Viêm Họng Hốc Mủ – Đâu Là Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm họng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm họng hốc mủ là một dạng nhiễm trùng nghiêm trọng và lâu ngày khiến vùng họng xuất hiện mủ trắng như bã đậu. Tình trạng này gây hôi miệng, viêm nhiễm lan rộng và nhiều vấn đề khác. 

Viêm họng hốc mủ là gì?

Viêm họng hốc mủ là tình trạng họng bị viêm lâu ngày làm hình thành các chất mủ trắng như bã đậu. Đây thường là kết quả của nhiễm trùng nghiêm trọng cùng với cặn bã và chất xơ viêm.

Bệnh lý này là kết quả của tình trạng viêm họng không được điều trị, thường gặp ở người có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú,…

Viêm họng hốc mủ hiểu đơn giản là tình trạng họng bị viêm lâu ngày
Viêm họng hốc mủ hiểu đơn giản là tình trạng họng bị viêm lâu ngày

Bệnh được phân thành hai dạng là thể cấp tính và thể mãn tính. Thể cấp tính là giai đoạn khởi phát của viêm họng hốc mủ, được xem là giai đoạn vàng để điều trị. Nếu bạn bỏ qua giai đoạn cấp tính và để bệnh tiến triển đến thể mãn tính thì rất khó chữa khỏi dứt điểm.

Viêm họng hốc mủ có nguy hiểm không?

Những triệu chứng của bệnh vô cùng phiền toái. Ngoài ra nếu không được điều trị, người bệnh có thể gặp những biến chứng nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng như:

  • Bệnh lý về tai, làm suy giảm thính giác hoặc gây viêm tai giữa.
  • Áp xe amidan
  • Viêm phổi
  • Viêm phế quản
  • Áp xe cổ họng
  • Viêm mũi, viêm xoang, viêm xoang dị ứng,…
  • Hôi miệng
  • Viêm cầu thận, viêm khớp, viêm cơ tim
  • Nhiễm khuẩn huyết.

Nguyên nhân chính gây viêm họng hốc mủ

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc bạn mắc viêm họng hốc mủ, bao gồm cả nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, yếu tố tác động chính phải kể đến đó là do virus và vi khuẩn tấn công gây tổn thương niêm mạc họng, từ đó xuất hiện mủ.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính mà bạn cần lưu ý:

  • Nhiễm virus: Đây được xem là tác nhân hàng đầu khiến cơ thể mắc viêm họng hốc mủ, thường là do người bệnh bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc đang bị bệnh sởi, bệnh bạch cầu đơn nhân hoặc bệnh thủy đậu.
  • Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: Streptococcus Pyogenes được xem là loại vi khuẩn tồn tại trong môi trường xung quanh, dễ tấn công và gây bệnh về họng, trong đó có bệnh viêm họng hốc mủ.
  • Nguyên nhân khác:
    • Tình trạng khô họng kéo dài
    • Môi trường sống bị ô nhiễm
    • Dị ứng
    • Căng cơ quá độ từ việc la hét quá to, nói quá nhiều trong thời gian dài

Dấu hiệu nhận biết viêm họng hốc mủ

  • Ho khan kéo dài
  • Đau cổ họng, đặc biệt là khi nuốt hoặc nói chuyện
  • Quan sát trong họng thấy xuất hiện mủ trắng như bã đậu, giọng bị khàn đi và có cảm giác bị nghẹt khi nói
  • Người bệnh luôn có cảm giác khó nuốt, khô họng
  • Bệnh nặng có thể sưng hạch ở cổ hoặc xương hàm
  • Sốt nhẹ
  • Thường xuyên bị ớn lạnh, chảy nước mũi, hắt hơi, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn nôn hoặc ói mửa.
  • Có máu trong nước bọt hoặc đờm (ít gặp)

Điều trị viêm họng hốc mủ

Điều trị bao gồm dùng thuốc và chăm sóc để loại bỏ viêm nhiễm và các triệu chứng liên quan. Những phương pháp điều trị hiệu quả gồm:

Dùng thuốc

Bệnh nhân chủ yếu được dùng kháng sinh với loại và liều thích hợp để điều trị viêm nhiễm, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là khi viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A. Thuốc này cần được dùng theo chỉ định để tránh kháng thuốc và gây tác dụng phụ.

Những loại thuốc khác:

  • Thuốc kháng viêm, thường dùng các loại kháng viêm không steroid
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt
  • Thuốc kháng virus
  • Kết hợp các thuốc điều trị nguyên nhân và triệu chứng, chẳng hạn như thuốc trị ho
Những dòng thuốc Tây y có tác dụng nhanh chóng và rõ rệt chỉ trong một thời gian ngắn
Bệnh nhân chủ yếu được dùng thuốc để điều trị viêm họng hốc mủ

Áp dụng các mẹo dân gian tại nhà

Mẹo dân gian chữa viêm họng hốc mủ tại nhà sử dụng những nguyên liệu tự nhiên vô cùng lành tính, an toàn và hoàn toàn không có tác dụng phụ.

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà xưa nay đã được nhiều người lưu truyền và áp dụng
Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà xưa nay đã được nhiều người lưu truyền và áp dụng

Dưới đây là một số phương pháp cơ bản, bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Mật ong: Mật ong có tính ấm, vị ngọt dịu, tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể rất tốt. Khi dùng chỉ cần pha mật ong với nước ấm và thêm nước cốt chanh. Uống hỗn hợp này vào mỗi buổi sáng sẽ làm giảm tối đa tình trạng đau rát họng, ho khan kéo dài và tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể.
  • Tỏi: Tỏi được xem là một trong những nguyên liệu phổ biến nhất trong các mẹo nhỏ dân gian. Trong tỏi có chứa một lượng lớn allicin có tác dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn gây nên các bệnh lý về đường hô hấp. Bạn có thể dùng tỏi thường xuyên trong các bữa ăn hằng ngày hoặc ngậm tỏi tẩm mật ong đều có tác dụng điều trị bệnh vô cùng hiệu quả.
  • Lá bạc hà: Từ lâu, lá bạc hà đã sử dụng để điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy lá bạc hà tươi rửa sạch, thái nhỏ, thêm một chút đường phèn vào chén đem hấp cách thủy. Mỗi lần sử dụng chỉ cần uống 1 thìa cà phê nước cốt, thực hiện khoảng 2 tuần sẽ thấy các triệu chứng của bệnh được cải thiện rõ rệt.

Trong quá trình thực hiện, bạn cần chú ý rửa sạch nguyên liệu với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn. Vì dược tính thấp nên đây chỉ là cách hỗ trợ điều trị nhằm giảm triệu chứng bệnh và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Những trường hợp nặng nên được điều trị y tế.

Phòng ngừa bệnh viêm họng hốc mủ

Bên cạnh việc chữa bệnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn nên chủ động nâng cao sức khỏe và tiến hành phòng bệnh bằng cách duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học.

Người bệnh cần chú ý tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng
Người bệnh cần chú ý tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng

Theo đó, bạn cần chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Ăn uống khoa học, đầy đủ, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và khoáng chất cần thiết.
  • Tránh ăn uống những đồ cứng, món ăn cay nóng, thức ăn lạnh đề phòng kích ứng niêm mạc họng.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, thời tiết trở lạnh, đặc biệt là vùng tai – mũi – họng.
  • Chú ý đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường để tránh tiếp xúc với các dị nguyên và khói bụi ô nhiễm.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và nên dùng nước muối loãng để súc họng loại bỏ vi khuẩn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, giữ tinh thần luôn trong trạng thái thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực và stress.
  • Nên dùng riêng các vật dụng mang tính cá nhân, đồ dùng sinh hoạt để hạn chế lây bệnh.

Bệnh viêm họng hốc mủ có thể chữa dứt điểm hoàn toàn nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Vì vậy bạn nên chú ý thăm khám để có phương pháp chữa trị tốt nhất.

THAM KHẢO THÊM:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger