Chuyên gia hướng dẫn phân biệt viêm họng và viêm amidan

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm amidan Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Để phân biệt viêm họng và viêm amidan, chúng ta có thể dựa trên điểm khác biệt về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của hai bệnh. Điều này không chỉ giúp bác sĩ đưa ra được sự chẩn đoán chính xác mà còn cho phép lựa chọn được phương pháp khắc phục bệnh phù hợp, hiệu quả nhất cho vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải.

Viêm họng và viêm amidan có phải là một bệnh?

Viêm họng và viêm amidan là hai bệnh lý hoàn toàn khác biệt. Đây đều là những vấn đề thường gặp ở đường hô hấp trên nhưng do có các triệu chứng tương đồng nên nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này.

phân biệt viêm họng và viêm amidan
Cần phân biệt rõ ràng giữa viêm họng và viêm amidan để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả

Viêm họng là tình trạng sưng viêm xảy ra ở niêm mạc họng. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do bị nhiễm trùng virus (cúm, cảm lạnh), liên cầu khuẩn hoặc do bị kích ứng sau khi hít phải hóa chất, khói thuốc lá…

Trong khi đó, bệnh viêm amidan là một dạng nhiễm trùng lành tính gây sưng viêm cho các tổ chức lympho nằm sau hầu họng. Amidan được xem là tổ chức bạch huyết lớn, hoạt động như một hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại.

Khi bị viêm họng và viêm amidan, hầu hết bệnh nhân đều xuất hiện cảm giác đau họng, đau khi nuốt thức ăn, ho và vướng víu ở cổ họng, đôi khi còn bị sốt. Nếu không biết cách phân biệt giữa hai bệnh hoặc không đi khám bác sĩ, việc chẩn đoán nhầm lẫn rất dễ xảy ra.

XEM THÊM: Bệnh Viêm Họng Mãn Tính và Giải Pháp Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Phân biệt viêm họng và viêm amidan

Viêm họng và viêm amidan đều là các tình trạng viêm nhiễm ở vùng họng. Nếu không phân biệt rõ, bạn có thể gặp sai lầm khi lựa chọn phương pháp điều trị. Điều này có thể khiến cho bệnh ngày càng trở nặng và gây ra những biến chứng không mong muốn.

Để phân biệt viêm họng và viêm amidan, bạn có thể dựa vào một số điểm khác biệt dưới đây:

– Vị trí ảnh hưởng:

  • Viêm họng: Bệnh thường chỉ gây tổn thương, viêm nhiễm ở niêm mạc họng
  • Viêm amidan: Vị trí bị ảnh hưởng là các khối mô lympho ở hai bên cổ họng.

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Viêm họng: Bệnh có thể xảy ra do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc do tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, dị ứng (khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất, đồ nóng hoặc lạnh quá mức,…)
  • Viêm amidan: Vi khuẩn, virus là tác nhân chính gây bệnh

– Triệu chứng bệnh thường gặp:

  • Viêm họng: Khi niêm mạc họng bị sưng viêm, người bệnh thường có cảm giác đau họng, khô họng, khó nuốt, đôi khi còn bị sốt và ho.
  • Viêm amidan: Amidan ở một hay hai bên thành họng bị sưng to dẫn đến cảm giác đau họng, đầy họng, có cảm giác vướng víu và đau khi nuốt thức ăn. Trên khối amidan có thể xuất hiện mủ trắng hoặc vàng. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, hôi miệng, sưng đau hạch bạch huyết ở cổ hoặc ở hàm.
viêm họng và viêm amidan khác nhau chỗ nào
Bệnh viêm họng và viêm amidan có một số điểm khác nhau về vị trí ảnh hưởng, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị 

– Phương pháp điều trị:

  • Viêm họng: Bệnh nhân được kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị khi có nhiễm khuẩn. Kết hợp dùng thêm các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm hay thuốc kháng dị ứng để cải thiện triệu chứng bệnh.
  • Viêm amidan: Về cơ bản, các loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm họng và viêm amidan tương đối giống nhau. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị amidan mãn tính hoặc tái phát nhiều lần sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt amidan.

TÌM HIỂU THÊMViêm amidan có thể tự khỏi không? Điều cần biết

Cách phòng ngừa viêm họng và viêm amidan

Bệnh viêm amidan và viêm họng có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, từ trẻ em cho đến phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Để giảm nguy cơ mắc những bệnh lý này, bạn có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên với xà phòng để diệt khuẩn
  • Tránh tiếp xúc với người đang bị viêm đường hô hấp cấp, đặc biệt là những bệnh lý có khả năng lây nhiễm cao như cảm cúm, sởi, lao phổi, viêm phế quản
  • Bảo vệ hệ hô hấp bằng các đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, hóa chất, phấn hoa hay khói thuốc lá.
  • Giữ ấm vùng cổ họng khi thời tiết lạnh.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể. Ưu tiên nước ấm hay nước ép trái cây tươi và tránh uống nước đá lạnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng các thực phẩm sử dụng. Kết hợp luyện tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và tránh stress để cơ thể có sức đề kháng tốt hơn.
  • Kiêng hút thuốc lá và hạn chế tiêu thụ rượu bia.
  • Điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng khác ở đường hô hấp nếu có, tránh để lây lan đến họng và amidan.

Việc phân biệt rõ ràng giữa viêm họng và viêm amidan sẽ giúp bạn tránh gặp phải những sai lầm không đáng có trong quá trình điều trị. Điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn.

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger