Tiền mãn kinh là giai đoạn mà chị em nào cũng phải trải qua. Nhưng trong giai đoạn ấy, không phải ai cũng có thể chịu đựng được những triệu chứng nặng nề xuất hiện do thay đổi nội tiết. Hiểu rõ về tiền mãn kinh cũng như những vấn đề mà nó mang đến sẽ giúp phái đẹp chuẩn bị sẵn tâm lý cùng với những biện pháp ứng phó hiệu quả để có thể nhẹ nhàng hơn khi bước qua giai đoạn kinh hoàng này.
Tiền mãn kinh là gì?
Tiền mãn kinh là giai đoạn chuẩn bị trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ. Thông thường, tuổi mãn kinh rơi vào khoảng 45-55 tuổi. Do đó, giai đoạn tiền mãn kinh sẽ xuất hiện trước đó, thường khi vừa bước qua tuổi 40. Nhưng một số phụ nữ có thể cảm nhận những thay đổi ở giữa tuổi 30.
Giai đoạn tiền mãn kinh bắt đầu khi hệ trục vàng Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng suy giảm hoạt động. Kết quả, bộ 3 nội tiết tố trong cơ thể: estrogen, progesteron, testosteron đều giảm tiết. Theo đó, hàng loạt các vấn đề sinh lý xuất hiện như giảm kinh nguyệt, bốc hỏa, khó ngủ, khô âm đạo,... hay khó kiểm soát được cảm xúc, dễ cáu gắt, bực tức, thậm chí là trầm cảm.
Mỗi người sẽ gặp tiền mãn kinh ở một thời điểm khác nhau trong đời với những triệu chứng không giống nhau. Nhưng có điểm chung là đều khá nặng nề và không dễ vượt qua.
Nguyên nhân gây tiền mãn kinh sớm
Nguyên nhân chính dẫn tới tiền mãn kinh là sự sụt giảm của các hormone sinh dục nữ như estrogen, progesterone trong cơ thể. Đặc biệt, sự sụt giảm đột ngột của estrogen chính là nguyên nhân khiến tiền mãn kinh không dễ trải qua. Một số yếu tố có thể kích hoạt tình trạng tiền mãn kinh mạnh mẽ hơn so với bình thường như:
Người ta nhận thấy so với những phụ nữ không hút thuốc, người sử dụng thuốc lá sẽ có thời kỳ tiền mãn kinh sớm hơn bình thường từ 1-2 năm.
Những người có mẹ hoặc bà có trải qua giai đoạn tiền mãn kinh sớm thì họ cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự.
Mãn kinh sớm có thể xuất hiện ở những người điều trị ung thư bằng hoá trị, xạ trị, đặc biệt là ở vùng chậu.
Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ tử cung không bỏ buồng trứng không ảnh hưởng nhiều việc sản xuất estrogen. Tuy nhiên, việc phẫu thuật lại khiến tiền mãn kinh tới sớm hơn so với bình thường. Ngoài ra, nếu cắt bỏ một buồng trứng thì bên còn lại cũng có thể dừng hoạt động sớm hơn dự kiến.
Đối tượng dễ mắc tiền mãn kinh sớm
Tiền mãn kinh là một quá trình sinh học diễn ra ở phụ nữ trong khoảng từ 40-45 tuổi. Tuy nhiên, một số đối tượng sau có nguy cơ gặp phải tiền mãn kinh sớm như:
- Do di truyền trong gia đình.
- Người có lối sống thiếu khoa học
- Người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích như rượu, bia
- Người có chỉ số khối BMI thấp.
- Người ăn uống thiếu chất dinh dưỡng và lười tập luyện
- Người bị khiếm khuyết nhiễm sắc thể
- Mắc phải bệnh tự miễn, hệ miễn dịch tấn công vào buồng trứng.
- Người điều trị ung thư, hóa xạ trị
Triệu chứng tiền mãn kinh
Cùng với sự sụt giảm của nội tiết tố, hàng loạt các triệu chứng tiền mãn kinh sẽ xuất hiện như:
- Rối loạn chu kỳ kinh: Kinh nguyệt có thể dài hoặc ngắn hơn, lượng kinh cũng có thể nhiều lên hoặc ít hơn. Nếu kinh nguyệt lệch hơn 7 ngày bạn đang trong giai đoạn tiền mãn kinh sớm. Nếu kinh nguyệt lệch hơn 60 ngày, có khả năng bạn đang ở giai đoạn tiền mãn kinh muộn.
- Bốc hỏa: Triệu chứng buồn bực, khó chịu trong người mà không có cách nào giải tỏa. Đặc biệt, vào buổi tối, những cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm có thể khiến chị em khó ngủ.
- Mất ngủ: Ngủ không sâu giấc, đang ngủ bị tỉnh lại giữa chừng là tình trạng mà nhiều chị em gặp phải. Có nhiều trường hợp, chị em phụ nữ chỉ ngủ có khoảng 3-4h mỗi ngày trong suốt thời gian dài.
- Thay đổi tâm trạng: Những cơn bốc hỏa, mất ngủ khiến chị em thường xuyên trong trạng thái tồi tệ. Do đó, họ rất dễ cáu gắt, tâm trạng thay đổi thất thường, thậm chí có nguy cơ trầm cảm bởi những ý nghĩ tiêu cực xuất hiện
- Thay đổi trên da: Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, lượng collagen dưới da sụt giảm khiến da mặt trở nên khô, nhăn nheo, chảy xệ. Những vết đồi mồi, nám, tàn nhang lần lượt xuất hiện khiến nhan sắc của chị em bị sụt giảm.
- Tóc: Sự biến đổi của nội tiết tố cũng khiến mái tóc có sự thay đổi. Chị em có thể cảm nhận rõ mái tóc của bản thân trở nên khô xơ, thiếu sức sống và rất dễ gãy rụng.
- Khô âm đạo: Nồng độ estrogen giảm làm các mô âm đạo mất khả năng bôi trơn và đàn hồi. Kết quả là khiến việc giao hợp trở nên đau đớn, phái đẹp giảm dần ham muốn tình dục.
- Viêm đường niệu: Sự sụt giảm estrogen cũng làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm đường niệu, góp phần gây ra chứng tiểu không tự chủ.
- Giảm dần khả năng sinh sản: Khi quá trình rụng trứng không đều, khả năng thụ thai giảm. Nếu vẫn có kinh nguyệt thì vẫn có khả năng mang thai. Tuy nhiên, thai nhi khó được nuôi dưỡng tốt như trong độ tuổi sinh sản.
- Mất xương: Khi estrogen giảm, sẽ làm giảm lượng canxi được đưa vào xương cũng như tăng thoát canxi vào máu một cách nhanh chóng. Từ đó, gia tăng nguy cơ loãng xương - một căn bệnh khiến xương trở nên giòn, dễ gãy.
- Thay đổi mức cholesterol: Nồng độ estrogen giảm có thể dẫn tới những thay đổi bất thường về mức cholesterol trong máu. Cụ thể, làm gia tăng lượng cholesterol xấu và làm giảm lượng cholesterol tốt cho cơ thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Tăng cân: Sự thay đổi hormone có thể khiến cân nặng gia tăng bất thường, khiến chị em trở nên béo, mập hơn so với trước. Đặc biệt, lượng mỡ quanh eo gia tăng, cơ bắp sụt giảm.
Biến chứng tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh là một giai đoạn kéo dài, thường là từ 2-3 năm. Tuy nhiên, nhiều chị em đã phải sống chung với căn bệnh này suốt 7-8 năm, thậm chí là 10 năm. Những rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn này nếu không được khắc phục, chị em có thể phải chịu đựng nhiều vấn đề về sức khỏe như:
Sự sụt giảm estrogen có thể khiến cho âm đạo bị khô, ít dịch dẫn tới chứng đau rát, khó chịu ở vùng kín. Chính sự thay đổi về lượng dịch, pH âm đạo khiến cho vi khuẩn tại đây có điều kiện thuận lợi để xâm nhập, gây viêm nhiễm. Lâu dần, có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung, buồng trứng,...
Tỷ lệ loãng xương khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh ở phụ nữ khá cao. Ngoài ra, nguy cơ mắc chứng khô khớp, đau nhức xương khớp, giòn xương dễ gãy,... cũng gia tăng khi lượng estrogen sụt giảm.
Nguy cơ tim mạch gia tăng khi lượng hormone sinh dục nữ giảm. Cùng với sự gia tăng dự trữ mỡ nội tạng, thành mạch không được bảo vệ. Kết quả là gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, cao huyết áp,...
Cách chẩn đoán tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh là một quá trình chuyển đổi dần dần trong một thời gian rất dài, nhiều năm. Do đó, để chẩn đoán tiền mãn kinh, không thể chỉ dựa trên những xét nghiệm đơn lẻ nào. Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên kết quả tổng hợp những triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
Chẩn đoán lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi về tuổi tác, tiền sử kinh nguyệt trong khoảng thời gian gần đây về: số ngày trong chu kỳ, số ngày kinh, lượng máu kinh,...
Khai thác về những triệu chứng hay thay đổi mà cơ thể đang gặp phải như mất ngủ, thay đổi tính khí, bốc hỏa, nóng trong người, khô âm đạo,... và tần suất của những triệu chứng này.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ hormon kích thích nang trứng FSH và estrogen. Thường trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ FSH tăng còn estrogen giảm.
Xét nghiệm máu kiểm tra hormone kích thích tuyến giáp (TSH): Đây là xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt tiền mãn kinh với bệnh tuyến giáp bởi cùng chung những triệu chứng tương tự.
Phương pháp điều trị tiền mãn kinh
Sau khi đã xác định được chị em đã bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hay chưa, các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp và an toàn.
Thuốc tây y
Để điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh, một số thuốc tây y thường được kê đơn như:
- Liệu pháp hormone: Sử dụng estrogen dạng viên uống, miếng dán ngoài da, dạng xịt, gel hoặc kem để giảm bốc hỏa, đổ mồ hôi và các triệu chứng tiền mãn kinh khác.
- Estrogen âm đạo: Đưa trực tiếp estrogen vào âm đạo thông qua vòng, viên đạt hoặc kem bôi. Phương pháp này giúp giảm thiểu tình trạng khô âm đạo, khó chịu khi giao hợp.
- Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm giúp kiểm soát các cơn bốc hỏa, nóng giận cũng như những suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh.
- Một số thuốc khác: Tùy thuộc vào tình trạng mà người bệnh gặp phải mà bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc khác cho phù hợp. Ví dụ: gabapentin để giảm chứng đau nửa đầu, bốc hỏa, canxi và vitamin D3 trong trường hợp có hiện tượng loãng xương,...
Mặc dù các loại thuốc tây y mang lại hiệu quả nhanh nhưng lại có thể mang đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm với sức khỏe. Do vậy, chị em không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Thực phẩm chức năng
Để hạn chế những tác hại với sức khỏe, thay vì sử dụng thuốc tây y, chị em sử dụng những thực phẩm chức năng được giới thiệu có tác dụng hồi xuân. Những sản phẩm này thường chứa các phytoestrogen (estrogen có nguồn gốc thực vật), khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành estrogen tương tự chất nội sinh nên không phá vỡ cân bằng hormone trong cơ thể.
Chính vì vậy, việc bổ sung Phytoestrogen có thể giúp giảm thiểu các cơn bốc hoả, ngăn ngừa tình trạng loãng xương, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Tuy nhiên, đây lại là biện pháp “KHÔNG THAY THẾ THUỐC CHỮA BỆNH”, mang tính chất tạm thời, phải sử dụng trong thời gian dài mới thấy hiệu quả. Hơn nữa, việc bổ sung Phytoestrogen cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, bởi khi sử dụng với liều lượng cao, hoạt chất này cũng có thể gây biến đổi ở buồng trứng, gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Phòng tránh và lưu ý
Tiền mãn kinh là một giai đoạn sinh học mà phụ nữ đều phải trải qua do đó, không thể ngăn chặn hoàn toàn. Tuy nhiên, một số biện pháp sau có thể giúp phái đẹp trải qua giai đoạn tiền mãn kinh nhẹ nhàng hơn:
- Bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất đạm bởi đây là thành phần chính tạo nên enzym và một vài nội tiết tố khác.
- Bổ sung thêm thực phẩm giàu omega 3 trong chế độ ăn để cải thiện các triệu chứng như bốc hỏa, lo âu và mất ngủ.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi như rau xanh, hoa quả và đậu nành. Những loại thực phẩm này không chỉ cung cấp canxi mà còn giúp tăng cường chất chống oxy hóa, giảm đau nhức cơ thể và một số biểu hiện khác trong giai đoạn tiền mãn kinh.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E, B và K,...
- Uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể, giúp làn da được dưỡng ẩm tối đa, hạn chế khô da, nám và tàn nhang.
- Tránh các loại thực phẩm chế biến có nhiều muối, đường và dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn.
- Tránh ăn đồ cay nóng, vì nó có thể làm tăng tình trạng bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm.
- Tránh sử dụng các loại đồ uống chứa cồn và chất kích thích, thuốc lá.
- Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày từ 30-40 phút để cải thiện tuần hoàn máu và hoạt động trơn tru của cơ quan trong cơ thể.
- Đảm bảo có đủ giấc ngủ, tinh thần vui vẻ và thoải mái. Hạn chế thức khuya và làm việc quá sức.
- Giữ cân nặng ổn định, tránh tăng hoặc giảm đột ngột.
Tiền mãn kinh mang đến cho chị em nhiều phiền toái trong một giai đoạn dài. Để sẵn sàng đối mặt với tiền mãn kinh hay hạn chế những triệu chứng trong giai đoạn này, chị em cần liên hệ với các chuyên gia y tế để có các biện pháp dự phòng và điều trị kịp thời, đúng cách.
Nếu bạn không muốn áp dụng phương pháp tây y, hay đã sử dụng thực phẩm chức năng nhưng không cải thiện, hãy liên hệ với lương y của chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm bài thuốc Nội tiết gia truyền 150 năm ứng dụng.