Thận Dương Hư: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Hướng Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận hư Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thận dương hư là tình trạng suy giảm chức năng tình dục với các biểu hiện về rối loạn tinh thần, cảm xúc, giảm ham muốn… Cả nam và nữ đều có thể mắc chứng bệnh này.

Chứng thận dương hư theo Y học cổ truyền

Thận là một trong những tạng quan trọng trong cơ thể, gồm thận âm và thận dương. Chúng tương tác và hỗ trợ lẫn nhau để cân bằng âm – dương. Đây là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe, ổn định các hoạt động trong cơ thể, đồng thời đảm bảo đời sống sinh hoạt bình thường của nam và nữ.

Thận dương hư
Thận dương hư xảy ra khi chức năng thận dương bị suy giảm

Nếu như thận âm là chủ về vật chất, tinh huyết, dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, đặc biệt là cơ quan sinh dục, giúp duy trì khả năng cương cứng và làm chủ thời gian quan hệ. Còn thận dương lại chủ về cảm xúc, tinh thần và quyết định sự hưng phấn, ham muốn trong cơ thể. 

Do đó, khái niệm thận dương hư là tình trạng suy yếu chức năng thận dương, suy giảm chức năng khí hóa và cơ năng. Đông y gọi là chứng hư hàn, dương khí bất túc, suy thoái cơ năng và lạnh các tạng trong cơ thể.

Người mắc chứng bệnh này thường lờ đờ, mệt mỏi, chậm chạp và giảm ham muốn tình dục rõ rệt, thậm chí mất hẳn ham muốn quan hệ.

ĐỌC THÊM: Thận Âm Hư Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa

Nguyên nhân gây thận dương hư

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng thận dương hư ở cả nam và nữ giới, trong đó phải kể đến các nguyên nhân thường gặp sau: 

tỳ thận dương hư
Quan hệ tình dục quá độ gây ra chứng thận dương hư
  • Tuổi cao: Tuổi càng cao quá trình lão hóa trong cơ thể diễn ra càng nhanh, khiến thận dương hư tổn. Đây cũng là trường hợp thận dương hư khó chữa trị nhất vì sức khỏe người già thường yếu kém. 
  • Dâm dục quá độ: Quan hệ tình dục quá mức, bừa bãi, quan hệ với nhiều người và không dùng biện pháp bảo vệ thường gây thận dương hư.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý về thận: Thường liên quan đến một số bệnh lý ở thận như chứng tiết tả, thủy thũng hư tai…; suy giảm hệ miễn dịch.
  • Một số nguyên nhân khác:
    • Di truyền
    • Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác như đau cột sống thắt lưng, đau dây thần kinh tọa, viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu
    • Thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài
    • Lối sống kém lành mạnh, lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
    • Thừa cân béo phì…

Triệu chứng thận dương hư thường gặp 

Mặc dù cơ chế bệnh sinh thận dương hư ở cả 2 giới là giống nhau, nhưng khi phát bệnh triệu chứng ở từng giới lại khác nhau.

Dấu hiệu thận dương hư
Các triệu chứng thận dương hư thường gặp là mệt mỏi, suy nhược, đau lưng, sợ lạnh, rối loạn vận động…

Triệu chứng thận dương hư ở nam giới

  • Đau lưng, nhức mỏi toàn thân, đặc biệt là vùng thắt lưng và 2 bên mạn sườn; 
  • Thường xuyên mệt mỏi, yếu sức, suy nhược cơ thể, rối loạn vận động; 
  • Có cảm giác nóng bừng, bốc hỏa, sắc mặt u tối, buồn bã;
  • Tay chân lạnh, sợ lạnh; 
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng; 
  • Tăng tần suất bị di tinh, mộng tinh, hoạt tinh…; 
  • Tinh trùng có xu hướng vón cục hoặc loãng; 
  • Dương vật khó cương, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm
  • Ù tai, tóc bạc sớm và dễ gãy;

Triệu chứng thận dương hư ở nữ giới

  • Thường xuyên lạnh người, hay rùng mình, thay đổi tâm tính, hay phiền muộn, cáu gắt, ít nói, thâm quầng mắt và mất ngủ; 
  • Tử cung lạnh, khó có thai, tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn;
  • Mãn kinh sớm dù chưa đến 50 tuổi; 
  • Suy nhược cơ thể, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và chậm phát triển đối với nữ giới đang trong độ tuổi dậy thì; 
  • Sưng mí mắt, khó thở, tức ngực, mệt mỏi, chán ăn, khẩu vị kém; 
  • Đại tiện lỏng, rụng tóc, hay ớn lạnh…; 

BẠN CHƯA BIẾT CÁCH TRỊ DỨT ĐIỂM TÌNH TRẠNG THẬN DƯƠNG HƯ 

LIÊN HỆ NGAY CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TRIỆT ĐỂ

Nhắn tin ngay cho chuyên gia để được tư vấn

Những ảnh hưởng của thận dương hư đến sức khỏe người bệnh

Thận dương hư, một tình trạng trong y học cổ truyền, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh theo nhiều cách khác nhau. Khi thận dương hư, chức năng của thận bị suy giảm, dẫn đến việc không sản xuất đủ năng lượng và nhiệt cần thiết cho cơ thể.

Các ảnh hưởng phổ biến, chẳng hạn như:

  • Mệt mỏi và yếu đuối: Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, và dễ bị kiệt sức.
  • Suy giảm chức năng sinh lý: Thận dương hư có thể làm giảm khả năng sinh lý, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và giảm ham muốn tình dục.
  • Nhạy cảm với lạnh: Người bệnh thường cảm thấy lạnh hơn bình thường và dễ bị cảm lạnh, đặc biệt là khi thời tiết lạnh.
  • Tiêu hóa kém: Tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, chậm tiêu, hoặc khó tiêu.
  • Vấn đề về xương khớp: Thận dương hư cũng có thể gây ra đau lưng, đau khớp, và cảm giác nặng nề ở các khớp.

Việc điều trị thận dương hư thường bao gồm việc bổ sung thận dương bằng các bài thuốc thảo dược và thay đổi lối sống để cải thiện chức năng thận và tăng cường sức khoẻ tổng thể.

Hướng điều trị thận dương hư hiệu quả, an toàn

Để điều trị chứng thận dương hư hiệu quả và an toàn, thầy thuốc có thể chỉ định sử dụng thảo dược bổ thận và điều chỉnh lối sống phù hợp.

1. Bài thuốc Đông y chữa thận dương hư

Bài thuốc Đông y chữa thận dương hư thường sử dụng các thảo dược để bổ thận, tăng cường năng lượng và cải thiện sức khoẻ tổng thể. Bài thuốc cũng giúp phục hồi sự cân bằng và chống lại triệu chứng lạnh và mệt mỏi.

Thận dương hư có chữa được không
Chữa thận dương hư bằng các bài thuốc Đông y giúp điều trị tận gốc, bồi dưỡng sức khỏe

Một số bài thuốc Đông y chữa thận dương hư hiệu quả như: 

# Bài thuốc chính

  • Chuẩn bị sơn thù, thục địa và sơn dược mỗi thứ 16g, trạch tả, phục linh và đơn bì mỗi thứ 12g cùng 4g nhục quế. 
  • Cho tất cả các dược liệu vào ấm đun, sắc cùng với 6 bát nước trên lửa nhỏ. 
  • Khi nước sắc cạn xuống còn 1 nửa thì tắt bếp, chia làm 3 phần nhỏ uống hết trong ngày. 

Lưu ý: Bài thuốc này chỉ dùng cho người mắc chứng thận dương hư, không nên dùng cho người bị thận âm bất túc để tránh khiến các triệu chứng như đau lưng, đau mỏi lưng gối, ra mồ hôi… nặng hơn.

# Các bài thuốc khác

  • Bài thuốc số 1: Chuẩn bị các vị thuốc gồm thỏ ty tử, bá tử nhân, lộc giác giao, thục địa và phục linh mỗi loại 120g. Trộn chung và viên thành hoàn, cho vào hũ thủy tinh bảo quản sử dụng dần. Mỗi ngày dùng khoảng 30g để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Bài thuốc số 2: Chuẩn bị các vị thuốc gồm bạch thược, nhân sâm, hoàng kỳ, xuyên khung, cam thảo sao, nhục quế, thục địa, bạch linh và bạch truật với liều lượng bằng nhau. Trộn chung, sấy khô tán bột, cho vào lọ thủy tinh bảo quản sử dụng dần. Mỗi lần sử dụng khoảng 15g, sắc với gừng tươi và 2 quả đại táo lấy nước uống hàng ngày. 
  • Bài thuốc số 3: Chuẩn bị nhung hươu, phúc bồn tử, nhân sâm, dâm dương hoắc và ba kích mỗi thứ 50g. Sấy khô tất cả thành bột và cho vào hũ thủy tinh bảo quản. Người bị thận dương hư sử dụng 2 lần/ ngày, mỗi lần 5g pha với nước sôi để nguội và uống hết. 
  • Bài thuốc số 4: Chuẩn bị hà thủ ô và hoài sơn mỗi thứ 40g, khiếm thực, hạt sen, mẫu lệ, nhục thung dung và hạt lẹ mỗi thứ 30g, phá cố chi và ba kích mỗi thứ 20g cùng 8g phụ tử chế. Trộn chung làm thành hoàn, mỗi viên 5g, uống 4 viên/ ngày và chia làm 2 lần uống trước mỗi bữa ăn khoảng 1 tiếng. 
  • Bài thuốc số 5: Chuẩn bị nhân sâm, nhục quế và nhung hươu mỗi vị 6g, thục địa, ba kích, kỷ tử, dương khởi thạch và sơn thù nhục mỗi vị 10g, 30g hoàng kỳ, 15g dâm dương hoắc và 3g cam thảo. Riêng nhung hươu và nhân sâm mang đi sấy khô, tán thành bột mịn, pha với nước ấm và uống 2 lần/ ngày. Còn các vị thuốc khác cho vào ấm đun sắc lấy nước uống hết trong ngày. 
  • Bài thuốc số 6: Chuẩn bị bạch thược, bạch linh và sinh khương mỗi loại 12g, 8g bạch truật và 6g hắc phụ tử. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 phần uống hết trong ngày. 
  • Bài thuốc số 7: Chuẩn bị thục địa và lộc giác giao mỗi thứ 16g, kỷ tử, hoài sơn, thỏ ty tử và đỗ trọng mỗi thứ 12g, sơn thù, đương quy và phụ tử chế mỗi thứ 8g, 6g nhục quế. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống trước khi ăn để đạt hiệu quả tối ưu. 

Lưu ý: Cần có chỉ định sử dụng thuốc bởi chuyên gia YHCT. Tránh lạm dụng bài thuốc hoặc tự ý tăng giảm liều để tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

2. Chữa thận dương hư bằng thảo dược tự nhiên

Trong tự nhiên có nhiều loại thảo dược giúp cải thiện chứng thận dương hư, đảm bảo lành tính và an toàn cho cơ thể người bệnh, đồng thời hỗ trợ phục hồi sức khoẻ một cách hiệu quả.

thận dương hư dùng thuốc gì
Nhiều loại dược liệu tự nhiên chữa chứng thận dương hư hiệu quả

# Cây cỏ xước chữa thận dương hư

Cây cỏ xước (hay còn gọi là ngưu tất nam) là loại cây thân thảo mọc hoang trong tự nhiên. Trong YHCT, cây cỏ xước có tính bình, vị đắng, chua, có khả năng lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc, giảm viêm, đặc biệt giúp bồi dưỡng gan, thận.

Còn trong y học hiện đại, cây cỏ xước chứa các hoạt chất sinh học như carotene, glucid, vitamin C… giúp tác động tích cực đến chức năng thận, cải thiện chứng thận dương hư hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị cây cỏ xước, mộc thông, cỏ tháp bút, sinh địa, mã đề và rễ cỏ tranh mỗi thứ 15g. 
  • Rửa sạch nguyên liệu, sắc kỹ với 500ml nước trong 20 phút để lấy nước uống. 
  • Pha nước sắc với 15g bột hoạt thạch, khuấy đều lên, chia làm 3 phần uống hết trong ngày. 

# Lá lốt chữa thận dương hư

Trong Đông y, lá lốt là loại thảo dược có vị cay nồng, tính ấm, có khả năng tán hàn, ôn trung, hạ khí và chỉ thống (giảm đau). Ngoài ra, trong lá lốt có chứa nhiều dược chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ giảm đau và cải thiện chứng thận dương hư rõ rệt.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị lá lốt 20g, rễ tầm gai, cà gai leo, mã đề, rễ mỏ quạ và lá đa lông mỗi thứ 10g. 
  • Rửa sạch các dược liệu, sau đó cho vào ấm đun sắc cùng với 500ml nước. Đậy kín nắp, đun sôi trên lửa nhỏ trong vòng 20 phút. 
  • Nước thuốc cạn xuống còn khoảng 150ml thì tắt bếp. Chia làm nhiều phần uống hết trong ngày.
  • Nên uống sau mỗi bữa ăn trưa và kiên trì dùng liên tục trong 5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

# Rễ cỏ tranh chữa thận dương hư

Rễ cỏ tranh có tính hàn, vị ngọt thanh, với khả năng thanh nhiệt giải độc, thanh phế vị nhiệt, làm tiêu ứ huyết và lợi tiểu. Chiết xuất rễ cỏ tranh có chứa các hoạt chất gồm oxalic, acid citric, arundoin, tartatric, triterpene methylethers, cylindrin… có khả năng hỗ trợ điều trị chứng thận dương hư, tiêu thũng, lợi niệu và ổn định huyết áp. 

Cách thực hiện

  • Dùng 200g rễ cỏ tranh, rửa sạch và sắc cùng với 500ml nước trong vòng 20 phút. 
  • Nước sắc cạn còn 100 – 150ml thì tắt bếp và chia làm 2 – 3 phần uống hết trong ngày. 
  • Kiên trì sử dụng hàng ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm. 

# Bài thuốc chữa thận dương hư từ đỗ đen và cỏ mực

Trong Đông y, cỏ mực là loại thảo dược không độc, tính lạnh và vị ngọt, hơi chua nhẹ rất tốt trong điều trị các bệnh về thận. Còn đỗ đen có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy bổ thận và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thận.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 30g cỏ mực, rửa sạch và để ráo nước, 40g đỗ đen rang thơm lên;
  • Cho hết vào ấm đun, sắc với 500ml nước trong 15 phút; 
  • Phần nước thu được chắt ra chén, chia làm các phần nhỏ uống hết trong ngày; 

3. Châm cứu chữa thận dương hư

Châm cứu là một trong những thủ thuật điều trị thận dương hư hiệu quả bằng Đông y. Nguyên tắc châm cứu trị thận dương hư là hư bổ mẫu, hư tắc bổ, du mộ, nguyệt lạc… 

Thận dương hư
Châm cứu là liệu pháp trị bệnh không dùng thuốc đem lại hiệu quả cao và tương đối an toàn

Cụ thể tác động các huyệt sau: 

  • Hư tắc bổ: Ấm cốc (thủy huyệt kinh Thận) hoặc huyệt Thái khê (Nguyên huyệt); 
  • Hư bổ mẫu: Huyệt Nguyên của kinh phế, Kim nguyệt; 
  • Du mộ: Huyệt kinh môn (huyệt số 25) và huyệt thận du (huyệt số 23); 
  • Ôn bổ thận dương: Huyệt gồm Khí hải, Thận du, Quan nguyên, Mệnh môn; 

Lưu ý: Châm cứu chữa thận dương hư cần được thực hiện bởi kỹ thuật viên có kinh nghiệm để giảm nguy cơ phát sinh biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng da, đau nhức, tê bì tại chỗ…

Kết hợp chăm sóc và phòng ngừa thận dương hư 

Song song với điều trị chứng thận dương hư bằng các biện pháp vừa kể trên, người bệnh cần chủ động điều chỉnh lối sống, sinh hoạt và ăn uống hàng ngày để đạt hiệu quả cải thiện bệnh tốt nhất. 

Thận dương hư
Người mắc chứng thận dương hư cần có chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh

Về chế độ ăn uống

  • Ưu tiên bổ sung các loại nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất từ các loại giàu tinh bột như lúa gạo, lúa mì, ngô, bắp, đậu; rau củ như bầu, bí, mướp, rau muống, rau cải, bông cải xanh; trái cây như dưa hấu, xoài, cà chua, bơ, cam… 
  • Thường xuyên bổ sung các loại trà tốt cho chứng thận dương hư, chẳng hạn như hồng trà, trà mật ong, trà óc chó, trà ích trí nhân hoặc trà ngũ tử.
  • Hạn chế sử dụng dầu động vật, thay vào đó là các loại dầu thực vật như dầu vừng, dầu dừa, dầu ô liu, dầu lạc, dầu đậu tương…
  • Riêng những người mắc chứng thận dương hư nhưng có tiền sử đái tháo đường hoặc rối loạn đường huyết nên hạn chế tiêu thụ quá nhiều thực phẩm đường bột. Vì chúng có thể làm phát sinh các triệu chứng như đau mắt, chóng mặt, tiểu nhiều về đêm, khát nước, thậm chí rơi vào hôn mê…
  • Ăn uống đủ bữa, ăn vừa đủ, tránh nhịn đói hoặc ăn quá no. 
  • Kiêng các loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh, cay nóng, nội tạng động vật, chế biến nhiều muối, bột ngọt, đường… 
  • Kiêng tuyệt đối rượu bia, cà phê, trà, thức uống có gas…

Về chế độ sinh hoạt

  • Điều chỉnh tần suất quan hệ tình dục vừa đủ, không quá nhiều để tránh gây ảnh hưởng đến thể lực và chức năng thận dương;
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh stress;
  • Ngủ sớm, ngủ đủ giấc khoảng 8 tiếng/ ngày; 
  • Duy trì thói quen tập thể dục điều độ hàng ngày, tập ít nhất 30 phút, tập điều độ, với cường độ phù hợp và ưu tiên những bộ môn nhẹ nhàng; 

Chứng thận dương hư ở cả nam và nữ đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe thể chất lẫn chuyện tình dục. Tốt nhất nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và chỉ định điều trị bằng phác đồ Đông y phù hợp.

THÔNG TIN NHÀ THUỐC ĐỖ MINH ĐƯỜNG

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình – Hotline 0984 650 816
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh – Hotline 0932 088 186
  • Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, CN và các ngày lễ, Tết:
  • Sáng: 8h00 – 12h00
  • Chiều: 13h30 – 17h30

Đặt lịch khám với chuyên gia nhà thuốc Đỗ Minh Đường

TÌM HIỂU THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger