-gout-do-minh
cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger