TỔNG QUAN VỀ BỆNH Dị ứng

Dị ứng là căn bệnh phổ biến trong cộng đồng. Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 20% dân số mắc phải các bệnh này. Theo Bệnh viện Da liễu Trung Ương “trường hợp nghiêm trọng, dị ứng sẽ gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng”. Do đó nắm rõ về bệnh, có cách điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng.

Bệnh dị ứng là gì?

Dị ứng là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trước những tác nhân như phấn hoa, lông thú cưng, thuốc, hải sản,...

Khi lần đầu tiên tiếp xúc với những chất gây dị ứng (kháng nguyên), hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một loại kháng thể là globulin miễn dịch E (IgE). Sau đó, IgE liên kết với tế bào bạch cầu ái kiềm và tế bào mast trong các mô. Khi kháng nguyên xâm nhập lần tiếp theo, chúng sẽ gắn với IgE, kích thích những tế bào trên giải phóng các chất trung gian như histamin, prostaglandin và leucotrien gây sưng viêm ở các mô xung quanh. Theo đó, một loạt các phản ứng dị ứng từ nhẹ đến nặng lần lượt xuất hiện.

Theo Đông y, nguồn gốc sâu xa của hiện tượng phản ứng quá mức của hệ miễn dịch xuất phát từ chức năng gan, thận yếu. Khi gan không kịp chuyển hoá các chất độc và thận không thể đào thải chất cặn bã, thì những chất này sẽ tích tụ dần trong cơ thể và gây độc cho các tế bào, cơ quan. Kết quả là, hệ miễn dịch bị rối loạn và phản ứng quá mức khi có những chất gây dị ứng xâm nhập.

di-ung-gay-man-ngua

Nguyên nhân gây bệnh dị ứng

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới dị ứng. Mỗi người có thể phản ứng với những tác nhân khác nhau. Việc xác định được chính xác yếu tố nào kích thích phản ứng quá mẫn xuất hiện sẽ giúp người mắc hạn chế được tình trạng này xảy ra. Một số tác nhân thường gặp như:

Banner_Tonka_T3-04-2020
Các chất gây dị ứng trong không khí

Những chất như lông thú cưng, mạt bụi, gián hay bào tử nấm mốc phát tán trong không khí và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp. Nếu vô tình hít phải, các chất này sẽ kích thích hình thành phản ứng dị ứng từ nhẹ đến nặng.

di-ung-hai-san-5
Thực phẩm

Hệ miễn dịch có thể nhận nhầm một số protein trong thực phẩm là tác nhân có hại, tạo ra đáp ứng miễn dịch dẫn đến giải phóng các hoá chất trung gian như histamin. Những loại thực phẩm phổ biến gây dị ứng là: hải sản, lúa mì, các loại hạt, sữa, động vật có vỏ, trứng,... 

di-ung-con-trung-dot
Côn trùng đốt

Những vết cắn từ bọ ve, chấy rận, kiến ba khoang, ong bắp cày, kiến lửa, ong vò vẽ,... có thể gây ra phản ứng dị ứng trên da. Sau khi đốt, kháng nguyên độc tố trong nọc côn trùng sẽ theo vết đốt di chuyển vào cơ thể, bị hệ miễn dịch coi là tác nhân lạ và sẽ kích hoạt những phản ứng để chống lại.

lam-dung-thuoc-tay
Tác dụng phụ của thuốc

Tất cả các loại thuốc đều có thể gây dị ứng thuốc, kể cả thuốc kháng histamin. Một số loại thuốc dễ gây kích ứng phổ biến như: thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm, hạ sốt, vitamin, thuốc có nguồn gốc từ chất đạm,...

di-ung-phan-hoa-2
Dị ứng thực vật

Phấn hoa từ cỏ, cỏ dại và cây cối, cũng như nhựa từ các loại cây như cây thường xuân độc và cây sồi độc, là những chất gây dị ứng thực vật rất phổ biến. Những chất này khi tiếp xúc qua đường hô hấp hay qua da đều có thể dẫn tới phản ứng nổi mề đay, mẩn ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi,....

di-ung-mu-cao-su-2
Các chất khác

Mủ cao su (chất thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như găng tay cao su, bao cao su và các thiết bị y tế như ống thông, ống thở, đầu thụt và đập nha khoa) hay các kim loại như niken cũng là những chất gây dị ứng phổ biến.

Đối tượng dễ bị dị ứng

Dị ứng có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, bất cứ độ tuổi nào nhưng nguy cơ xuất hiện hơn ở những đối tượng sau:

  • Người có người thân gia đình có tiền sử bị bệnh.
  • Trẻ em có khả năng mắc dị ứng cao hơn bởi sức đề kháng kém, da nhạy cảm
  • Người có tiền sử mắc các bệnh như hen suyễn hoặc dị ứng.

Triệu chứng của bệnh dị ứng

Các triệu chứng dị ứng sẽ khác nhau, từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng như hệ tiêu hoá, da, đường thở,...

  • Trên đường hô hấp: Nghẹt mũi, ngứa mũi và cổ họng, ho, đờm kèm thở khò khè.
  • Trên mắt: Chất gây kích ứng chạm vào mắt có thể gây ngứa, chảy nước mắt, mắt sưng đỏ
  • Trên hệ tiêu hoá: Dị ứng thức ăn khiến bạn buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy hoặc sốc phản vệ.
  • Trên da: phát ban da, nổi mề đay, ngứa, mụn nước, tróc vảy
  • Trong trường hợp dị ứng thuốc, phản ứng sẽ xuất hiện trên toàn bộ cơ thể và dẫn đến một loạt các triệu chứng khác nhau.

Biến chứng của bệnh dị ứng

Tình trạng dị ứng nếu quá mức hoặc tái phát nhiều lần trong thời gian dài có thể dẫn tới những biến chứng bao gồm:

bien-chung-soc-phan-ve500
Sốc phản vệ

Trong trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ với các triệu chứng sưng đường thở, không thở được, huyết áp giảm đột ngột, thậm chí dẫn tới hôn mê. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Hen suyễn

Phản ứng dị ứng có thể khiến co hẹp đường thở, thở khò khè, hắt hơi,... Nếu tình trạng này diễn ra lặp lại sẽ dẫn tới tình trạng sưng viêm mạn tính ở các mô đường thở, co thắt phế quản hay còn gọi là hen suyễn. 

Portrait Of Ill Woman Caught Cold
Viêm xoang, nhiễm trùng tai hoặc phổi

Tình trạng này diễn ra khi ổ viêm xuất hiện do dịch viêm lan rộng đến khoang mũi, tai hoặc xuống phổi. Mặt khác, khi dị ứng tái phát thường xuyên, hệ miễn dịch trở nên suy yếu là điều kiện thuận lợi cho những tác nhân có hại tấn công.

Phương pháp chẩn đoán dị ứng

Để xác định chính xác nguyên nhân gây dị ứng, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng hoặc cận lâm sàng với những xét nghiệm chuyên sâu. Cụ thể:

Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng để các bác sĩ xem xét liệu đó có phải phản ứng dị ứng hay không.

  • Tiền sử gia đình có người thân nào mắc bệnh hen suyễn hay dị ứng hay không?
  • Tần suất các phản ứng xảy ra và chúng kéo dài bao lâu.
  • Người đó bao nhiêu tuổi khi các phản ứng bắt đầu.
  • Trước khi phản ứng diễn ra, người đó có ăn, uống hay tiếp xúc với bất kỳ thứ gì không (những chất gây kích thích)?
  • Đã thử phương pháp điều trị nào chưa và nếu có thì người đó phản ứng như thế nào?
  • Kiểm tra loại trừ: Người bệnh được khuyên tách rời khỏi một yếu tố nào đó nghi ngờ gây dị ứng và theo dõi cẩn thận các triệu chứng khi tiếp xúc trở lại với yếu tố đó.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Các phương pháp cận lâm sàng giúp bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân gây dị ứng.

  • Bài test trên da: Những bài test trên da được thực hiện bằng cách đưa một lượng chất nhỏ nghi ngờ gây dị ứng lên da và theo dõi phản ứng. Các bài test trên da thường được áp dụng là: Test áp bì, test lẩy da, test trong da.
  • Xét nghiệm máu: Lượng kháng thể IgE tăng lên ở những người bị dị ứng. Nhưng chỉ số này cũng tăng cao ở những người nhiễm ký sinh trùng, bệnh chàm, một số bệnh lý hiếm gặp. Do vậy, xét nghiệm đo nồng độ IgE không được khuyến khích trong xét nghiệm dị ứng.
  • Test panel dị ứng: Đây là xét nghiệm sử dụng mẫu huyết thanh để xác định xem trong máu của người bệnh có tồn tại kháng thể IgE đặc hiệu với 60 mẫu dị nguyên có sẵn trên panel hay không. Từ đó, xác định được các dị nguyên gây dị ứng đối với cơ thể.

Phương pháp điều trị bệnh dị ứng

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp khác nhau để điều trị dị ứng như sử dụng thuốc Tây y, Liệu pháp miễn dịch hoặc Đông y:

Tây y

Sử dụng thuốc tây là cách nhanh nhất để giảm tình trạng dị ứng. Một số thuốc tân dược thường được sử dụng như:

  • Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này ngăn chặn giải phóng histamin từ tế bào mast, làm giảm các triệu chứng, đem lại hiệu quả nhanh nhưng chỉ mang lại hiệu quả tạm thời. Một số thuốc kháng histamin thường dùng như: Loratadin, fexofenadin, clorpheniramin,...
  • Thuốc kháng viêm corticosteroid: Trong trường hợp dị ứng trung bình đến nặng, thuốc chống viêm corticosteroid có thể được chỉ định như: prednisolon, cortisone,... Tuy nhiên, nếu lạm dụng, có thể dẫn tới những biến chứng do corticoid cực nguy hiểm.
  • Các liệu pháp kết hợp thuốc kháng viêm corticosteroid và thuốc kháng histamin được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng từ trung bình đến nặng.
  • Thuốc nhỏ mắt có thể hữu ích trong một số trường hợp nhưng cần sự tham vấn từ các bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Trường hợp bị sốc phản vệ, người bệnh cần được sơ cứu khẩn cấp bằng adrenaline.

Thuốc tây là cách nhanh nhất để giảm tình trạng dị ứng

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là giải pháp được sử dụng với liều tăng dần để hệ miễn dịch làm quen với chất gây dị ứng, ngăn chặn sốc phản vệ có thể xảy ra.

Cụ thể, khi một người bị dị ứng quá mẫn với một chất, các chuyên gia sẽ tiêm chất đó vào trong cơ thể với nồng độ rất thấp, đến mức cơ thể không nhận ra và không gây khởi phát phản ứng dị ứng. Tại những lần tiếp theo, tăng dần liều được tiêm (mỗi lần tăng rất ít không để cơ thể kịp nhận ra). Việc làm này giúp cơ thể dần quen với kháng nguyên được đưa vào và không còn gây ra những phản ứng quá mức. Sau đó, khi liều tăng dần đến mức tương đương với mức liều mà trước đây gây ra phản ứng dị ứng thì đó là liều duy trì.

Tuy nhiên, phương pháp này lại khá tốn kém, phải đến tiêm lại sau 2-4 tuần. Mặt khác, trong quá trình thực hiện cũng có thể gây ra những phản ứng dị ứng nguy hiểm.

Liệu pháp miễn dịch được sử dụng để ngăn chặn sốc phản vệ xảy ra

Đông y

Các phương pháp đông y điều trị dị ứng thường được ứng dụng trong trường hợp bệnh mãn tính, khó dứt điểm, người bệnh đã áp dụng nhiều phương pháp nhưng không mang lại hiệu quả.

Các bài thuốc đông y với sự kết hợp từ thảo dược tự nhiên, an toàn với mọi bệnh nhân dù dùng trong thời gian dài. Hơn nữa cơ chế của y học cổ truyền đi sâu vài giải quyết nguyên nhân bệnh thay vì triệu chứng thông thường, chính vì vậy thời gian chữa có thể lâu hơn nhưng hiệu quả là bền vững.

Phòng tránh bệnh dị ứng

Biện pháp ngăn ngừa phản ứng dị ứng phụ thuộc vào tác nhân mà bạn gặp phải. Các biện pháp chung bao gồm:

  • Tránh các tác nhân gây dị ứng: Ngay cả khi bạn đang điều trị các triệu chứng dị ứng, hãy cố gắng tránh các tác nhân có thể gây kích ứng cho mình.
  • Viết nhật ký: Khi cần xác định nguyên nhân gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng của bạn, hãy theo dõi các hoạt động hằng ngày và những gì bạn ăn, khi các triệu chứng xảy ra. Điều này có thể giúp bạn và bác sĩ xác định các yếu tố gây ra các phản ứng quá mẫn là gì và có biện pháp dự phòng phù hợp.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để loại bỏ những tác nhân có thể bị bám lại trên cơ thể.
  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, giúp nhà cửa khô thoáng, tránh nấm mốc xuất hiện. Lưu ý, cần tránh sử dụng các chất tẩy rửa hoá học, khiến triệu chứng trở nặng.

Dị ứng gây ra nhiều khó chịu và tiềm ẩn nguy cơ cao với sức khỏe người mắc. Nếu đang đau đầu vì thường xuyên bị dị ứng tái phát hay xuất hiện những triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa mà không rõ tác nhân gây kích ứng, hãy tới các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chất lượng để được các lương y thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

Bài viết liên quan

Dị ứng cơ địa nên ăn gì, kiêng gì?
tiem-vacxin-covid-19-1 (1)
Dị ứng thời tiết lạnh thường bùng phát mạnh mẽ vào cuối năm với nhiều nguyên nhân
Đỗ Minh Đường chữa dị ứng thời tiết lạnh
me-day-do-minh-duong
Nhiều người gặp tình trạng nổi mề đay sau tiêm vacxin
cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger