Viêm âm đạo khi mang thai: Cách nhận biết và chữa trị an toàn, “một đi không trở lại”

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Thị Đài Trang | Lĩnh vực khám chữa: Viêm âm đạo Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm âm đạo khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em phụ nữ, nhất là những người lần đầu làm mẹ chưa hiểu rõ sự nguy hiểm của căn bệnh này. 

Viêm âm đạo khi mang thai và dấu hiệu nhận biết

Viêm âm đạo là tình trạng nhiễm trùng cơ quan sinh dục ở phụ nữ, do sự xâm nhập của nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, virus… Tình trạng này khá nguy hiểm, có thể ảnh hưởng lớn đến thai kỳ, sự phát triển của thai nhi nếu không điều trị thời.

Viêm âm đạo khi mang thai
Viêm âm đạo khi mang thai là căn bệnh phụ khoa rất phổ biến

Triệu chứng viêm âm đạo khi mang thai gần giống với rất nhiều bệnh phụ khoa thông thường khác. Bao gồm:

  • Dịch âm đạo tiết nhiều
  • Khí hư chuyển từ màu trắng sữa sang màu nâu hoặc xanh, có kèm theo bọt hoặc bám thành từng mảng trắng ở quần lót.
  • Khí hư có mùi tanh hôi 
  • Cơ thể nóng ran, vã mồ hôi khi ngủ.
  • Âm hộ đau rát khi quan hệ, tiểu tiện.
  • Vùng kín ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu 
  • Niêm mạc âm đạo sưng tấy, đỏ, nổi mụn nước li ti.

Nguyên nhân gây viêm âm đạo khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo khi mang thai như:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn
  • Nhiễm nấm men, thường là nấm Candida albicans
  • Viêm âm đạo do Trichomonas
  • Viêm âm đạo do mắc bệnh lậu (Neisseria Gonorrhoeae)
  • Rối loạn nội tiết do ảnh hưởng từ việc mang thai
  • Vệ sinh vùng kín sai cách
  • Sức đề kháng yếu

XEM THÊM: Viêm Âm Đạo Do Tạp Khuẩn Điều Trị Và Phòng Ngừa Như Thế Nào Hiệu Quả?

Phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo có nguy hiểm không?

Viêm âm đạo gây ra nhiều biến chứng khó lường cho cả mẹ và thai nhi nếu không điều trị kịp thời: 

Viêm âm đạo khi mang thai
Mẹ bầu bị viêm nhiễm âm đạo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi

Đối với thai nhi

  • Trong 3 tháng đầu mang thai, viêm âm đạo hoàn toàn có thể dẫn tới sảy thai do các vi khuẩn, nấm gây nhiễm trùng màng ối, khiến khả năng bám dính vào thành tử cung của thai nhi kém đi.
  • Ở giai đoạn sau, viêm nhiễm nghiêm trọng khiến hệ miễn dịch kém, trẻ chào đời sẽ chậm phát triển, còi xương và biếng ăn.
  • Nguy hiểm nhất là trong trường hợp mẹ bầu sinh thường. Trong quá trình vỡ ối, trẻ dễ bị nhiễm vi khuẩn và nấm từ mẹ, tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về da và mắt.

Đối với mẹ bầu

Những triệu chứng khi mắc bệnh gây khó chịu, bất tiện trong cuộc sống hàng ngày của mẹ bầu. Ảnh hưởng tâm trạng, tinh thần, lo lắng quá mức ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm: Dấu Hiệu Viêm Âm Đạo Sau Sinh Và Cách Trị An Toàn, Hiệu Quả

1. Dùng thuốc Tây

Thông thường, đối với trường hợp chị em đang mang thai, bác sĩ sẽ ưu tiên dùng thuốc dạng viên đặt hoặc thuốc bôi tại chỗ để cải thiện mức độ viêm. 

  • Miconazol dạng đặt âm đạo: Loại thuốc này hấp thụ kém qua da và ruột non, an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Thuốc cũng có dạng kem bôi trực tiếp tại âm đạo 2%.
  • Clotrimazole dạng đặt âm đạo: Loại thuốc này phù hợp dùng cho bà bầu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Kem bôi âm đạo Clotrimazol loại 2% cũng có thể được chỉ định dùng trong khoảng 1 – 2 tuần.
Viêm âm đạo khi mang thai
Bà bầu dùng thuốc trị viêm âm đạo cần có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn

Việc sử dụng thuốc trị viêm âm đạo khi mang thai cần hết sức thận trọng, phải có chỉ định của bác sĩ để tránh gây tác dụng phụ có hại cho sự phát triển của thai nhi.

2. Áp dụng các mẹo tại nhà

Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, tiện lợi, dễ áp dụng và không gây hại cho sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, chỉ phù hợp với những trường hợp bị viêm mức độ nhẹ.

Lá ngải cứu: Làm thuyên giảm các cơn đau bụng kinh, tiêu viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa nấm và vi trùng lan rộng.

  • Đun sôi lá ngải cứu tươi 15 phút.
  • Sử dụng nước còn hơi nóng để xông vùng kín, nước đã nguội để rửa trực tiếp âm đạo.
  • Kiên trì sử dụng khoảng 2 – 3 lần/ tuần.

Lá húng quế: Sát khuẩn, kháng viêm, tạo ra lớp bảo vệ trước sự xâm nhập của hại khuẩn.

  • Rửa sạch một nắm lá húng quế, giã nát.
  • Đun sôi cả phần bã và nước cốt.
  • Thực hiện thoa nước cốt lên vùng kín, đợi trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Dùng khăn khô thấm đều.

BẬT MÍ: TOP 13 cách chữa viêm âm đạo tại nhà hiệu quả nhanh

3. Chữa theo bằng Đông y

Các bài thuốc Đông y thường kết hợp từ những loại thảo dược lành tính, không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngược lại, chúng vừa có khả năng tiêu diệt nấm ngứa lại vừa giúp dưỡng thai.

Một số bài thuốc Đông y bạn có thể tham khảo:

  • Bài thuốc uống từ cây trinh nữ hoàng cung.
  • Bài thuốc chữa viêm phụ khoa từ cây ích mẫu.
  • Thuốc uống từ dây ký ninh.
  • Bài thuốc Đông y kết hợp giữa khổ sâm bắc, đương quy và cây hoàng bá.

Phòng ngừa viêm âm đạo khi mang bầu

  • Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách, tránh thụt rửa quá sâu vào trong âm đạo.
  • Nên sử dụng đồ lót làm từ chất liệu cotton, thoáng mát và có khả năng thấm hút tốt.
  • Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh, xà phòng dịu nhẹ, lành tính và có độ pH phù hợp.
  • Hạn chế ăn quá nhiều đồ cay nóng, đồ ngọt hay sử dụng các chất kích thích. 
  • Trong quá trình điều trị viêm nhiễm phụ khoa, chị em nên tránh quan hệ vợ chồng.
  • Chị em cần có thời gian biểu sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng sức đề kháng.

Chúng tôi vừa chia sẻ với bạn về căn bệnh viêm âm đạo khi mang thai, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa. Hy vọng những thông tin trên giúp chị em hiểu rõ phần nào về bệnh lý nguy hiểm này để có một thai kỳ khỏe mạnh.

THAM KHẢO THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger