Hướng Dẫn 12 Cách Chữa Thận Yếu Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận yếu Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Cách chữa thận yếu bằng thuốc nam sử dụng những loại thảo dược có đặc tính phù hợp, chứa các hoạt chất có khả năng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, bổ thận âm – dương. Khi dùng có thể giảm các triệu chứng và hỗ trợ phục hồi chức năng thận.

Cách chữa thận yếu bằng thuốc nam
Tìm hiểu cách chữa thận yếu bằng thuốc nam, hướng dẫn thực hiện và những lưu ý

Chữa thận yếu bằng thuốc nam có hiệu quả không?

Thận yếu là thuật ngữ chỉ tình trạng suy giảm chức năng của thận, xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này khiến quá trình bài tiết, thải độc, ổn định huyết áp và duy trì chức năng sinh lý không được đảm bảo. Từ đó gây ra những triệu chứng và biến chứng nặng nề.

Bệnh thường được chữa bằng thuốc trị thận yếu theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp. Những trường hợp nhẹ cũng có thể dùng thuốc nam để tăng cường chức năng thận và giảm triệu chứng.

Thuốc nam gồm những loại thảo dược thiên nhiên an toàn. Chúng có khả năng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ thận đào thải độc tố và phục hồi chức năng thận. 

Với độ lành tính cao, việc sử dụng thuốc nam có thể hạn chế tác dụng phụ ngay cả khi sử dụng lâu dài. Nguồn nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm kiếm và không tốn nhiều chi phí.

Tuy nhiên việc chữa thận yếu bằng thuốc nam thường mang đến tác dụng chậm, cần kiên trì áp dụng để đạt hiệu quả cao. Ngoài ra các bài thuốc nên được dùng đúng cách theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Hướng dẫn 12 cách chữa thận yếu bằng thuốc nam

Tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể, người bệnh có thể chữa thận yếu bằng thuốc nam với một trong những cách dưới đây:

1. Cách chữa thận yếu bằng râu ngô

Râu ngô được dùng phổ biến trong điều trị thận yếu bằng thuốc nam. Loại thảo dược này có tính bình, vị ngọt, quy vào 2 kinh gồm thận và bàng quang. Khi dùng giúp thanh nhiệt giải độc, làm thông mật, hạ huyết áp, tăng bài tiết nước tiểu.

Ngoài ra râu ngô còn có tác dụng điều trị đái vàng rắt buốt, tiểu ra máu, viêm đường tiết niệu. Đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng thận, chữa thận yếu, sỏi thận và các bệnh lý về tim mạch.

Cách chữa thận yếu bằng râu ngô
Cách chữa thận yếu bằng râu ngô giúp thanh nhiệt giải độc, hạ huyết áp và tăng bài tiết nước tiểu

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, râu ngô giàu vitamin (như vitamin A, B1, B2, B6, C, K, PP), saponin, các steroid (sitosterol và stigmasterol), các flavonoid (inositol, axit pantothenic)… Những thành phần này có tác dụng cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng hiệu quả phục hồi chức năng thận và kháng viêm.

Cách 1: Dùng râu ngô độc vị

Nguyên liệu:

  • 1 nắm râu ngô.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và đun thảo dược trong 1 lít nước. Để nước sôi trong 10 phút
  • Lọc lấy nước thuốc, chia thành nhiều phần và uống hết trong ngày.

Cách 2: Dùng râu ngô kết hợp các vị thuốc khác

Nguyên liệu:

  • 100 gram râu ngô
  • 50 gram Ý dĩ
  • 50 gram Mã đề
  • 50 gram Rau má
  • 40 gram Sài đất

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và cho các vị thuốc vào ấm
  • Đun sôi với 600ml nước, để lửa nhỏ đến khi thu được 200ml nước thuốc
  • Lọc lấy nước thuốc, chia thành 3 phần, uống hết trong ngày
  • Sử dụng 1 thang/ ngày.

Lưu ý:

  • Không nên dùng râu ngô cho phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú.
  • Không dùng râu ngô khi đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường và bệnh lợi tiểu. Bởi thảo dược này có thể can thiệp vào dược tính của thuốc.
  • Phụ nữ đang hành kinh tránh dùng.
  • Không dùng nước sắc râu ngô thay thế hoàn toàn cho nước lọc.

2. Cách chữa thận yếu bằng thuốc nam với cây mã đề

Mã đề là một cây thuốc nam quý, được dùng để điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có chứng thận yếu. Loại thảo dược này có vị ngọt, tính hàn, quy vào 3 kinh gồm can (gan), thận và bàng quang.

Khi dùng, cây mã đề giúp thanh lọc cơ thể, tăng thải độc và chất cặn bã, làm sạch phong nhiệt. Đồng thời làm tiêu tắc nghẽn tại thận. Nhờ vậy, loại thảo dược này có khả năng khắc phục thận yếu và những triệu chứng đi kèm.

Ngoài ra cây mã đề còn có tác dụng lợi tiểu thẩm thấp, sáng mắt, mát gan, trị viêm đường tiết niệu, đái rắt đái buốt. Thảo dược này có độ lành tính cao nên có thể được dùng kéo dài.

Nguyên liệu:

  • 10 gram mã đề
  • 2 gram cam thảo.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và đun sôi các nguyên liệu với 600ml nước
  • Khi nước sôi, tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc cạn còn 200ml
  • Chắt lấy nước thuốc, chia thành nhiều phần và uống hết trong 3 lần
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc. Kiên trì sẽ nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể

3. Cách dùng rau ngổ chữa bệnh thận yếu

Dùng rau ngổ là cách chữa thận yếu bằng thuốc nam được áp dụng phổ biến nhất. Loại thảo dược này còn được gọi là ngổ trâu, ngổ đất; tên khoa học Enydra fluctuans Lour; toàn cây được dùng làm thuốc.

Theo Y học cổ truyền, rau ngổ có tính mát, vị đắng, mùi thơm và không độc; tác dụng cầm máu, mát huyết, tiểu tiện, thông hoạt trung tiện. Đối với chứng thận yếu, việc dùng có thể giúp tăng đào thải độc tố, lợi tiểu, trị đái ra máu, giảm viêm, phòng ngừa sỏi thận và những vấn đề tương tự.

Ngoài ra rau ngổ còn có tác dụng thông hoạt trung tiện, làm mát máu, cầm máu, giúp giãn nở các mạch máu và cải thiện chức năng lọc máu của cậu thận. 

Cách dùng rau ngổ chữa bệnh thận yếu
Rau ngổ có tác dụng tăng đào thải độc tố, lợi tiểu, trị đái ra máu cho bệnh nhân bị thận yếu

Nguyên liệu:

  • 30 gram rau ngổ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rau ngổ
  • Cho thảo dược vào cối, giã nát
  • Thêm vào 150ml nước sôi để nguội, khuấy đều, lọc lấy nước
  • Uống hết nước thuốc. Có thể thêm chút muối hoặc đường để dễ uống hơn.

4. Cách chữa thận yếu bằng cây kim tiền thảo

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, cây kim tiền thảo chứa những thành phần hóa học có tác dụng lợi tiểu, tăng nhanh bài tiết mật, ức chế một số loại vi khuẩn gây viêm.

Theo Đông y, kim tiền thảo có tính hơi hàn, vị ngọt mặn, quy vào kinh can đờm thận bàng quang. Thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, tiêu sạn và lợi thủy. Ngoài ra việc sử dụng kim tiền thảo giúp hỗ trợ phục hồi chức năng đào thải độc tố của thận và giảm bớt triệu chứng liên quan.

Nguyên liệu:

  • 0,5 kg kim tiền thảo.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch kim tiền thảo với muối hạt
  • Đun sôi thảo dược với 1 lít nước
  • Đợi nước thuốc cạn còn 500ml nước, tắt bếp
  • Chắt lấy nước thuốc, để nguội bớt và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày uống 1 thang. Kiên trì trong 2 tháng sẽ nhận thấy hiệu quả.

5. Cách chữa thận yếu bằng rau diếp cá

Rau diếp cá rất tốt với những bệnh có vấn đề về thận, thường được dùng để chữa chứng thận yếu, thận hư, suy thận. Loại thảo dược này còn được gọi là ngư tinh thảo, có tính hơi hàn, vị chua; có tác dụng thanh nhiệt, thẩm thấp, tiêu thũng, chống viêm.

Cách chữa thận yếu bằng rau diếp cá
Rau diếp cá giúp thanh nhiệt giải độc, chống viêm, tăng lượng nước tiểu bài tiết và giãn mạch

Nghiên cứu cho thấy rau diếp cá có chứa capric acid, decanoyl acetaldehyde, quercetin, myrcene, reynountrin, tinh dầu… Có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn.

Ngoài ra các hoạt chất trong rau diếp cá còn có tác dụng tăng lượng nước tiểu bài tiết và giãn mạch. Nhờ vậy mà việc sử dụng có thể giúp tăng đào thải độc tố, tăng tuần hoàn máu và giảm áp lực cho thận.

Nguyên liệu:

  • 100 gram rau diếp cá khô.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rau diếp cá khô, đun sôi với 2 lít nước trong 10 phút
  • Chắt nước thuốc và uống thay nước lọc
  • Mỗi ngày uống 1 thang, kiên trì trong 1 tháng sẽ nhận thấy những triệu chứng thuyên giảm.

6. Cách dùng đu đủ xanh điều trị chứng thận yếu

Nếu muốn tìm cách chữa thận yếu bằng thuốc nam hiệu quả và đơn giản, người bệnh không nên bỏ qua bài thuốc từ đu đủ xanh. Loại quả này có vị ngọt và tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, nhuận tràng. Đồng thời giúp cải thiện chức năng của thận, giảm các triệu chứng do thận yếu gây ra.

Ngoài ra đu đủ xanh còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp bổ thận, nâng cao miễn dịch và phục hồi sức khỏe tổng thể. Các vitamin gồm A, K, E… trong đu đủ xanh rất tốt cho quá trình chống lão hóa và cải thiện chức năng thận.

Nguyên liệu:

  • 1 quả đu đủ xanh
  • Một ít muối ăn

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch phần vỏ ngoài của đu đủ xanh
  • Cắt phần đầu quả, dùng muỗng nạo hết phần hạt bên trong
  • Cho muối vào quả đu đủ, đậy kín bằng phần đầu của quả và tiến hành chưng cách thủy cho đến khi đu đủ chín mềm
  • Chia đu đủ thành 2 lần ăn trong ngày
  • Mỗi ngày ăn 1 quả đu đủ xanh, kiên trì trong 10 ngày liên tục.

Lưu ý:

  • Không dùng đu đủ xanh chữa thận yếu cho phụ nữ đang mang thai.

7. Cách chữa thận yếu từ cây cỏ mực

Cây cỏ mực thường góp mặt trong những cách chữa thận yếu bằng thuốc nam. Bởi loại thảo dược này không chỉ lành tính mà còn mang đến nhiều tác dụng, lợi ích cho quá trình điều trị.

Cỏ mực (tên khoa học Eclipta alba Hassk) có vị ngọt, chua, quy vào kinh can và thận. Loại thảo dược có tác dụng bổ thận âm, chữa can thận âm kém, đi ngoài ra máu và lỵ.

Ngoài ra cây cỏ mực còn có tác dụng điều trị thận yếu tóc bạc sớm, làm đen râu tóc, chỉ huyết lị; kết hợp với đậu đen giúp tăng khả năng giải độc và đào thải chất cặn bã, bổ thận, cải thiện sức đề kháng và sức khỏe tổng thể. Nước sắc từ thảo dược cỏ mực có tác dụng cầm máu (theo Nghiên cứu dược lý hiện đại).

Cách chữa thận yếu từ cây cỏ mực
Bài thuốc nam từ cây cỏ mực điều trị thận yếu tóc bạc sớm, bổ thận âm, cải thiện sức đề kháng

Nguyên liệu:

  • 30 gram cây cỏ mực
  • 40 gram đậu đen.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc và để ráo
  • Rang đậu đen cho hơi cháy, sao vàng cây cỏ mực
  • Đun sôi cây cỏ mực và đậu đen trong 2 lít nước
  • Khi nước sôi, đun thêm 15 phút và tắt bếp
  • Lọc lấy nước thuốc, dùng để uống nhiều lần trong ngày.

8. Cách sử dụng cây tầm gửi gạo chữa chứng thận yếu

Khi kết hợp với một số loại thảo dược, cây tầm gửi gạo có thể cải thiện chức năng thận và giảm nhanh những triệu chứng liên quan. Loại thảo dược này có tác dụng tăng khả năng thải độc của gan và thận; trị sỏi thận, thận yếu, viêm cầu thận, suy gan và gan nóng.

Ngoài ra dùng tầm gửi gạo kết hợp với những thảo dược khác còn giúp thanh nhiệt, giải độc, cải thiện lưu thông máu. Từ đó giúp cải thiện chức năng của thận như ổn định huyết áp.

Nguyên liệu:

  • 15 gram cây tầm gửi gạo
  • 10 gram thổ phục linh
  • 10 gram cây mã đề
  • 10 gram rễ cỏ tranh.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc đã chuẩn bị
  • Cho thảo dược vào ấm, rót 1.5 lít nước lọc vào cùng
  • Đun sôi trong 20 phút
  • Lọc lấy nước thuốc và chia thành nhiều lần uống trong ngày
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc.

9. Cách dùng rễ cỏ tranh chữa thận yếu bằng thuốc nam

Mang đến nhiều lợi ích, rễ cỏ tranh thường được dùng trong điều trị chứng thận yếu và một vài vấn đề liên quan. Theo Đông y, rễ cỏ tranh có tính hàn, vị ngọt, quy vào kinh tâm, tỳ và vị. Khi sử dụng có thể mang đến những lợi ích sau:

  • Thông tiểu tiện, cải thiện chức năng bài tiết của thận
  • Tẩy độc cơ thể
  • Trừ phục nhiệt, lợi tiểu tiêu phù do thận yếu, tiêu ứ huyết
  • Chữa đái ra máu, tiểu tiện khó khăn, nội nhiệt phiền khái, máu cam, thổ huyết, khát nước, sốt nóng.
Cách dùng rễ cỏ tranh chữa thận yếu bằng thuốc nam
Cách dùng rễ cỏ tranh mang đến hiệu quả cải thiện chức năng bài tiết của thận, tẩy độc cơ thể

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, những hoạt chất trong thảo dược (như Cylindrin, Arundoin, Glucose, Fructose, Oxalic acid, Fermenol, Potassium, Calcium) có tác dụng ức chế vi khuẩn, lợi niệu, thanh nhiệt giải độc và đông máu nhanh. Ngoài ra các hoạt chất này còn giúp hỗ trợ chức năng thận.

Nguyên liệu:

  • 200 gram rễ cỏ tranh.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch và sắc rễ cỏ tranh với 500ml nước lọc
  • Đun sôi với lửa nhỏ cho đến khi thu được 200ml nước thuốc đặc
  • Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày
  • Kiên trì áp dụng bài thuốc cho đến khi những triệu chứng thuyên giảm.

Lưu ý:

  • Thận trọng khi dùng cho những người đang suy nhược cơ thể và tạng hàn.
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai và người hư hỏa.

10. Bài thuốc nam từ bòng bong

Để giảm nhanh các triệu chứng, người bệnh có thể thêm bòng bong vào bài thuốc nam chữa thận yếu. Loại thảo dược này có tính lạnh, vị ngọt, quy vào kinh bàng quang và tiểu trường.

Bòng bong có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp. Khi sử dụng có thể hỗ trợ quá trình bài tiết, tăng chức năng đào thải độc tố của thận. Từ đó giúp thanh lọc cơ thể, ngăn bệnh lý do tích tụ chất cặn bã.

Ngoài ra bòng bong còn có tác dụng làm thông lâm, chữa viêm thận, thận yếu, sỏi mật, sỏi niệu đạo, thủy thũng và vết thương. Để tăng hiệu quả chữa trị, bòng bong thường được dùng kết hợp với râu ngô và hạt bìm bịp.

Nguyên liệu:

  • 15 gram bòng bong
  • 25 gram hạt bìm bịp
  • 15 gram râu ngô.

Cách thực hiện:

  • Lần lượt rửa sạch bòng bong, râu ngô và hạt bìm bịp, sau đó để ráo
  • Sao vàng hạt bìm bịp
  • Cho các nguyên liệu vào ấm, sắc với 5 chén nước còn 2 chén
  • Chắc lấy nước thuốc và chia thành 2 lần uống
  • Mỗi ngày uống 1 thang cho đến khi bệnh tình cải thiện.

11. Thục địa – Cách chữa thận yếu bằng thuốc nam

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, những hoạt chất được tìm thấy trong thục địa có tác dụng kháng viêm, hạ đường huyết, hạ áp, lợi tiểu, bảo vệ gan và thận. Nước sắc thảo dược có tác dụng ức chế miễn dịch tương tự như Corticoid nhưng không làm teo vỏ tuyến thượng thận.

Theo Y học cổ truyền, thục địa là thuốc bổ thận, có vị ngọt, tính hàn, quy vào 4 kinh gồm Tâm, Can, Tỳ và Phế. Tác dụng ích âm huyết, dưỡng âm, sinh huyết, lợi đại tiểu tiện, chữa huyết hư phát sốt. Uống lâu tăng tuổi thọ, bổ gan, tăng đào thải độc tố, tăng hiệu quả chữa lành tổn thương thận.

Thục địa chữa thận yếu bằng thuốc nam
Dùng thục địa giúp lợi tiểu, hạ đường huyết, hạ áp cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận

Nguyên liệu:

  • 16 gram thục địa
  • 12 gram thỏ ty tử
  • 12 gram câu kỷ tử
  • 4 gram ngưu tất
  • 6 gram sơn thù
  • 12 gram cao quy bản
  • 12 gram lộc giác giao
  • 12 gram hoài sơn.

Cách thực hiện:

  • Mang tất cả vị thuốc rửa thật sạch
  • Sắc thuốc với 2 lít nước. Đun sôi lửa nhỏ cho đến khi nước thuốc cạn còn 700ml
  • Chia nước thuốc thành 3 phần, dùng để uống 3 lần
  • Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc để uống.

12. Rễ cau chữa thận yếu gây liệt dương

Rễ câu rất thích hợp với những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục, liệt dương, rối loạn cương dương. Thảo dược này còn được gọi là sâm cau, có tính ấm, vị cay nóng, quy vào 2 kinh gồm Thận và Can.

Khi thêm vào cách chữa thận yếu bằng thuốc nam, rễ cau nhanh chóng phát huy tác dụng bổ thận tráng dương, tán ứ trừ tê, ôn trung táo thấp, điều hòa tiêu hóa và tráng gân cốt. Nhờ vậy việc sử dụng có thể giúp sớm cải thện chức năng sinh lý, tăng cường sinh lực, giảm chứng thận yếu.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, rễ cau chứa những hợp chất flavonoid, tanin, acid béo, beta-sitosterol, steroid thiên nhiên. Có tác dụng chống oxy hóa, nâng cao hệ miễn dịch, kháng viêm, bảo vệ gan và thận. Đồng thời giúp tăng cường hoạt động của tim, duy trì chức năng sinh lý.

Nguyên liệu:

  • 1kg rễ cau
  • 5 lít rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ cau, thái thành lát mỏng, sau đó mang đi phơi khô và sao vàng
  • Cho rễ cau vào bình thủy tinh, rót rượu trắng
  • Đậy kín nắp và bảo quản ít nhất 2 tháng
  • Mỗi ngày lấy 1 – 2 ly nhỏ để uốn chữa thận yếu.

Lưu ý:

  • Không dùng cho những trường hợp âm suy kèm vượng hỏa.

Lưu ý khi chữa thận yếu bằng thuốc nam

Những cách chữa thận yếu bằng thuốc nam có độ lành tính cao. Do đó mà phương pháp này thường được dùng để hạn chế lạm dụng thuốc tây và tránh tác dụng phụ.

Tuy nhiên tác dụng chữa bệnh của thuốc nam thường chậm, phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Vì vậy người bệnh cần kiên trì áp dụng để đạt hiệu quả như mong đợi.

Kiên trì áp dụng cách chữa thận yếu bằng thuốc nam
Kiên trì và áp dụng đúng cách chữa thận yếu bằng thuốc nam để đạt hiệu quả như mong đợi

Ngoài ra khi dùng thuốc nam chữa thận yếu, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Thăm khám kỹ lưỡng, xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc nam. Đặc biệt là phụ nữ mang thai, đang nuôi con bú, đang chữa bệnh bằng thuốc tây.
  • Lựa chọn bài thuốc phù hợp với tình trạng và cơ địa của mỗi người.
  • Nhiều bài thuốc chưa được kiểm chứng về mức độ an toàn. Vì thế cần thận trọng.
  • Ngừng sử dụng bài thuốc nếu có những dấu hiệu bất thường như tiêu chảy, táo bón kéo dài, đau bụng, chướng bụng, nôn ói, nổi mề đay… Thăm khám ngay nếu những triệu chứng nghiêm trọng.
  • Cân nhắc lựa chọn bài thuốc hoặc phương pháp khác khi không cảm nhận được hiệu quả sau 2 – 3 tháng áp dụng.
  • Tuyệt đối không kết hợp thuốc nam với thuốc tây chữa bệnh để tránh gây tương tác.
  • Không lạm dụng.
  • Những cách chữa bằng thuốc nam không phù hợp với trường hợp bệnh nặng.
  • Trong thời gian chữa thận yếu bằng thuốc nam, người bệnh lưu ý sinh hoạt khoa học, ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng, duy trì thói quen vận động… để sớm cải thiện chức năng thận và giảm triệu chứng.

Những cách chữa thận yếu bằng thuốc nam có độ lành tính cao, mang đến nhiều công dụng, lợi ích nhưng hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy người bệnh cần kiên trì áp dụng bài thuốc theo hướng dẫn. Ngoài ra cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo hiệu quả.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger