Sưng amidan nhưng không đau là tình trạng gì? Cách xử lý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm amidan Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Hiện tượng sưng amidan nhưng không đau có thể xuất phát từ những nguyên nhân thông thường hoặc là biểu hiện của bệnh lý. Bạn nên thăm khám để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả ung thư amidan.

Sưng amidan nhưng không đau là bệnh gì?

Sưng amidan là triệu chứng thường gặp khi bị viêm amidan. Sự tấn công của vi khuẩn, virus khiến các khối amidan bị viêm nhiễm, sưng đỏ, phù nề. Khi bị nhiễm trùng, bệnh nhân còn xuất hiện các triệu chứng khác như đau rát họng, sốt, khó nuốt, khàn giọng, khô họng, ho, mệt mỏi,…

Tuy nhiên, một số bệnh nhân lại có biểu hiện sưng amidan nhưng không đau. Do không có cảm giác khó chịu nên nhiều người vẫn sinh hoạt bình thường, không có ý định thăm khám để tìm ra nguyên nhân và tiến hành điều trị khi cần. Sự chủ quan này có thể khiến họ phải đối mặt với nhiều mối nguy hại về mặt sức khỏe, bao gồm cả ung thư.

Sưng amidan nhưng không đau
Sưng amidan nhưng không đau có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe

Vậy sưng amidan nhưng không đau là bị gì? Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý sau:

1. Phì đại amidan

Phì đại amidan là biến chứng thường gặp khi viêm amidan tái phát nhiều lần. Ngoài ra, việc tiếp xúc liên tục với các chất kích thích như khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, axit từ dạ dày trào ngược lên trên cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.

Điểm đặc trưng của phì đại amidan đó chính là tình trạng sưng to bất thường của các khối amidan nằm sau thành họng. Bệnh nhân có thể không thấy đau nhưng lại có cảm giác đầy họng, luôn thấy vướng víu trong cổ họng và gặp khó khăn khi nuốt thức ăn.

Bên cạnh tình trạng sưng amidan nhưng không đau, một số triệu chứng khác có thể xảy ra khi bị viêm amidan phì đại như:

  • Hôi miệng kéo dài
  • Khó thở, thở bằng miệng
  • Phát ra tiếng ngáy to khi ngủ
  • Ngừng thở khi ngủ
  • Ăn uống không ngon miệng, khó tăng cân
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Có thể cảm thấy buồn nôn amidan bị kích thích khi nuốt thức ăn.

Sưng amidan nhưng không đau do amidan phì đại có nguy hiểm không?

Dù không gây đau nhưng amidan sưng to quá mức có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống, hô hấp và làm giảm chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Nghiêm trọng hơn, một số bệnh nhân có thể bị ngừng thở trong lúc ngủ gây đe dọa đến tính mạng. Do vậy, việc chẩn đoán và điều trị viêm amidan phì đại sớm là điều cần thiết.

XEM THÊMViêm amidan phì đại ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Cách trị

2. Ung thư amidan

Sưng amidan nhưng không đau cũng có thể là triệu chứng cảnh báo ung thư amidan. Bệnh nhân nên đề phòng với căn bệnh này nếu xuất hiện kèm theo các dấu hiệu khác như:

  • Nổi bướu hoặc sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Nhai nuốt thức ăn khó khăn
  • Có cảm giác vướng víu trong họng
  • Nhai nuốt thức ăn khó khăn. Khi nuốt giống như bị hóc xương cá
  • Amidan 2 bên sưng to với kích thước không đều nhau.
  • Cân nặng giảm dần không rõ nguyên nhân
  • Ho khạc ra máu.
  • Triệu chứng trong giai đoạn muộn: Cứng đơ hàm, khó há miệng, đau lưng, ho nhiều và kéo dài, đau nhức trong xương,…

Ung thư amidan là một căn bệnh hiếm gặp và ảnh hưởng nhiều hơn đến người lớn tuổi. Các trường hợp bị viêm họng, viêm amidan mãn tính hoặc nghiện hút thuốc lá cũng nên đề phòng với căn bệnh này.

nguyên nhân Sưng amidan nhưng không đau
Ung thư amidan có thể gây sưng amidan nhưng không đau

Bị sưng amidan nhưng không đau trong trường hợp bị ung thư amidan nguy hiểm thế nào?

Không chỉ gây tốn kém thời gian và chi phí điều trị, ung thư amidan còn khiến bệnh nhân bị suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến tuổi thọ của bệnh nhân.

Tùy theo thời điểm phát hiện và điều trị ung thư amidan mà tiên lượng sống của bệnh nhân sẽ khác nhau. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với những người mắc căn bệnh này là 66%. Trường hợp được phát hiện ở giai đoạn muộn, các tế bào ung thư đã di căn thì quá trình điều trị chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ cơn đau và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

TÌM HIỂU THÊMViêm amidan mãn tính có gây ung thư không? Bạn nên biết

3. Sưng amidan nhưng không đau do dị ứng

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị sưng amidan do dị ứng. Tình trạng này xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng mạnh mẽ để chống lại các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Quá trình này sẽ giải phóng nhiều histamin và kích hoạt phản ứng viêm bùng phát ở amidan, cổ họng hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Trường hợp bị dị ứng nhẹ, bệnh nhân có thể bị sưng amidan nhưng không đau hoặc ít đau. Ngược lại, tình trạng dị ứng nghiêm trọng có thể gây ra nhiều triệu chứng khác như:

  • Co thắt đường thở, khó thở
  • Thở khò khè
  • Khàn giọng
  • Môi, lưỡi bị sưng
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Đau bụng.
  • Mạch đập nhanh
  • Nổi mề đay, phát ban
  • Tim đập nhanh
  • Mất ý thức.

Bị dị ứng có nguy hiểm không?

Ở mức độ nghiêm trọng, dị ứng có thể gây sốc phản vệ khiến amidan và đường hô hấp sưng to, phù nề, tắc nghẽn dẫn đến khó thở. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong cao.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị sưng amidan nhưng không đau

Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý, triệu chứng sưng amidan nhưng không đau có thể xảy ra khi gặp các yếu tố thuận lợi như:

  • Vệ sinh răng miệng, đánh chải răng không sạch. Điều này dẫn đến sự hình thành của mảng bám trên thân răng – môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển. Chúng có thể tấn công vào amidan và khiến bộ phận này bị sưng to.
  • Thời tiết lạnh và khô hanh khiến amidan dễ bị kích ứng, tổn thương.
  • Khả năng miễn dịch yếu, hoạt động kém hiệu quả khi các tác nhân gây bệnh tấn công vào cơ thể.
  • Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, không khí ô nhiễm, hóa chất hay các chất kích thích khác dẫn đến dị ứng, sưng viêm amidan.
  • Nghiện hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động.
hút thuốc lá gây sưng amidan nhưng không đau
Chất độc trong khói thuốc lá có thể gây kích thích niêm mạc họng và dẫn đến sưng amidan nhưng không đau

Sưng amidan nhưng không đau có cần chữa không?

Trường hợp bị nhiễm virus hoặc dị ứng nhẹ, triệu chứng sưng amidan có thể thuyên giảm dần và tự khỏi sau vài ngày đến một tuần mà không cần can thiệp điều trị. Bệnh nhân cần tránh xa các tác nhân gây kích thích, uống nhiều nước ấm, ăn các món dễ nuốt và nghỉ ngơi nhiều để sức khỏe nhanh hồi phục.

Đối với các trường hợp bị sưng amidan do bệnh lý hoặc dị ứng nặng, dù không có cảm giác đau đớn nhưng bệnh nhân cũng cần điều trị tích cực để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Chẩn đoán sưng amidan nhưng không đau

Để xác định chính xác nguyên nhân khiến amidan bị sưng nhưng không đau và lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định một số xét nghiệm cần thiết. Bao gồm:

– Thăm khám lâm sàng:

  • Kiểm tra, đánh giá mức độ sưng, màu sắc hay hình dạng của khối amidan
  • Kết hợp thăm khám tai – mũi – họng để phát hiện các nguyên nhân và vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
  • Bác sĩ trao đổi với bệnh nhân về các triệu chứng khác đi kèm nếu có, thời điểm amidan bắt đầu bị sưng, thói quen hút thuốc lá hay tiền sử sức khỏe.

– Chẩn đoán cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm công thức máu
  • Kiểm tra các mô lấy từ amidan bị sưng dưới kính hiển vi.
  • Chụp X-quang, MRI, chụp cắt lớp phát xạ positron, sinh thiết hạch nếu nghi ngờ mắc ung thư

Cách xử lý khi bị sưng amidan nhưng không đau

Tình trạng sưng amidan nhưng không đau có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Cụ thể như sau:

1. Sử dụng thuốc trị sưng amidan

Tùy theo nguyên nhân khiến amidan bị sưng và các triệu chứng đi kèm, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng do vi khuẩn: Liệu trình điều trị thường kéo dài từ 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn. Mỗi loại thuốc kháng sinh sẽ có quy định về mức thời gian quy định tối thiểu và liều lượng sử dụng. Bệnh nhân cần uống thuốc đủ ngày dù tình trạng sưng viêm amidan đã thuyên giảm.
  • Thuốc kháng histamin: Giúp chống dị ứng và giảm nhẹ các triệu chứng liên quan. Nhóm thuốc này có thể gây cảm giác buồn ngủ, khô miệng. Bệnh nhân không nên tự lái xe hoặc điều khiển máy móc, thiết bị sau khi uống thuốc.
  • Thuốc chứa corticosteroid: Các thuốc chứa corticosteroid được kê đơn nhằm mục đích kháng viêm bằng cách ức chế phản ứng quá mức của hệ miễn dịch, qua đó cải thiện tình trạng sưng amidan cùng các triệu chứng khác do dị ứng gây ra.
  • Thuốc hóa trị: Bệnh nhân bị ung thư amidan giai đoạn cuối thường được hóa trị để giảm nhẹ triệu chứng bệnh.
thuốc điều trị sưng amidan nhưng không đau
Tình trạng sưng amidan nhưng không đau có thể được cải thiện sau khi dùng thuốc

2. Điều trị sưng amidan nhưng không đau bằng ngoại khoa

Phẫu thuật là sự lựa chọn cần thiết đối với các trường hợp bị phì đại amidan nặng hoặc ung thư amidan ở những giai đoạn đầu:

– Phẫu thuật phì đại amidan:

Bệnh nhân bị amidan phì đại thường được chỉ định phẫu thuật cắt amidan khi amidan sưng to kéo dài và gây cản trở đường ăn uống, đường thở, khiến bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ. Quá trình phẫu thuật được thực hiện sau khi bệnh nhân được gây mê toàn thân.

Cùng với khối amidan bị sưng, bác sĩ có thể cắt bỏ hai tuyến adenoid nằm sau mũi. Nếu có sức khỏe tốt, bệnh nhân có thể được cho phép xuất viện về chăm sóc tại nhà ngay trong ngày phẫu thuật.

– Phẫu thuật ung thư amidan:

Phẫu thuật được chỉ định cho những bệnh nhân ung thư amidan giai đoạn đầu. Ca mổ được thực hiện nhằm mục đích cắt bỏ khối u và các mô ác tính lân cận. Việc phẫu thuật sẽ trở nên khó khăn khi các tế bào ung thư đã di căn hoặc lan rộng.

Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được kết hợp cùng với xạ trị nhằm đảm bảo chắc chắn các tế bào ung thư bị tiêu diệt sạch. Quá trình điều trị có thể gây tổn thương cho vùng hầu họng và dây thanh âm, khiến bệnh nhân bị thay đổi giọng nói.

THÔNG TIN THÊMCác phương pháp phẫu thuật cắt amidan được áp dụng hiện nay

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khi bị sưng amidan nhưng không đau

Để tránh bị đau và sưng amidan nghiêm trọng hơn, người bệnh cần chú ý:

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc để cơ thể bớt mệt mỏi và hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
  • Uống nhiều nước để làm loãng đờm, giảm khô họng và ngăn ngừa kích ứng ở amidan. Ưu tiên uống nước ấm và các loại nước ép trái cây nguyên chất không đá. Kiêng dùng nước lạnh khiến amidan bị kích ứng, bỏng nhiệt và sưng to hơn.
  • Tránh tiếp xúc với chất gây kích ứng.
  • Sử dụng các thức ăn mềm, dễ nuốt, không cay. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, protein dễ tiêu, kẽm để có sức đề kháng tốt hơn. 
  • Tránh ăn đồ lạnh và các thực phẩm cứng như kẹo, bánh mì sấy, bánh quy giòn. 
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt là các vùng mũi, cổ, họng.
  • Ngậm nước muối hoặc súc họng hàng ngày với các dung dịch sát khuẩn, giúp hỗ trợ giảm sưng amidan.
  • Tập thể dục đều đặn để nâng cao thể chất. Chú ý lựa chọn các bài tập phù hợp, vừa sức.
  • Đeo khẩu trang để bảo vệ vùng mũi miệng mỗi khi đi ra ngoài, giúp ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn cùng chất có hại trong không khí xâm nhập vào họng.
  • Kiêng hút thuốc lá và không uống bia rượu, nhất là khi đang sử dụng thuốc điều trị bệnh.

Tình trạng sưng amidan nhưng không đau thường xảy ra khi bị dị ứng, phì đại amidan hoặc ung thư amidan. Vì vậy, bệnh nhân không nên chủ quan. Hãy đi khám để tìm ra chính xác nguyên nhân và có cách khắc phục phù hợp ngay khi gặp phải triệu chứng này.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger