Viêm Họng Xung Huyết: Nguyên Nhân Và Cách Chữa DỨT ĐIỂM

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm họng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm họng xung huyết xảy ra khi có nhiễm trùng khiến niêm mạc họng bị xung huyết, sưng tấy. Bệnh cần được điều trị để tránh phát triển các biến chứng.

Viêm họng xung huyết là gì? Nguy hiểm không?

Viêm họng xung huyết hiểu đơn giản là tình trạng niêm mạc họng bị xung huyết, sưng tấy, phù nề và đau rát. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus tấn công vào niêm mạc vòm họng và gây viêm nhiễm.

Đây là một thể nặng, khó chữa trị của bệnh viêm họng. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, khi nhiệt độ môi trường thay đổi thất thường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Viêm họng xung huyết hiểu đơn giản là là tình trạng niêm mạc họng bị xung huyết, sưng tấy, phù nề và đau rát
Viêm họng xung huyết là tình trạng niêm mạc họng bị viêm và xung huyết

Viêm họng xung huyết có thể gây biến chứng nếu không được điều trị. Cụ thể:

  • Viêm nhiễm lan rộng như viêm amidan, viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản,…
  • Thiếu máu và suy nhược cơ thể
  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng huyết
  • Viêm màng tim
  • Viêm cầu thận cấp
  • Viêm màng não, tăng áp lực nội sọ và dẫn đến ung thư (hiếm gặp)

Vì thế, việc xác định đúng nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời, khoa học là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe.

Nguyên nhân gây viêm họng xung huyết

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng xung huyết, nhưng chủ yếu là nhiễm khuẩn vòm họng. Các loại vi khuẩn và virus gây bệnh thường gặp gồm:

  • Virus: Adenovirus, virus cúm, virus parainfluenzae hay virus Coxsackie,…
  • Vi khuẩn: Haemophilus influenzae, phế cầu, liên cầu bêta tan huyết nhóm A, B, C, G; tụ cầu vàng hoặc các vi khuẩn kị khí,… Trong đó viêm họng liên cầu khuẩn nhóm A rất phổ biến.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm họng xung huyết
Nguyên nhân gây viêm họng xung huyết là sự xâm nhập của vi khuẩn, virus

Những yếu tố nguy cơ:

  • Thời tiết thay đổi thất thường
  • Bị bệnh tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng
  • Suy giảm sức đề kháng hoặc có hệ miễn dịch yếu
  • Sống trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất, vi khuẩn hoặc virus gây bệnh hô hấp
  • Đặc thù nghề nghiệp như thường xuyên phải nói nhiều, nói to và nói liên tục
  • Áp lực tinh thần: Thường xuyên áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, stress, thức khuya sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược. Khi cơ thể không khỏe mạnh sẽ làm tăng nguy cơ bệnh trào ngược dạ dày và đây là điều kiện phát triển bệnh viêm họng xung huyết.
  • Lối sống thiếu khoa học gồm thường xuyên hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng, uống nước lạnh hoặc sử dụng rượu bia, chất kích thích,… làm tổn thương niêm mạc họng.

Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị bệnh

Những dấu hiệu điển hình của viêm họng xung huyết có thể kể đến như:

  • Thường có biểu hiện nóng rát, vướng víu ở cổ họng, khi ho xuất hiện dịch nhầy.
  • Sốt viêm họng, chảy máu mũi, chảy nước mũi liên tục, nhức đầu, khó thở.
  • Niêm mạc họng bị sưng đỏ, trụ sau và trụ trước xuất hiện tình trạng phù nề, hạch dưới hàm sưng tấy.
  • Amidan sưng to, có hốc và khi quan sát bằng mắt thường thấy mủ có màu trắng như bã đậu phủ trên bề mặt.
  • Cổ họng sưng đau, khô rát, khát nước liên tục.
  • Cảm thấy đau khi nuốt nước bọt hoặc nuốt thức ăn.
  • Giọng bị khàn, thậm chí bị mất tiếng.
  • Đỏ vùng niêm mạc họng.
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau nhức, cơ thể suy nhược, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi và stress kéo dài.
Viêm họng xung huyết có những dấu hiệu ban đầu tương tự như các bệnh viêm họng thông thường
Viêm họng xung huyết có những dấu hiệu ban đầu tương tự như các bệnh viêm họng thông thường

Viêm họng xung huyết ở giai đoạn cấp tính có thể khỏi trong vòng 3 – 4 ngày. Tuy nhiên, bệnh kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính cần thời gian điều trị lâu dài và dễ gặp biến chứng khó lường hơn.

Điều trị viêm họng xung huyết hiệu quả

Điều trị sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của viêm họng xung huyết. Những trường hợp nhẹ có triệu chứng giảm nhanh khi áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên những trường hợp nặng  cần dùng thuốc theo chỉ định.

Chăm sóc và điều trị tại nhà

Chăm sóc đúng cách có thể góp phần giảm các triệu chứng của viêm họng xung huyết. Dưới đây là những biện pháp hữu hiệu:

  • Nghỉ ngơi: Đảm bảo bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi, điều này giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.
  • Uống nhiều nước: Uống nước giúp duy trì đủ ẩm cho cổ họng và giúp loại bỏ các chất kích thích.
  • Ngậm nước muối ấm: Súc miệng hoặc ngậm nước muối ấm có thể giúp làm dịu cổ họng, giảm đau và viêm họng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Một máy tạo độ ẩm có thể giúp làm dịu cổ họng khô và kích ứng.
  • Tránh không khí ô nhiễm: Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và ô nhiễm không khí để giảm kích thích cho cổ họng.
  • Chọn thực phẩm mềm và dễ nuốt: Tránh ăn thực phẩm cứng, có góc cạnh để không làm tổn thương niêm mạc họng. Nên ưu tiên ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt để giảm kích thích ở cổ họng.
  • Tránh thức uống cồn và caffein: Những thức uống này có thể làm khô cổ họng và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm. Thay vào đó nên chọn nước lọc, nước ép trái cây và những loại thức uống không cồn khác.
  • Thuốc giảm đau: Nếu viêm họng xung huyết gây đau họng nhiều hoặc có sốt viêm họng, người bệnh có thể thử uống 1 – 2 liều thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen hoặc Ibuprofen để cải thiện tình trạng. Những loại thuốc này giúp hạ sốt, giảm đau và viêm.
  • Xông hơi: Hít hơi nước ấm trong khi tắm hoặc xong hơi có thể giúp làm dịu cổ họng và giảm viêm.
  • Sử dụng kẹo ho hoặc xịt họng: Các sản phẩm này có thể cung cấp tạm thời sự thoải mái cho cổ họng đau và kích ứng.
  • Vitamin C và kẽm: Theo các chuyên gia bổ sung vitamin C và kẽm có thể giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giảm thời gian bị bệnh.

Lưu ý rằng những phương pháp này có thể giúp giảm triệu chứng tại nhà nhưng không thay thế cho việc điều trị y tế nếu tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng như sốt cao, khó thở, hoặc đau kéo dài. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về tình trạng sức khỏe của mình, hãy liên hệ với bác sĩ.

Dùng mẹo dân gian

Mẹo dân gian tại nhà là phương pháp sử dụng các nguyên liệu có sẵn để cải thiện các triệu chứng cơ bản của bệnh. Đây được xem là hướng điều trị đơn giản, lành tính và được nhiều người tuyền tai nhau áp dụng.

Mẹo dân gian tại nhà là phương pháp sử dụng các nguyên liệu có sẵn để cải thiện các triệu chứng cơ bản của bệnh
Mẹo dân gian tại nhà là phương pháp sử dụng các nguyên liệu có sẵn để cải thiện các triệu chứng cơ bản của bệnh

Một số cách hữu hiệu:

  • Dùng lá bạc hà: Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch, cắt nhỏ, rồi cho vào bát nhỏ hấp cách thủy với 1 – 2 thìa đường phèn trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó, uống phần nước cốt thu được khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Dùng tỏi: Tỏi chứa chất kháng viêm và kháng sinh tự nhiên. Khi dùng có thể giảm viêm nhiễm và làm dịu các triệu chứng của bạn. Có thể bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày hoặc ăn sống. 
  • Dùng mật ong: Mật ong có khả năng giảm đau và làm dịu cổ họng, chống virus và kháng khuẩn. Nhờ vậy dùng mật ong có thể hỗ trợ điều trị viêm họng xuất huyết, long đờm, giảm đau rát họng và ho khan. Bạn chỉ cần uống một cốc nước ấm pha mật ong và chanh mỗi ngày.

Thuốc trị viêm họng xung huyết

Dùng thuốc Tây y để điều trị viêm họng xung huyết dựa trên nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng cơ bản. Đây được xem là hướng điều trị được nhiều người tin tưởng áp dụng vì hiệu quả nhanh và tiện lợi.

Dùng thuốc Tây y để điều trị viêm họng xung huyết dựa trên nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng cơ bản
Dùng thuốc Tây y để dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân

Một số loại thuốc thường dùng:

  • Thuốc kháng sinh: Thường sử dụng nhóm Beta Lactam, Cephalosporin hoặc Macrolid,…
  • Thuốc chống viêm: Methyl Prednisolon hay Alphachymotrypsin,…
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Ibuprofen và Paracetamol.
  • Thuốc trị ho: Dextromethorphan hoặc Codein,…
  • Thuốc long đờm: Acetylcystein và Bromhexin.
  • Thuốc ngậm, xịt giảm đau: Benzonatate, menthol, mybacin, lidocain, lysopaine hay oropivalone,…
  • Thuốc kháng Histamin H1 trị viêm họng do dị ứng: Clorpheniramin, Diphenhydramin, Clorpheniramin, Promethazine hay Alimemazin,…

Lưu ý sử dụng thuốc trị viêm họng xuất huyết đúng với chỉ định, không lạm dụng để tránh gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Đặc biệt không tự ý ngừng dùng kháng sinh để tránh tình trạng kháng thuốc.

KHÔNG THỂ BỎ QUA

Tin liên quan

Bình luận (32)

  1. Văn Hùng says: Trả lời

    Tôi đang điều trị viêm họng xung huyết bằng thuốc Oropivalone và Locarbiotal, bây giờ dừng và đổi sang uống thuốc viêm họng đỗ minh thì có hiệu quả ko?

  2. Manh Chiếu Mới says: Trả lời

    Có ai khám họng ở đỗ minh đường chưa? Ở đây bác sĩ người ta có soi với chọc họng như ở viện không? Mình khá hốt khảo này vì đau với buồn nôn kinh

    1. Nguyễn Giang says:

      Ko bạn ơi, nhà thuốc đông y khám bắt mạch, xem biểu hiện bệnh lý như thế nào thôi, họ không khám xâm lấn vào trong cơ thể nên không có chọc ngoáy gì vào họng đâu nhé

    2. Giang Quang Vinh says:

      Cho tôi hỏi khám bệnh tại đây có cần đặt lịch trước không?

    3. Minh Thư says:

      Nên đặt lịch trước ông ơi, nhất là có ý định khám vào mấy ngày cuối tuần nhé, vì cuối tuần tôi thấy khá đông bệnh nhân đó. Đặt lịch trước thì đến đỡ phải đợi lâu

  3. Minh Thông says: Trả lời

    Có thông tin nào chắc chắn cho việc thảo dược được trồng tại vườn riêng của nhà thuốc đỗ minh đường không nhỉ?

    1. Hạnh Phương says:

      Chuẩn, tôi cũng đang thắc mắc vấn đề này, lên báo thì đưa tin vậy nhưng chả thấy có bằng chứng cụ thể

    2. Huỳnh Huynh says:

      Có video phóng sự về vườn thuốc của nhà thuốc đỗ minh đường đây

  4. Bùi Mai says: Trả lời

    Giá của bài thuốc nam chữa viêm họng đỗ minh đường như thế nào vậy nhỉ?

    1. Nguyễn Xuân Tuấn says:

      Thuốc dạng đóng trong lọ thì có giá 200 ngàn, dạng gói thì là 250 ngàn nha

    2. Trường Định says:

      Liệu trình dùng có cả hai loại đó luôn hay thế nào?

    3. Trương Mỹ Duyên says:

      Liệu trình uống thì mỗi người mỗi khác, bác sĩ kê đơn theo tình trạng bệnh, như tôi bác sĩ kê cho 4 lọ và 3 gói về uống, hơn 2 tháng là khỏi

  5. Lê Thước says: Trả lời

    Tôi đang tìm hiểu về bài thuốc viêm họng đỗ minh mà tìm không thấy thông tin mấy, ai có thông tin cụ thể về thuốc này thì chia sẻ tôi đọc với

    1. Nguyễn Bằng Cường says:

      bài này họ nói chi tiết về bài thuốc lắm, có cả ý kiến của chuyên gia nên mình càng có thể yên tâm hơn

    2. Chí Quyền says:

      Tôi xem chương trình sức khỏe mỗi ngày của VTC thấy có đưa tin về bài thuốc viêm họng đỗ minh. Các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về bài thuốc chữa viêm họng của đỗ minh đường lắm. Thuốc mà được đưa trên đài truyền hình và được chuyên gia nhân xét tốt như vậy thì có thể yên tâm mua về uống rồi

    3. Việt Hoàng says:

      Tôi tìm hiểu trên mạng thì được biết bài thuốc này của lương y đỗ minh tuấn cùng cộng sự phát triển. Lương y minh tuấn là truyền nhân thứ 5 của dòng họ đỗ minh nữa, phần nào có thể yên tâm về tính an toàn và mức độ hiệu quả của bài thuốc

    4. Phong Nhã Lê says:

      Thuốc này chỉ bán tại đỗ minh đường thôi à? Ở các hiệu thuốc có không?

  6. Khánh Trịnh says: Trả lời

    Tiêu chuẩn gacp – who là gì vậy?Ai có thể giải thích giúp tôi được không?

    1. Mai Hương Lê says:

      Nghĩa là thuốc đạt tiêu chuẩn của bộ y tế về độ sạch, an toàn, không sử dụng thuốc trừ sâu, không thuốc bảo vệ thực vật hay lẫn với các tạp chất khác đó. Nếu mua thuốc đông y đáp ứng được tiêu chí này thì mình mình có thể yên tâm sử dụng

    2. Ngọc Hà says:

      đạt tiêu chuẩn bộ y tế là yên tâm rồi, chứ bây giờ thuốc giả tràn lan trên thị trường, người ko biết phân biệt dễ mua nhầm uống vào bệnh này chưa khỏi lại thêm bệnh khác

  7. Ngọc Hưng says: Trả lời

    Một liệu trình bài thuốc chữa viêm họng đỗ minh đường dùng trong bao lâu thì có hiệu quả vậy nhỉ?

    1. Đỗ Minh Đường says:

      Chào Ngọc Hưng,
      Liệu trình của bài thuốc viêm họng Đỗ Minh Đường trung bình thường sử dụng trong vòng 1 đến 2 tháng để họng được cải thiện. Tuy nhiên, thời gian chính xác để họng được cải thiện còn phụ thuộc vào mức độ cũng như tình trạng bệnh của từng người bạn nhé.
      Thông tin đến bạn.

    2. Thu Vân says:

      Liệu trình bác sĩ kê cho tôi dùng trong 1 tháng, bệnh có tiến trển 70% so với trước đây. Tôi tiếp tục uống thêm liệu trình 1 tháng nữa thì bệnh khỏi được 3th nay rồi. Cho đến giờ cũng k dấu hiệu bị trở lại nữa,

    3. Nguyễn Ngọc Bích says:

      Trường hợp tôi bị nặng hơn nên phải dùng đến 3 tháng thuốc mới khỏi được bạn ạ. Một phần bệnh của tôi để lâu rồi, một phần do cơ địa hấp thu kém nên uống thuốc phát huy tác dụng chậm hơn so với người bình thường

    4. Ân Bo says:

      Thường thuốc đông y có tác dụng chậm hơn so với thuốc tây, mình cứ kiên trì sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ có kết quả điều trị tốt thôi

  8. Quỳnh Trang says: Trả lời

    Tôi mới bị viêm họng xung huyết lại có bệnh nền dạ dày, ngại uống thuốc tây, bh chỉ dùng mấy mẹo dân gian để chữa bệnh như dùng mật ong liệu có cải thiện được không nhỉ?

    1. Hoàng Tiên says:

      Viêm họng thông thường, dùng mật ong còn cải thiện được chứ đã xung huyết rồi thì sợ không ăn thua

    2. Nguyễn Thị Nguyên says:

      Uống mật ong vào buổi sáng tốt cho thanh quản lắm, vừa giúp làm ấm giọng và dịu được cơn đau rát khi mình bị viêm họng. Như tôi bị viêm họng xung huyết mà dùng mật ong pha với nước cốt chanh đều trong 3 tháng là họng ổn dần đều đấy. Chắc cũng do tôi hợp với pp này nên dùng lại thấy hiệu quả.

    3. Lã Khánh Linh says:

      Tôi thấy mẹo dân gian chữa bệnh hên xui lắm. Hợp thì khỏi mà không hợp thì có uống đến mùa quýt cũng không khỏi nổi. Nói chung mẹo dân gian là pp hỗ trợ thêm thôi, còn có bệnh thì phải đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

  9. Kiều My Lê says: Trả lời

    Viêm họng xung huyết có lây nhiễm không bác sĩ? Tôi bị viêm họng, dùng chung một số đồ vệ sinh cá nhân với chồng, bây giờ chồng tôi có biểu hiện viêm họng cấp độ nhẹ. Mong được bác sĩ giải đáp

    1. Đỗ Minh Đường says:

      Chào Kiều My Lê,
      Bệnh viêm họng xung huyết không lây nhiễm từ người sang người, tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh thì có thể lây nhiễm. Các chất nhầy, nước mũi hoặc nước bọt của người bệnh có thể mang virus hoặc vi khuẩn, có thể truyền sang người khác và gây đau họng. Do đó, việc tiếp xúc cự ly gần hoặc hành động thân mật như hôn nhau, đều có thể khiến vi khuẩn tấn công, lây nhiễm và gây bệnh.Ngoài ra, đồ dùng cá nhân của người bệnh như bàn chải, khăn mặt,…dùng một thời gian có thể tồn tại vi khuẩn nên khi sử dụng chung, người thân sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất người bệnh và gia đình không sử dụng chung đồ dùng cá nhân bạn nhé.
      Thông tin đến bạn.

    2. Tuyết Mơ says:

      Nhà tôi trước cũng gặp trường hợp giống chị, cứ chủ quan không đề phòng cho con dùng chung đồ với bố mẹ rồi nó cũng bị bệnh theo. May đi khám bác sĩ sớm, được dặn dò nên điều trị kịp thời, để lâu hơn dễ chuyển sang mức độ nghiêm trọng hơn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger