Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm: Giải pháp hiệu quả nên thử

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là cách chữa bệnh hiệu quả được phát triển dựa theo nền tảng Y học cổ truyền. Đây là kỹ thuật không xâm lấn, không dùng thuốc, chỉ tác động đến các cơ, xương, khớp nhằm mục đích giảm đau, trợ phục hồi cấu trúc và chức năng đĩa đệm.

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp Đông y chữa bệnh hiệu quả, an toàn

Bấm huyệt có chữa được thoát vị đĩa đệm không?

Theo quan điểm của YHCT, thoát vị đĩa đệm thuộc chứng yêu cước thống, nhóm tọa cốt phong. Căn nguyên bệnh sinh là do sự tác động của các yếu tố phong hàn thấp, suy giảm chức năng kinh bàng quang, kinh khí bế tắc, kèm theo giảm chức năng can thận. Nguyên tắc điều trị là dứt điểm căn nguyên, bồi dưỡng cơ thể, phục hồi chức năng vận động và phòng ngừa tái phát. 

Ngoài châm cứu, bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp chữa trị được ứng dụng phổ biến trong hầu hết các phác đồ trị liệu cổ truyền. Đây là liệu pháp kích thích vật lý, sử dụng lực tay để day, ấn, bấm, xoa, nắn trực tiếp lên vị trí huyệt đạo đã được xác định trước. 

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Bấm huyệt đem lại nhiều lợi ích cho tuần hoàn, thần kinh và xương khớp, hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm, bấm huyệt có tác dụng:

  • Kích thích các mạch máu hoạt động hiệu quả hơn, lưu thông tuần hoàn máu trơn tru
  • Giải phóng bớt sự chèn ép tại các dây thần kinh, thư giãn các bó cơ
  • Giảm đau, giảm sưng viêm nhanh chóng
  • Phục hồi cấu trúc và chức năng đĩa đệm
  • Đả thông kinh lạc, kích hoạt cơ chế tự chữa lành tổn thương, phục hồi chức năng vận động linh hoạt của cột sống
  • Làm chậm quá trình thoái hóa.
  • Xoa dịu căng thẳng thần kinh nhờ khả năng sản sinh nhiều hormone endorphin tự nhiên. Giảm mệt mỏi, chống suy nhược
  • Kích thích sản sinh các tế bào lympho nội sinh, hỗ trợ điều trị bệnh, nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch tự nhiên.

Chống chỉ định

Dù sở hữu những ưu điểm vượt trội, nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng cách chữa này. Cụ thể, phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm chống chỉ định với:

  • Người bị chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, va chạm mạnh bị gãy xương, tổn thương đĩa đệm, dây chằng, ổ khớp nghiêm trọng; 
  • Người có tiền sử mắc các bệnh về suy giảm chức năng tim, phổi như suy hô hấp, hen suyễn, nhồi máu cơ tim…; 
  • Người mắc các bệnh thực thể như thủng dạ dày, viêm ruột thừa hoặc các bệnh truyền nhiễm…; 
  • Tuyệt đối không bấm huyệt tại những vùng da viêm nhiễm, nổi mụn nhọt, lở loét, chảy máu, rỉ dịch…

Hướng dẫn cách bấm huyệt đúng chuẩn để điều trị thoát vị đĩa đệm

Bấm huyệt là kỹ thuật không dùng thuốc, không can thiệp y tế, nhìn khá đơn giản nhưng nếu thực hiện sai cũng có thể gây ra những rủi ro khó lường trước. Vì vậy, khi áp dụng cách chữa này cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc và quy trình thực hiện chuẩn. 

1. Nguyên tắc bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm 

Một số nguyên tắc quan trọng khi thực hiện bấm huyệt như sau: 

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm cần tuân thủ những nguyên tắc về tư thế nằm, kỹ thuật, thời gian bấm huyệt
  • Xác định chính xác những vị trí huyệt đạo cần bấm. Đồng thời, kết hợp tác động nhẹ khoảng 20 giây/ huyệt nhằm thư giãn, làm mềm các cơ, khớp tại huyệt, tạo tiền đề cho các bước bấm huyệt phía sau. 
  • Chuẩn bị tư thế nằm cho bệnh nhân phù hợp với mục đích điều trị. Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm lưng hoặc cổ, người bệnh thường phải nằm sấp hoặc nghiêng sang một bên. Đảm bảo thả lỏng toàn thân, thư giãn cơ thể, không gồng mình hoặc co cứng cơ vì sẽ gây đau nhức trong quá trình bấm huyệt và cũng khó đạt hiệu quả như mong đợi. 
  • Kiểm tra huyệt để đánh giá tình trạng huyệt đã sẵn sàng cho việc bấm huyệt hay chưa. Nếu đã sẵn sàng sẽ tiếp tục đến bước tiếp theo, còn nếu chưa sẽ được massage xoa bóp nhẹ nhàng tứ 5 – 10 phút để phòng ngừa rủi ro. 
  • Bản thân người bệnh phải chú ý đến cảm giác của bản thân trong quá trình bấm huyệt và thông báo ngay cho người thực hiện để điều chỉnh lực đạo từ tay cũng như kỹ thuật thực hiện phù hợp hơn. 
  • Thời gian bấm huyệt cho một liệu trình thường kéo dài từ 15 – 20 phút, tương đương 10 – 15 lần. 

2. Quy trình thực hiện

Thực hiện đúng quy trình các bước quyết định đến 80% tỷ lệ thành công của phương pháp bấm huyệt, đẩy lùi triệu chứng và phục hồi khả năng vận động. Tùy theo vị trí thoát vị đĩa đệm là lưng hay cổ mà quy trình thực hiện cũng như các huyệt vị cần tác động sẽ khác nhau. 

Xoa bóp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng 

Bệnh nhân nằm úp sấp trên giường bệnh, đầu nghiêng sang một bên và hai tay thả lỏng, để xuôi dọc theo thân người. 

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Quy trình xoa bóp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
  • Bước 1: Dùng lòng bàn tay chà xát nhẹ nhàng lên vùng da lưng theo phương thẳng đứng, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Bước này giúp làm nóng cơ thể, có thể kết hợp dùng dầu nóng để tăng hiệu quả giảm đau. 
  • Bước 2: Dùng mu bàn tay vừa miết vừa đẩy da lưng hướng lên trên, xuống dưới hoặc sang ngang. Kết hợp với tay còn lại để vừa đẩy cho chùng da vừa kéo căng ra. Thực hiện từ trên xuống và từ trái sang phải, mỗi đợt 5 – 10 lần. 
  • Bước 3: Đặt 2 lòng bàn tay lên 2 bên thắt lưng sao cho ngón cái hướng xuống, 4 ngón còn lại hướng lên. Vừa bóp vừa kéo da thịt đi lên liên tục trong vòng 3 phút. Chú ý dùng lực mạnh hơn một chút để tác động khai thông tắc nghẽn, giảm đau hiệu quả. Nhưng cũng không nên thực hiện quá mạnh để tránh tăng nặng tổn thương. 
  • Bước 4: Dùng 2 ngón tay cái day từ trên xuống dưới tại vùng sát bên cột sống. Nếu người bệnh phản ánh vùng nào bị đau nhiều thì day vùng đó nhiều hơn. 
  • Bước 5: Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nằm gần mắt cá chân (huyệt Côn Lôn) trong vòng 1 phút. 
  • Bước 6: Nắm tay lại để dồn lực vào mu bàn tay, tiến hành đấm trực tiếp lên cột sống, 2 bên thắt lưng liên tục khoảng 10 – 15 lần/ bên. Bước này có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, khu phong, tán hàn… 
  • Bước 7: Cũng là bước cuối cùng, dùng cả bàn tay vỗ 3 cái vào vùng thắt lưng dưới. Động tác này có tác dụng làm mềm các khối cơ bị co cứng, đau nhức nhờ cơ chế thông kinh hoạt lạc, cải thiện chức năng vận động. Đồng thời thư giãn toàn bộ lưng để kết thúc quá trình bấm huyệt. 

Xoa bóp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm cổ

Cổ là bộ phận tồn tại rất nhiều dây thần kinh và huyệt vị cần tác động để chữa thoát vị đĩa đệm. Sau đây là bước cơ bản trong quy trình xoa bóp, bấm huyệt chữa thoát vị đốt sống cổ

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm cổ thông qua các huyệt vị nằm xung quanh cổ

Bước 1: Xoa bóp từng vùng

  • Vùng cổ: Đặt 2 ngón tay cái ra sau gáy, 4 ngón còn lại ôm trọn lên đầu. Dồn lực day mạnh vùng phía sau gáy trong vòng 2 – 3 phút. Kết hợp massage nhẹ nhàng lên vùng cổ bên trái, xoa bóp từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên trong 1 phút. Đổi bên và thực hiện lặp lại động tác tương tự. 
  • Vùng gáy: Đan hai bàn tay lại với nhau, đặt ra sau gáy và chà xát lên xuống từ chân tóc đến vai. Kết hợp bóp nhẹ nhàng ở 2 bên cổ khoảng 10 – 15 lần. 
  • Vùng xương bả vai: Thả lỏng toàn bộ vùng xương bả vai trong vòng 15 phút, dùng tay phải vuốt kéo dài từ bả vai xuống khuỷu tay liên tục để tạo nhiệt nóng. Đổi bên và thực hiện tương tự. Sau đó, chụm các đầu ngón tay với nhau, vỗ lên tay còn lại trong 5 phút và đổi bên. Cuối cùng là nắm tay lại thành nắm đấm, đấm nhẹ nhàng lên các nhóm cơ trên vùng bắp tay trong 5 phút và đổi bên. 

Lưu ý, khi thực hiện bước này cần hết sức lưu ý về lực đạo, tránh tác động lực quá mạnh để giảm nguy cơ tổn thương mô mềm bên ngoài. 

Bước 2: Tiến hành bấm huyệt

Những huyệt vị cần tác động bấm huyệt để chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như: huyệt Á thị, huyệt Phong trì, huyệt Bách hội và huyệt Kiên tỉnh. Cụ thể cách bấm huyệt như sau: 

# Huyệt Á thị

Có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm mức độ tổn thương do thoát vị và giảm đau nhức hiệu quả. 

Cách xác định:

  • Huyệt này thường không có vị trí cố định, có thể nằm trùng với các huyệt khác. 
  • Dùng đầu ngón tay rà nhẹ vào các đốt sống cổ để phát hiện điểu đau nhức. 

Cách bấm huyệt: Ấn và day nhẹ vào huyệt này trong vòng 1 phút. Thực hiện khoảng 10 lần.

# Huyệt Kiên tỉnh

Bấm huyệt Kiên tỉnh giúp giảm đau nhức, tê bì, cứng mỏi do thoát vị đĩa đệm cổ, liệt cổ do nhiễm phong hàn… 

Cách xác định:

  • Huyệt này nằm ở vị trí sâu nhất trên đỉnh vai. 
  • Giơ ngang tay để quan sát vị trí vai lõm xuống sâu nhất, ấn xuống cảm thấy hơi tức ê thì đó chính là huyệt Kiên tỉnh. 

Cách bấm huyệt: Ấn ngón tay cái lên huyệt Kiên tỉnh, day và bấm nhẹ, giữ nguyên trong vòng 1 – 2 phút. Thả lỏng và tiếp ấn day ấn thêm vài lần nữa. 

# Huyệt Phong trì

Bấm huyệt Phong trì chuyên trị hiệu quả các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ, giảm đau mỏi vai gáy, chóng mặt, mất tập trung và cải thiện trí nhớ. 

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Bấm huyệt Phong trì chữa thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả

Cách xác định: Huyệt Phong trì nằm ở vị trí lõm xuống ở sau tai, là điểm tiếp giáp giữa cổ và chân tóc. 

Cách bấm huyệt

  • Dùng 2 ngón tay bấm vào 2 huyệt Phong trì 2 bên, 8 ngón tay còn lại ôm lấy vùng đầu. 
  • Dùng lực vừa phải ấn giữ trong vòng 1 – 2 phút cho đến khi người bệnh có cảm giác nóng ran và hơi ê tức. 
  • Thả lỏng ra và tiếp tục bấm khoảng 5 – 7 lần nữa. 

# Huyệt Bách hội 

Bấm huyệt Bách hội giúp xoa dịu căng thẳng thần kinh, giảm đau thoát vị đĩa đệm cổ và tăng tuần hoàn máu, cải thiện sự tập trung và trí nhớ. 

Cách xác định

  • Nằm ở ngay điểm chính giữa trên đỉnh đầu, là nơi giao nhau giữa 2 đường thẳng dọc giữa đầu và ngang qua vành tai. 
  • Khi xác định được vị trí huyệt, sờ vào thử sẽ thấy có 1 khe hơi lõm xuống. 

Cách bấm huyệt:

  • Dùng đầu ngón trỏ bấm vào huyệt bách hội sao cho người bệnh có cảm giác hơi ê tức và đau nhẹ.
  • Giữ nguyên trong vòng 30 – 45 giây thì thả ra. 
  • Thực hiện thêm vài lần cho đến khi huyệt thư giãn tối đa.

Lưu ý cần biết khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt

Bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm là phương pháp chữa bệnh hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí. Nhưng để đạt được kết quả cao như mong đợi, người bệnh cần lưu ý một vài điều cơ bản sau: 

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Tuân thủ lộ trình bấm huyệt kết hợp sử dụng bài thuốc cổ truyền, châm cứu… để chữa thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao
  • Thực chất phương pháp bấm huyệt chỉ có tác dụng hỗ trợ là chính. Vì cơ chế của bấm huyệt là giảm đau, kích thích tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn. Không nên áp dụng cách chữa này với những trường hợp bệnh nặng vì sẽ không có hiệu quả, thậm chí còn tăng nặng mức độ tổn thương. 
  • Từng trường hợp bệnh sẽ được thầy thuốc xây dựng phác đồ bấm huyệt phù hợp. Liệu trình thông thường khoảng 30 ngày, thực hiện đều đặn mỗi ngày, sau đó tùy theo tiến triển của bệnh mà điều chỉnh thời gian thực hiện cho phù hợp. 
  • Để đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần kiên trì theo lộ trình bấm huyệt được đưa ra, không bỏ dở giữa chừng. 
  • Nên tìm đến những cơ sở y tế YHCT, phòng khám Đông y lớn, uy tín để được bấm huyệt đúng quy trình, đem lại kết quả cao. Không nên tự thực hiện tại nhà để hạn chế rủi ro. 
  • Kết hợp bấm huyệt với các phương pháp vật lý trị liệu tích cực khác như châm cứu, tập yoga, nhiệt trị liệu, điện trị liệu… để đạt hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm tốt hơn. 
  • Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần chú ý điều chỉnh lối sống sinh hoạt khoa học, ăn uống đủ chất, duy trì tư thế vận động đúng, hạn chế những công việc nặng nhọc, thoải mái tinh thần, ngủ đủ giấc… để có một thể trạng sức khỏe tốt nhất. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm. Cách chữa này được khuyến khích áp dụng theo lộ trình cụ thể, dưới sự theo dõi sát sao của chuyên gia có kinh nghiệm. Kết hợp với các bài thuốc Đông y cổ truyền để đạt kết quả điều trị cao như mong đợi. 

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger