Cấy Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm: Quy Trình, Chi Phí Thực Hiện

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp Đông Tây y kết hợp với mục đích giảm đau và hỗ trợ phục hồi chức năng cột sống. Giải pháp này ngày càng được ứng dụng phổ biến vì đem lại kết quả cao, nhanh chóng và khá an toàn. 

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm
Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp Đông Tây y kết hợp, có cơ chế tác động tương tự như châm cứu

Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?

Theo các tài liệu y học, cấy chỉ được ghi nhận là phương pháp trị bệnh bằng cách sử dụng một loại chỉ tự tiêu (Cagut) cấy trực tiếp vào trong cơ thể, nhằm tạo ra những tác động cải thiện sức khỏe.

Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm, cấy chỉ được thực hiện bằng cách đưa chỉ vào các vị trí huyệt đạo được xác định trước. Nhờ đó giúp kích thích tuần hoàn máu lưu thông đến cột sống, thư giãn và giảm đau.

Cơ chế hoạt động của phương pháp cấy chỉ trị thoát vị đĩa đệm như sau: 

  • Kích thích tuần hoàn máu, mang dưỡng chất đến nuôi dưỡng cột sống; 
  • Làm chậm quá trình thoái hóa;
  • Giảm đau nhức, sưng viêm và các triệu chứng thoát vị đĩa đệm khác; 
  • Phục hồi khả năng vận động; 
Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm
Chỉ Cagut là loại chỉ tự tiêu được cấy vào các huyệt vị nhằm kích thích tuần hoàn máu và giảm đau nhức

Các chuyên gia cho biết, cấy chỉ điều trị thoát vị đĩa đệm được nghiên cứu và phát triển dựa trên nền tảng của Y học cổ truyền Trung Hoa, cụ thể là phương pháp châm cứu. Do đó, cách chữa này được xếp cùng danh mục trị bệnh với các biện pháp khác như xoa bóp, bấm huyệt, cứu ngải… 

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cấy chỉ có thể đem lại kết quả rõ rệt sau thời gian ngắn áp dụng. Thông thường, chỉ cần kiên trì thực hiện lộ trình từ 15 – 20 ngày, bệnh sẽ dần được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải ai thực hiện cũng đem lại hiệu quả như mong đợi. Vì kết quả điều trị còn phụ thuộc vào các yếu tố như: 

  • Tuổi tác;
  • Mức độ bệnh nặng hay nhẹ; 
  • Tay nghề, kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện; 
  • Cơ sở bệnh viện điều trị; 
  • Có áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác hay không?

Chỉ định và chống chỉ định

Cấy chỉ được đánh giá là phương pháp đem lại hiệu quả cao và an toàn. Nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. 

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm
Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm chỉ phù hợp với những trường hợp mức độ bệnh nhẹ và trung bình

Chỉ định: Chỉ thực hiện với những trường hợp sau: 

  • Cơn đau thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ và trung bình; 
  • Tổn thương cấu trúc đĩa đệm chưa nghiêm trọng, lớp màng bao xơ chưa bị rách, khối nhân nhầy chưa hoặc tràn ra ngoài nhưng chưa quá nhiều;

Chống chỉ định: Không áp dụng cách chữa này khi: 

  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, cao huyết áp, có tiền sử mắc bệnh tim mạch, suy giảm chức năng gan, thận, rối loạn chỉ số huyết áp;
  • Người đang bị sốt hoặc có thể trạng sức khỏe yếu kém;
  • Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú; 
  • Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc trị bệnh, thuốc cao huyết áp, thuốc ung thư…;
  • Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nặng, cần can thiệp phẫu thuật; 
  • Người có cơ địa nhạy cảm, đã từng hoặc có nguy cơ cao bị dị ứng với chỉ tự tiêu; 

Quy trình cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm 

Để biết được bản thân có phù hợp thực hiện cách chữa này hay không, trước tiên người bệnh cần chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, biện pháp cấy chỉ thường được chỉ định kết hợp với phác đồ dùng thuốc để tăng hiệu quả. 

Lộ trình cấy chỉ thoát vị đĩa đệm được khuyến cáo thực hiện từ 3 – 6 lần/ đợt, mỗi lần thực hiện cấy chỉ lên 10 – 15 huyệt vị. Mỗi lần cấy chỉ cách nhau tối đa 15 ngày. Quy trình thực hiện cụ thể như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị trước khi thực hiện

Bệnh nhân sẽ được thăm khám và chẩn đoán dạng bệnh, mức độ thông qua kiểm tra triệu chứng lâm sàng, thực hiện các bài test vận động theo yêu cầu và xét nghiệm hình ảnh (chụp X quang, MRI hoặc CT Scan). Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ đánh giá thể trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng của bệnh nhân để đưa ra chỉ định thực hiện cấy chỉ. 

Những trường hợp được chỉ định cấy chỉ, ngay sau đó bác sĩ sẽ căn dặn những một số vấn đề sau để chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện: 

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi tiến hành cấy chỉ ít nhất 5 tiếng. Bước này giúp loại bỏ chất cặn bã, bụi bặm và mồ hôi tích tụ trong lỗ chân lông, giảm mức độ ảnh hưởng đến kết quả cấy chỉ. 
  • Giữ sạch làn da, hạn chế vận động và tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất, bụi bặm. 
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đủ bữa, đủ chất. Tuy nhiên cần tránh ăn quá no hoặc để bụng đói khi thực hiện cấy chỉ. 
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức và ngủ sớm, ngủ đủ giấc hàng ngày. 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, dễ vén lên vì cấy chỉ chủ yếu được thực hiện ở vùng lưng. 
  • Những người có thể trạng sức khỏe yếu kém nên có người nhà đi theo để hạn chế các rủi ro. 

Đối với đơn vị thực hiện, cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị sau: 

  • Có đầy đủ các dụng cụ sau trong phòng thực hiện: Máy khử trùng các dụng cụ, găng tay vô khuẩn, khay men, khay quả đầu, Pank pocker không có mấu, bông gòn y tế, cồn diệt khuẩn, băng keo dính, kéo cắt cô trùng, dung dịch sát khuẩn… 
  • Chỉ Cagut; 
  • Kim cấy chỉ có kích thước phù hợp; 
  • Lọ thủy mút mài để chứa chỉ cagut đã cắt; 

Bước 2: Tiến hành cấy chỉ điều trị thoát vị đĩa đệm

Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ cấy chỉ phù hợp. Dưới đây là hướng dẫn về kỹ thuật cấy chỉ và một số huyệt đạo cần tác động để chữa thoát vị đĩa đệm. Cụ thể như sau: 

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm
Quy trình cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm cần đảm bảo thực hiện đúng từng bước và nguyên tắc vô trùng

Quy trình cấy chỉ

  • Sát trùng các vị trí huyệt đạo sẽ cấy chỉ, phủ săng mổ vải có lỗ lên những huyệt vị này; 
  • Cắt chỉ cagut thành từng đoạn ngắn khoảng 2cm và xuyên vào các kim cấy chỉ vô trùng chuyên dụng đã chuẩn bị sẵn; 
  • Châm kim cấy chỉ từ từ vào da ngay tại các vị trí huyệt vị, đâm sâu khoảng 2 – 3cm; 
  • Khi chỉ đã nằm trong huyệt, rút kim ra từ từ, nhẹ nhàng để hạn chế đau nhức; 

Một số huyệt vị thường được cấy chỉ để chữa thoát vị đĩa đệm như: 

  • Trường hợp khối thoát vị chưa chèn ép rễ dây thần kinh: Tiến hành cấy chỉ vào các huyệt Giáp tích L5-S1, huyệt Giáp tích L4-L5, huyệt Thận du, huyệt Đại trường du… Đây là những huyệt có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, mang dưỡng chất cần thiết đến cột sống để nuôi dưỡng, tái tạo cấu trúc, phục hồi chức năng và đẩy lùi các cơn đau nhức. 
  • Trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh, mạch máu: Tiến hành cấy chỉ vào các huyệt vị khác gồm: Tuyệt cốt, Thừa phù, Phong thị, Quang minh, Trật biên, Ân môn, Thừa sơn, Dương lăng tuyền, Côn lôn… 

Bước 3: Sau khi cấy chỉ thoát vị đĩa đệm

Sau khi cấy chỉ, người bệnh cần hết sức thận trọng và lưu ý một số vấn đề về chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt lành mạnh để thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn. Cụ thể như sau: 

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm
Sau cấy chỉ bệnh nhân phải ở lại bệnh viện theo dõi 15 – 30 phút và ra về nếu không có phản ứng bất thường
  • Sau khi hoàn tất quy trình cấy chỉ, người bệnh sẽ phải ở lại phòng khám từ 15 – 20 phút để theo dõi sức khỏe và phản ứng của cơ thể trước khi về nhà; 
  • Sau khi cấy chỉ từ 12 – 24 tiếng, người bệnh có thể tắm rửa và vệ sinh cơ thể như bình thường; 
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế cử động hoặc vận động mạnh, khuân vác đồ vật nặng hay chơi thể thao quá sức gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc cột sống, đĩa đệm thoát vị; 
  • Ăn uống đủ chất, xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D cần thiết cho sức khỏe xương khớp. Tránh ăn những món không phù hợp như thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều gia vị, thức ăn nhanh…;
  • Đặc biệt, không sử dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…;
  • Vận động bằng các bài tập cơ bản, bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội… Chú ý tập vừa sức và phù hợp với thể trạng sức khỏe để phòng ngừa các rủi ro bất thường cho quá trình phục hồi cột sống đĩa đệm;
  • Tuân thủ lịch tái khám với bác sĩ để kiểm tra tiến độ phục hồi, có hướng xử lý kịp thời nếu có bất thường;

Tác dụng phụ có thể gặp khi cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm

Cấy chỉ là phương pháp điều trị xâm lấn khi áp dụng kỹ thuật đưa trực tiếp chỉ tự tiêu vào trong các huyệt vị thông qua da. Do đó, rủi ro tác dụng phụ là khó tránh khỏi, tùy theo tay nghề thực hiện của bác sĩ, cách chăm sóc sau thực hiện và thể trạng cơ địa của bệnh nhân.

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cấy chỉ có thể gây ra hiện tượng vựng châm
  • Sau cấy chỉ, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như chóng mặt, choáng đầu, hoa mắt, vã mồ hôi, buồn nôn, tụt huyết áp đột ngột… Đây còn được gọi là hiện tượng vựng châm xảy ra sau khi thực hiện cấy chỉ hoặc châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
  • Chảy máu, nhiễm trùng tại vết cấy chỉ;
  • Phát sinh các triệu chứng dị ứng với chỉ tự tiêu; 
  • Có nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh
  • Truyền nhiễm do sử dụng kim châm không được khử trùng sạch sẽ; 

Do đó, để phòng ngừa những rủi ro này, người bệnh cần thận trọng chọn lựa thực hiện ở những cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa uy tín. Tránh thực hiện ở các cơ sở nhỏ lẻ, phòng ốc, dụng cụ không được sát trùng và bác sĩ có tay nghề kém để tránh gây ra những rủi ro khó lường. 

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm giá bao nhiêu? Thực hiện ở đâu tốt nhất? 

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp kết hợp nhuần nhuyễn giữa Đông và Tây y, đem lại kết quả cải thiện rõ rệt sau vài lần thực hiện. Đặc biệt, cách chữa này có mức độ an toàn cao hơn so với các biện pháp xâm lấn khác.

Chi phí cho một lần cấy chỉ thường dao động từ khoảng vài trăm nghìn đến vài triệu. Tùy theo cơ sở thực hiện, số lượng chỉ cần cấy và số đợt thực hiện mà tổng chi phí của từng người sẽ khác nhau. 

Hiện nay, phương pháp cấy chỉ chỉ trị thoát vị đĩa đệm được đưa vào áp dụng phổ biến, rộng rãi và được nhiều bệnh nhân chọn lựa. Dưới đây là gợi ý một số địa chỉ cấy chỉ thoát vị đĩa đệm được đánh giá tốt dành cho bạn:

  • Viện cấy chỉ Hải Thượng Lãn Ông;
  • Bệnh viện Châm cứu Trung ương;
  • Bệnh viện Quân y 103;
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108;
  • Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM;
  • Bệnh viện Y dược học dân tộc TPHCM; 
  • Phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn;

Lưu ý khi cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm 

Để đạt được hiệu quả như mong đợi và phòng tránh các rủi ro khi áp dụng phương pháp này, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây: 

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm
Vận động nhẹ nhàng và ăn uống khoa học sau cấy chỉ giúp hỗ trợ phục hồi bệnh nhanh chóng hơn
  • Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp xâm lấn hiệu quả và an toàn hơn nhiều so với phẫu thuật. Tuy nhiên, cách này chỉ có khả năng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng lâm sàng và phục hồi chức năng vận động tạm thời. Hoàn toàn không có việc cấy chỉ sẽ tác động đến căn nguyên gây bệnh và chữa khỏi bệnh dứt điểm. 
  • Hiệu quả và thời gian phát huy tác dụng của cách chữa này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Tốt nhất người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng hơn. 
  • Xây dựng lộ trình chăm sóc sức khỏe phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại, vừa giúp ngăn chặn biến chứng vừa giúp cấy chỉ đạt hiệu quả cao. 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm. Hy vọng những kiến thức trên đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về biện pháp điều trị mới này. Nếu có mong muốn được thực hiện, trước tiên hãy tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán bệnh và tư vấn chi tiết hơn. 

THAM KHẢO THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger