Điều Trị Gout Bằng Phương Pháp Nào? Đi Tìm Lời Giải Cùng Chuyên Gia
Tìm kiếm phương pháp điều trị gout vẫn luôn là trăn trở, bài toán với nhiều người. Hiện tại có rất nhiều phương pháp chữa bệnh lý này nhưng cần áp dụng đúng dựa trên tình trạng cụ thể.
Điều trị gout bằng mẹo, dùng thuốc tây hay thuốc đông y mới thực sự hiệu quả?
Chắc hẳn rằng với những người bị bệnh gout khi nhắc đến tên thôi cũng cảm thấy rùng mình bởi nghĩ tới những cơn đau như muốn chết đi sống lại. Ai cũng muốn mau chóng tìm ra cách chữa trị dứt điểm, không còn phải nơm nớp lo sợ bệnh tái phát.
Tuy nhiên có phải phương pháp nào cũng có hiệu quả tốt, phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người. Câu trả lời là không? Bệnh gout muốn điều trị hiệu quả cần dùng thuốc kết hợp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng một cách nghiêm ngặt.

Cách điều trị bệnh gút tại nhà TIỆN, RẺ nhưng hiệu quả KHÔNG CAO
Thực tế trong dân gian đã và đang lưu truyền rất nhiều mẹo chữa bệnh khác nhau. Chỉ với một vài loại rau củ nhưng được “thần thánh hóa” có thể chữa khỏi bệnh gout. Về hiệu quả của phương pháp này hiện vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi bởi thực tế việc áp dụng thảo dược không giải quyết triệt để bệnh.
Đối tượng phù hợp gồm những người mới bị gout, triệu chứng nhẹ và chưa có biến chứng. Những cách được áp dụng nhiều nhất là:
- Lá vối chữa gout
Theo cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi có ghi lại cây vối là thảo dược lành tính trong đó lá vối, nụ vối được dùng để làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Khi nấu nước uống sẽ giúp làm mát cơ thể, cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Cách dùng dùng lá vối rất đơn giản bạn chỉ cần sử dụng 1 nắm lá vối tươi hoặc lá vối phơi khô theo liều lượng nhất định rửa sạch, vò nát rồi cho vào ấm đun nước uống. Sử dụng thay nước lọc hàng ngày.
- Chữa gout bằng gừng tươi
Sử dụng gừng để chữa bệnh không còn xa lạ đặc biệt với các bệnh lý về xương khớp. Trong gừng chứa nhiều tinh chất có tác dụng làm ấm, lưu thông khí huyết, chống viêm sưng, kháng khuẩn tốt. Sử dụng gừng đun nước ngâm hay pha trà uống là cách phổ biến nhất để chữa gout.
Theo dân gian lưu truyền bạn chỉ cần dùng 1 củ gừng tươi đem giã nát cùng ít muối hạt sau đó cho vào nồi thêm nước đun sôi. Tắt bếp mở vung cho nước nguội bớt còn khoảng 40-50 độ ngâm vùng khớp gout vào nước gừng.

- Điều trị bệnh gút bằng đậu xanh
Đây cũng là phương pháp chữa bệnh gout được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Bởi đậu xanh lành tính lại có hàm lượng dinh dưỡng cao, giải độc, thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe nên càng được ưa chuộng.
Để cải thiện triệu chứng bệnh gout bạn có thể dùng đậu xanh nấu cháo, làm sữa. Cách thực hiện vô cùng đơn giản bạn chỉ cần lấy 1 lượng đậu xanh rửa sạch ngâm nước cho mềm rồi đem ninh cùng gạo thành cháo.
Ngoài ra còn rất nhiều cách điều trị gout bằng mẹo khác như dùng cây sói rừng, lá sake, tía tô, cần tây, lá lốt… tùy vào từng địa phương mà lưu truyền các cách chữa khác nhau.
Một số người khi áp dụng mẹo có thể thấy sự cải thiện nhất định về các triệu chứng tuy nhiên do dược tính thấp nên các mẹo dân gian không giúp loại bỏ được gốc bệnh, dễ tái phát lại.
Nếu bạn muốn điều trị gout dứt điểm thì các mẹo chữa dân gian trên không phải là lựa chọn tốt nhất. Để tránh mất thời gian, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bạn cần phải thăm khám, điều trị bằng phương pháp chuyên sâu.
XEM THÊM: 4 Mẹo Chữa Gout Bằng Đậu Xanh Hiệu Quả, Lành Tính Nên Thử
Chế độ dinh dưỡng cải thiện bệnh gout
Chế độ ăn uống hàng ngày chính là nguồn cơn gây ra bệnh gout vì vậy người bệnh cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thực tế đây là phương pháp được khuyến khích bởi nếu bạn vẫn giữ thói quen ăn uống nhiều chất đạm, purin thì nồng độ acid uric sẽ tăng cao, bệnh càng tiến triển nặng nề hơn.
Các khảo sát cũng cho thấy những người điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học lành mạnh tỉ lệ tái phát triệu chứng gout sẽ thấp hơn. Lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết người bị gout nên tuân thủ nguyên tắc sau:
- Giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần ăn <1g protein/kg/ ngày, nhất là nguồn đạm chứa nhiều purin: các loại thịt đỏ, thịt chó, nội tạng động vật…
- Tăng cường chất bột đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất: bắp cải, dưa chuột, xà lách, các loại hạt,…
- Sử dụng chất béo không no.
- Sử dụng thức ăn chứa ít nhân purin. Hạn chế thức ăn nhiều acid uric.
- Đảm bảo uống đủ nước.
Tuy nhiên nếu chỉ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng gốc bệnh không được giải quyết các triệu chứng bệnh có thể tái phát bất cứ khi nào. Chính vì vậy người bệnh vẫn cần kết hợp các phương pháp điều trị chuyên sâu tại cơ sở y tế.

Điều trị gout bằng thuốc tây y tác dụng tức thì nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro
Sử dụng thuốc tây là cách nhanh nhất để kiểm soát các triệu chứng bệnh gout. Tuy nhiên để tránh những rủi ro đáng tiếc, người bệnh nếu muốn sử dụng thuốc tây y cần tìm hiểu cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám, dùng thuốc theo chỉ dẫn.
Một số thuốc tây chữa gout hiện được đông đảo người dùng gồm:
- Thuốc giảm đau kháng viêm: thuốc kháng viêm không steroid, Colchicine, Corticosteroid,
- Thuốc ức chế tổng hợp acid uric: Allopurinol, Febuxostat,
- Thuốc làm tăng thải acid uric: Probenecid, Lesinurad, Benzbromarone…
- Thuốc hủy acid uric: Rasburicase, Pegloticase…
Tất cả các loại thuốc trên cần được bác sĩ kê đơn. Thuốc hạn chế/không dùng cho các đối tượng mẫn cảm với thành phần của thuốc, người mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, phụ nữ mang thai, đang cho con bú…
Rất nhiều tác dụng phụ của thuốc tây y được cảnh báo:
- Gây hại cho hệ tiêu hoá
- Tổn thương chức năng gan
- Ảnh hưởng xấu tới thận, gây suy thận
Ngoài ra còn có những tác dụng phụ thường gặp khác như chóng mặt, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn…
Đông y chữa gout – Xu hướng điều trị được đánh giá cao
Đông y tuy không phải là lựa chọn đầu tiên của nhiều người, nhưng lại là phương pháp cho hiệu quả tốt nhất. Phương pháp này phù hợp với mọi đối tượng, mọi thể trạng tuy nhiên chỉ hiệu quả với những người kiên trì, tuân theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.
Bởi đông y sử dụng thảo dược tự nhiên cần thời gian để thẩm thấu, phát huy tác dụng trị bệnh. Mục tiêu không chỉ loại bỏ phần ngọn – triệu chứng mà đánh vào gốc rễ bệnh; phục hồi khớp xương, cơ quan bị ảnh hưởng và tăng cường sức khỏe toàn diện. Thăm khám để được các chuyên gia YHCT chẩn đoán và định hướng điều trị bằng đông y một cách chính xác nhất.
Những điều cần biết khi điều trị gout
Gout là bệnh lý không thể điều trị khỏi trong một sớm một chiều, đặc biệt là những người bị gout mãn tính, bị gout nhiều năm. Để đạt kết quả điều trị tốt chúng tôi có một số lời khuyên dành cho người bệnh:

- Ngay khi thấy tình trạng sưng đau bất thường ở các khớp cần tìm đến cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám, làm theo chỉ dẫn.
- Không nên tự ý chẩn bệnh, mua thuốc không kê đơn hay các loại thuốc được quảng cáo, bán tràn lan bên ngoài.
- Khi được bác sĩ, thầy thuốc kê đơn cần tuân thủ đúng chỉ dẫn về liều lượng thuốc. Không tự ý bỏ thuốc, kết hợp các loại thuốc điều trị với nhau.
- Nếu xảy ra dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, tiêu chảy, buồn nôn… cần liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
- Kết hợp phương thuốc điều trị với chế độ ăn uống khoa học.
- Sau điều trị người bệnh vẫn cần duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Chuyên gia khuyên rằng, người bệnh cần tìm kiểu kỹ và đưa ra lựa chọn đúng đắn, giúp điều trị gout tận gốc, ngừa tái phát và biến chứng. Nếu có vấn đề gì cần liên hệ với chuyên gia hoặc bác si chuyên về xương khớp để được giải đáp chi tiết nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Đau Khớp Ngón Tay Út – Nắm Rõ Nguyên Nhân Để Chữa Trị Hiệu Quả
- Công Dụng Chữa Viêm Khớp Của Cây Bàng Gai Hiệu Quả Ít Người Biết