Chụp MRI Thoát Vị Đĩa Đệm Giúp Chẩn Đoán Bệnh Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là kỹ thuật phát hiện và mô tả, hỗ trợ chẩn đoán chính xác về tình trạng tổn thương của cột sống. Nhờ đó giúp bác sĩ dễ dàng đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh cụ thể, sớm đẩy lùi bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.

MRI thoát vị đĩa đệm
Chụp MRI là kỹ thuật chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chính xác nhất hiện nay

Kỹ thuật MRI thoát vị đĩa đệm là gì? 

MRI (Magnetic Resonace Imaging) là phương pháp chụp cộng hưởng từ được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán các bệnh lý về cơ xương khớp và thần kinh.

So với các kỹ thuật khác như chụp X quang, CT Scanner hoặc siêu âm, chụp MRI được đánh giá là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán. Hình ảnh MRI sắc nét, rõ ràng nhờ khả năng cho phép tái tạo, phục dựng hình ảnh trong không gian 3 chiều. 

Nguyên lý của chụp MRI cộng hưởng từ như sau:

  • Sử dụng nguồn từ trường có cường độ phù hợp, đưa vào trong cơ thể nhằm mục đích đồng bộ hóa chiều chuyển của nguyên tử Hydro.
  • Kết hợp với sóng radio tần số thấp giúp thu nhận tín hiệu chuyển động này và truyền ngược về thiết bị máy tính bên ngoài.
  • Sau khi được xử lý hiệu số sẽ cho ra hình ảnh mô phỏng cấu trúc cơ thể rõ ràng. 

Đối với những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm, kỹ thuật MRI cho thấy hình ảnh rõ ràng về cấu trúc và hình dạng cột sống, dễ dàng phát hiện tổn thương, vị trí và kích thước của khối thoát vị.

Nhờ vào hình ảnh chụp MRI, bác sĩ sẽ dễ dàng đánh giá và đưa ra các kết luận chính xác về: mức độ thoát vị, phát hiện khối thoát vị có mảnh vỡ, giai đoạn nặng hay nhẹ, có biến chứng thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống hay chèn dây thần kinh hay không… 

Kết hợp với thông tin bệnh sử, khai thác tiền sử bệnh trước đó, các triệu chứng lâm sàng và tình trạng sức khỏe, khả năng vận động hiện tại của người bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ với các biện pháp điều trị phù hợp.

Trường hợp nhẹ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp bảo tồn (dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm kết hợp vật lý trị liệu), trường hợp nặng sẽ phải can thiệp phẫu thuật hoặc thậm chí với các chấn thương nghiêm trọng sẽ được chỉ định mổ ngay để bảo toàn khả năng vận động. 

Một số hình ảnh thoát vị đĩa đệm trên MRI bạn có thể tham khảo:

MRI thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh MRI thoát vị đĩa đệm với các đặc trưng như trượt đốt sống, phồng lồi đĩa đệm, chèn dây thần kinh…
MRI thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh MRI thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
MRI thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh MRI khối nhân nhầy thoát vị đĩa đệm

XEM THÊM: Chụp X Quang Có Phát Hiện Thoát Vị Đĩa Đệm Không? Giải Đáp

Cách đọc MRI thoát vị đĩa đệm

Theo các chuyên gia, thông qua hình ảnh MRI, bác sĩ chuyên khoa sẽ quan sát và phân tích, đánh giá các cấu trúc cột sống cũng như các tổn thương như sau: 

MRI thoát vị đĩa đệm
Cách đọc hình ảnh MRI chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
  • Cấu trúc đĩa đệm: Khối nhân nhầy hiển thị trên hình chụp là khối màu trắng do có chứa chất lỏng. Vòng sợi đĩa đệm nằm quanh nhân nhầy có màu đen. Có thể quan sát rõ ràng hình ảnh ranh giới giữa vòng sợi và nhân nhầy. 
  • Thoát vị đĩa đệm không rõ ràng: Khối nhân nhầy không cò hình dạng đặc trưng ban đầu do bị mất nước. Hiển thị trên hình chụp là vài đốm trắng li ti chứ không còn khối màu trắng như ban đầu. 
  • Các dấu hiệu sớm khác của thoát vị đĩa đệm: Hình chụp MRI cho thấy có nhiều vết màu đen nằm cắt ngang qua khối nhân nhầy đĩa đệm, chia làm 2 phần, mất đường ranh giới giữa vòng sợi và nhân nhầy hoặc thường lồi về phía trước. 
  • Thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng: Đĩa đệm tại vị trí cột sống bị tổn thương được hiển thị là các khối máu đen trên hình chụp. Có thể thấy rõ chiều cao đĩa đệm giảm xuống và khoang đốt sống thu hẹp lại rõ rệt, hoặc hình ảnh các xương. 

Dựa vào hình ảnh MRI với các đặc điểm đặc trưng này, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh.

Ưu và nhược điểm của phương pháp chụp MRI thoát vị đĩa đệm 

Một số ưu và nhược điểm của kỹ thuật MRI thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như: 

MRI thoát vị đĩa đệm
Chụp cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm đem lại hình ảnh rõ ràng, sắc nét, an toàn cho cơ thể bệnh nhân

Ưu điểm

  • Đem lại hình ảnh sắc nét và chi tiết giúp hỗ trợ bác sĩ đánh giá và đưa ra các chẩn đoán chính xác về tình trạng thoát vị đĩa đệm hoặc các bệnh lý liên quan khác; 
  • Cho phép phát hiện các tổn thương dù nhỏ nhất mà các kỹ thuật chẩn đoán khác khó có thể nhìn ra, dù người bệnh chỉ hơi đau lưng nhẹ bất thường; 
  • So với X quang, chụp MRI có mức độ an toàn cao hơn, gần như không gây ra tác dụng phụ có hại cho cơ thể; 
  • Kỹ thuật chụp MRI có thể áp dụng được cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở đi;

Nhược điểm

  • Không phù hợp với những người có gắn kim loại trong người vì từ trường rất mạnh sẽ phản ứng với kim loại, gây biến dạng hình ảnh MRI;
  • Thời gian chụp MRI lâu hơn X quang và CT scan, nên không phù hợp áp dụng cho những trường hợp khẩn cấp; 
  • Máy MRI khi hoạt động tạo ra tiếng ồn khá lớn nên bệnh nhân thường được đeo bịt tai hoặc tai nghe; 
  • Kỹ thuật này có chi phí đắt hơn so với chụp X quang; 

Chỉ định và chống chỉ định 

Tương tự những kỹ thuật chẩn đoán khác, chụp cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm có những chỉ định và chống chỉ định riêng cần được tuân thủ như: 

MRI thoát vị đĩa đệm
Chống chỉ định thực hiện MRI thoát vị đĩa đệm cho phụ nữ mang thai

Chỉ định

  • Thực hiện cho những người bị đau lưng bất thường nhưng chụp X quang và CT scan không thể phát hiện được; 
  • Chẩn đoán mức độ tổn thương cơ xương khớp, thần kinh; 
  • Người có biến chứng teo cơ, giảm khả năng vận động, xuất hiện u bướu, khối viêm nhiễm, rối loạn chức năng sinh dục, rối loạn chức năng cơ tròn…; 
  • Dùng để theo dõi các bất thường, biến chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm trên cột sống; 
  • Ngoài ra, MRI còn được dùng để đánh giá và chẩn đoán nguy cơ đột quỵ, kiểm tra các bất thường nội tạng, tầm soát ung thư, các bệnh lý về tim mạch,…; 

Chống chỉ định

  • Không thực hiện MRI cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu; 
  • Người có gắn kim loại hoặc các loại dị vật khác trong người như máy trợ tim, máy trợ thính, máy tạo nhịp tim nhân tạo, máy khử rung, máy kích thích thần kinh cấy ghép, van tim nhân tạo, kim bấm phẫu thuật…; 
  • Người mắc các bệnh mạn tính như suy gan, thận, viêm phổ, trào ngược dạ dày thực quản hoặc mắc hội chứng tâm lý sợ không gian kín…;
  • Nếu có hình xăm vĩnh viễn trên cơ thể, hãy thận trọng và hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ để xem có gây ảnh hưởng đến kết quả chụp MRI; 

Quy trình chụp MRI thoát vị đĩa đệm diễn ra như thế nào? 

Thời gian cho một lần chụp MRI thoát vị đĩa đệm thường kéo dài từ 15 – 45 phút tùy theo từng trường hợp. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cụ thể về những điều cần thực hiện trước, trong và sau khi chụp để đảm bảo kết quả chụp chính xác nhất. 

MRI thoát vị đĩa đệm
Quy trình chụp MRI thường mất khoảng 15 – 45 phút tùy theo số mức độ và số vị trí cột sống tổn thương

1. Trước khi chụp

Trước khi được chỉ định thực hiện MRI thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về các vấn đề sau: 

  • Có mắc bệnh lý mãn tính nào hay không? 
  • Có dị ứng với loại thuốc hay thực phẩm nào không? 
  • Có đang mang thai hay không? 
  • Có vừa thực hiện phẫu thuật nhỏ lớn nào hay không? 

Khi được chỉ định thực hiện chụp MRI, người bệnh sẽ được căn dặn kỹ về các lưu ý sau: 

  • Có thể ăn uống như bình thường; 
  • Dùng các loại thuốc trị bệnh không nằm trong danh sách cấm; 
  • Mặc trang phục phù hợp hoặc thay đồ do bệnh viện chuẩn bị để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán; 
  • Loại bỏ những thứ trên cơ thể có khả năng ảnh hưởng đến hình ảnh từ tính như kẹp tóc, tráng sức, tóc giả, gọng mắt kính kim loại, gọng áo lót, các loại thiết bị điện tử như điện thoại, đồng hồ, chìa khóa từ, thẻ tín dụng, USB…; 

2. Trong quá trình chụp

Quá trình chụp được thực hiện theo trình tự các thao tác sau: 

  • Bước 1: Tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch bàn tay hoặc cánh tay. Loại thường dùng để chụp MRI thoát vị đĩa đệm là Gadolinium. 
  • Bước 2: Bệnh nhân nằm vào máy MRI, đeo dây đai để cố định cơ thể trong lúc chụp. 
  • Bước 3: Máy MRI sẽ tạo ra tiếng ồn rất lớn nên bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn sử dụng nút bịt tai hoặc tai nghe chống ồn chuyên dụng. 

Trong quá trình chụp MRI, bệnh nhân có thể hơi co giật và rung người nhẹ. Đây là hiện tượng bình thường do các dây thần kinh trong cơ thể bị kích thích bởi dòng từ trường mạnh. 

3. Sau khi chụp

Sau khi hoàn thành quá trình chụp cộng hưởng từ MRI thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể về nhà để nghỉ ngơi và hoạt động, ăn uống, sinh hoạt như bình thường. Trường hợp sau khi chụp hơi choáng váng, hoa mắt, chóng mặt sẽ được yêu cầu nằm lại bệnh viện để được theo dõi, cho đến khi tỉnh táo hoàn toàn sẽ ra về. 

Kết quả MRI sẽ được chuyên gia phân tích hình ảnh và chuyển trực tiếp đến bác sĩ điều trị trực tiếp cho bạn. Khi quay trở lại bệnh viện, bác sĩ sẽ thông báo kết quả và đưa ra chẩn đoán tình trạng bệnh lý bệnh nhân đang gặp phải cũng như chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm có đắt không? Chi phí bao nhiêu? 

Chi phí chụp MRI thoát vị đĩa đệm thường đắt hơn nhiều so với chụp CT scan hoặc X quang. Tùy vào từng cơ sở y tế hoặc bệnh viện thực hiện mà mức phí sẽ khác nhau.

Mức giá dao động từ 2.000.000 – 2.500.000đ đối với từng vùng trên cơ thể, như cột sống lưng hoặc cổ. Riêng những trường hợp chụp MRI toàn thân chi phí có thể lên đến 11.000.000đ/ 1 lần chụp. 

Mức chi phí này phụ thuộc vào các yếu tố sau: 

  • Dòng máy chụp MRI: Trên thế giới có rất nhiều dòng máy chụp MRI khác nhau. Máy chụp cộng hưởng được đo bằng đơn vị Tesla, những thiết bị chứa đơn vị Tesla càng cao càng có mức chi phí chụp đắt hơn do đem lại tính chính xác cao. 
  • Vị trí chụp MRI: Số vị trí cột sống tổn thương cần chụp MRI thoát vị đĩa đệm càng nhiều chi phí càng đắt. Ngoài ra, nếu có sử dụng thuốc tương phản chi phí cũng sẽ cao hơn so với bình thường. 
  • Cơ sở thực hiện: Chụp MRI chẩn đoán thoát vị đĩa đệm ở những bệnh viện có sự đầu tư về trang thiết bị hiện đại, nhất là ở các bệnh viện tư nhân sẽ có chi phí chụp cao hơn những bệnh viện công lập. 

Những điều cần lưu ý khi thực hiện chụp MRI 

Để đạt kết quả chụp MRI thoát vị đĩa đệm chính xác, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây: 

MRI thoát vị đĩa đệm
Bệnh nhân cần tuân thủ các yêu cầu và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt kết quả chụp MRI chính xác
  • Người bệnh được chỉ định chụp cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm có thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường trước khi chụp.
  • Nếu cảm thấy lo lắng quá mức hãy thông báo cho bác sĩ để được cân nhắc chỉ định sử dụng thuốc benzodiazephine dạng uống để xoa dịu căng thẳng. 
  • Tuy kỹ thuật chụp MRI có thể áp dụng cho phụ nữ mang thai trên 3 tháng đầu, nhưng chỉ thực hiện khi thật sự cần thiết để tránh nguy cơ rủi ro. 
  • Chụp MRI hoàn toàn không gây giảm tuổi thọ nên người bệnh có thể yên tâm áp dụng. 
  • Tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ trong quá trình chụp MRI để thu được hình ảnh rõ nét, giúp ích cho việc chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. 
  • Ưu tiên chọn những cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa uy tín, được đầu tư cơ sở vật chất y tế vật tư chất lượng. Từ đó đảm bảo kết quả chẩn đoán và điều trị tốt nhất. 

Tóm lại, chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chính xác và hiệu quả nhất hiện nay. Đóng vai trò quan trọng quyết định phác đồ điều trị bệnh tốt nhất, can thiệp kịp thời xử lý tổn thương và phòng ngừa biến chứng. Hãy tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để có được kết quả chính xác nhất

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger