Viêm Họng Cấp Ở Người Lớn: Điểm Mặt Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa CHI TIẾT
Viêm họng cấp ở người lớn là bệnh lý hô hấp thường gặp. Những triệu chứng của bệnh thường nghiêm trọng, gây nhiều phiền toái nhưng dễ điều trị.
Bệnh viêm họng cấp ở người lớn là gì?
Viêm họng cấp ở người lớn là bệnh viêm họng cấp tính xảy ra ở người trưởng thành. Trong bệnh lý này, viêm nhiễm khiến niêm mạc họng sưng tấy, ửng đỏ và phù nề, kèm theo triệu chứng đau rát họng, khó nuốt, nuốt vướng…
Thông thường viêm họng cấp ở người lớn sẽ tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên một số trường hợp có bệnh kéo dài va chuyển sang viêm họng mãn tính, đặc biệt là khi không được điều trị đúng cách.
Theo chuyên gia, bệnh viêm họng cấp ở người lớn có 3 dạng chính, đó là:
- Viêm họng không đặc hiệu: Bệnh lý thường gặp nhất, khiến vòm họng sưng đỏ, amidan sưng tấy.
- Viêm họng đặc hiệu: Khiến bạch cầu suy giảm. Người bệnh dễ bị sốt cao liên tục trong 2 – 3 ngày liên tiếp
- Viêm họng do các bệnh về máu. Bệnh lý này rất dễ dẫn đến viêm họng mãn tính nếu không được điều trị đúng cách.
Nguyên nhân gây viêm họng cấp ở người lớn
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
Viêm họng cấp do nhiễm trùng
Hơn 80% người mắc viêm họng cấp tính do bị virus, vi khuẩn xâm nhập vào vòm họng.
- Virus gây viêm họng cấp thường gặp: Virus cúm, Herpes simplex, Adenovirus, Epstein-Barr,… Người bệnh có các biểu hiện như: đau họng có hạch ở cổ, ho nhiều, sốt cao,…
- Vi khuẩn gây bệnh phổ biến: Vi khuẩn bạch hầu, liên cầu khuẩn nhóm A (gây viêm họng liên cầu khuẩn nhóm A). Đôi khi, viêm họng cấp xảy ra do lan truyền vi khuẩn viêm xoang, viêm tai giữa, viêm amidan,… sang.
Viêm họng cấp không do nhiễm trùng
- Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh như rượu, bia, nước có gas, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh có chứa chất bảo quản,…
- Hút thuốc lá
- Nhiễm lạnh
- Sống trong môi trường ô nhiễm, hít nhiều khói bụi, hóa chất công nghiệp gây tổn thương vòm họng.
Triệu chứng viêm họng cấp tính ở người lớn
Những triệu chứng của viêm họng cấp tính ở người lớn thường nghiêm trọng và tiến triển nhanh, bao gồm:
- Đau nhức họng, đặc biệt là khi nuốt hoặc nói chuyện
- Họng khô rát, sưng đỏ
- Sốt cao
- Ho
- Amidan đỏ, sưng phồng, đau nhức, đôi khi có mảng bám trắng xung quanh.
Triệu chứng nghiêm trọng: Nếu viêm họng kèm theo sốt cao, khó thở, khó nuốt, hoặc đau kéo dài, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng hơn và cần sự chăm sóc y tế.
Bệnh viêm họng cấp ở người lớn có nguy hiểm không?
Viêm họng cấp ở người lớn thường không quá nguy hiểm, nhưng nó có thể gây ra khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Đa số trường hợp viêm họng cấp được gây ra bởi virus và thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt.
Tuy nhiên, có một số trường hợp cần chú ý:
- Nhiễm trùng do vi khuẩn: Một số trường hợp viêm họng do vi khuẩn (chẳng hạn như vi khuẩn Streptococcus, hay còn gọi là viêm họng strep) có thể cần điều trị bằng kháng sinh. Nếu không được điều trị, viêm họng strep có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm nội tâm mạc hoặc thậm chí là thấp tim.
- Biến chứng khác: Trong một số trường hợp hiếm hoi, viêm họng có thể dẫn đến các biến chứng như viêm tai, viêm xoang, hoặc các nhiễm trùng khác.
Để tránh biến chứng nguy hiểm, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu triệu chứng kéo dài hoặc nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của nhiễm trùng nghiêm trọng.
Cách chữa viêm họng cấp hiệu quả nhất
Đối với người lớn, những phương pháp dưới đây có thể giúp bạn khắc phục nhanh tình trạng.
Cách chữa viêm họng cấp tính bằng thuốc Tây Y
Triệu chứng của viêm họng cấp tính ở người lớn thường khỏi sau 3 – 5 ngày dùng thuốc. Những loại thuốc thường dùng gồm:
- Các loại thuốc kháng sinh dạng cephalosporin thế hệ 1,2 (cefuroxim, cephalexin,…), hoặc nhóm penicillin, beta lactam (amoxicillin. ampicillin): Điều trị nhiễm trùng.
- Thuốc kháng viêm: Giảm sưng, viêm và đau, một số loại còn giúp hạ sốt.
- Ibuprofen hoặc Paracetamol: Dùng để hạ sốt và giảm đau.
- Viên ngậm Tyrothricin: Làm dịu niêm mạc họng, tiêu diệt virus và vi khuẩn, đồng thời giảm sưng viêm, đau đớn tại vùng niêm mạc họng.
- Các loại thuốc bổ sung oresol: Cấp nước và các chất điện giải, tăng cường đề kháng cho cơ thể, bù lại lượng nước bị mất đi do sốt cao.
Lưu ý:
- Dùng thuốc đúng với hướng dẫn của bác sĩ.
- Không lạm dụng thuốc, không thay đổi liều dùng hoặc tự ý ngừng dùng thuốc.
- Liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu có dấu hiệu bất thường.
Mẹo dân gian lành tính
Những cách dưới đây có thể làm dịu nhanh các triệu chứng của bạn:
- Súc họng với nước muối
Dùng nước muối ấm loãng ngậm và súc miệng, họng trong 1 phút, 2 lần mỗi ngày sau đánh răng. Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, dung dịch muối giúp làm dịu cổ họng, giảm cảm giác đau nhức, giảm sưng và viêm họng hiệu quả.
- Súc miệng với nước chanh gừng
Chanh có tính sát khuẩn, chống viêm mạnh. Trong khi đó gừng có tính ấm, giúp dịu nhẹ cơn đau, thông thoáng vòm họng. Kết hợp 2 nguyên liệu này có thể tạo thành dung dịch sát khuẩn, tiêu viêm hữu hiệu.
Cách thực hiện rất đơn giản: Rửa sạch, gọt vỏ gừng, thái lát. Sau đó hòa cùng nước cốt chanh tươi và khoảng 100 ml nước. Dùng hỗn hợp trên súc miệng 2 lần/ngày, sau bữa ăn.
- Uống nước rau diếp cá
Rau diếp cá có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, làm dịu tình trạng sưng đau họng hiệu quả. Chỉ cần uống nước rau diếp cá hàng ngày, các triệu chứng viêm họng cấp sẽ thuyên giảm dần và chấm dứt.
Chọn những nhánh rau diếp cá tươi, non, rửa sạch bụi bẩn. Sau đó, cho rau vào nồi nước vo gạo, đun sôi. Cuối cùng chờ nước nguội và uống nhiều lần trong ngày.
- Sử dụng tỏi sống
Trong tỏi có chứa chất kháng viêm cực mạnh Allicin, có thể chống lại vi khuẩn viêm họng hiệu quả. Với phương pháp này, bạn chỉ cần chuẩn bị một vài tép tỏi tươi. Bóc vỏ và rửa sạch tỏi rồi băm nhuyễn, nhai sống 1 ít mỗi lần. Có thể thêm tỏi vào các món ăn.
Tóm lại, bệnh viêm họng cấp ở người lớn thường không nguy hiểm, giảm nhanh khi áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên cần tránh chủ quan, để bệnh kéo dài gây ra nhiều biến chứng.
ĐỌC NGAY:
- Viêm Họng Mạn Tính Quá Phát: Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất
- Viêm Họng Hốc Mủ: Cách Chữa và Phòng Ngừa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!