Dị ứng thời tiết lạnh: Nhận biết những triệu chứng dễ gặp phải để điều trị dứt điểm [TÌM HIỂU NGAY]

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Dị ứng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Dị ứng thời tiết lạnh gây ra các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến các vùng da hở như tay, chân, mặt và cổ.

Dị ứng thời tiết lạnh là gì?

Dị ứng thời tiết lạnh là bệnh theo mùa thường gặp ở các nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Bệnh xảy ra khi cơ thể cơ thể phản ứng lại với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng,… gây nên các triệu chứng khó chịu như nổi mề đay, hắt hơi, sổ mũi, khó thở,…

Bất kỳ ai cũng có thể bị dị ứng thời tiết lạnh, nhưng những người có cơ địa dị ứng, sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm, người có bệnh lý nền, người bị rối loạn kinh nguyệt, trẻ nhỏ, thường xuyên dùng thuốc và thức ăn dễ gây dị ứng trong giai đoạn trời trở lạnh sẽ dễ bị dị ứng thời tiết hơn.

Dựa theo thời gian khởi phát và chuyển biến của bệnh, dị ứng thời tiết lạnh được chia làm 2 cấp độ:

  • Cấp tính: Tình trạng nổi mẩn ngứa khi trời lạnh tính từ lúc khởi phát đến khỏi hoàn toàn từ 24 giờ – 6 tuần thì được xem là cấp tính. Ở mức độ này, các triệu chứng sẽ bùng phát mạnh mẽ, ồ ạt nhưng chấm dứt nhanh chóng cả khi không cần điều trị.
  • Mãn tính: Nếu triệu chứng nổi mẩn ngứa khắp người khi trời lạnh kéo dài hơn 6 tuần, các triệu chứng âm ỉ kéo dài, ít bùng phát dữ dội thì bệnh đã chuyển sang mãn tính. Dị ứng thời tiết lạnh mãn tính có thể khiến bạn đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác nữa.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng thời tiết lạnh, bao gồm:

  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột: Khi nhiệt độ không khí giảm xuống dưới 20 độ C, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng các chất histamine, gây ra các triệu chứng dị ứng.
  • Cơ địa dị ứng: Người có cơ địa dị ứng thường dễ bị dị ứng thời tiết hơn người bình thường.
  • Suy giảm miễn dịch: Người có hệ miễn dịch suy giảm cũng dễ bị dị ứng thời tiết hơn.
  • Yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ mắc dị ứng khi trời lạnh thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
cách chữa dị ứng thời tiết lạnh
Dị ứng thời tiết lạnh thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng, dẫn đến nổi mề đay, ngứa ngáy, khó chịu

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng thường gặp:

  • Nổi mẩn ngứa hoặc phát ban đỏ: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất, hầu hết tất cả bệnh nhân bị dị ứng với thời tiết lạnh đều gặp phải. Tình trạng mẩn ngứa khi trời lạnh hay mề đay thường có màu đỏ/ hồng, nổi thành từng đám, bùng phát trên diện rộng và tập trung nhiều ở các vùng da hở như tay, chân, mặt, cổ,..
  • Viêm mũi dị ứng: Dị ứng thời tiết vì lạnh cũng có thể gây nên viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng có thể khởi phát đơn lẻ hoặc đi kèm với biểu hiện nổi mẩn, phát ban khi lạnh.
  • Nổi chàm: Với những người bị chàm (eczema) thì tình trạng da nổi mẩn ngứa khi trời lạnh có thể kích thích các triệu chứng của bệnh chàm bùng phát mạnh mẽ.

Triệu chứng ít gặp:

  • Mắt đỏ, chảy nước mắt, hay ngứa mắt: Một số người có thể gặp các triệu chứng ở mắt như mắt đỏ, chảy nước mắt, hay ngứa mắt khi tiếp xúc với thời tiết lạnh.
  • Người mệt mỏi, thở khò khè, chán ăn: Một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây ra các triệu chứng toàn thân như người mệt mỏi, thở khò khè, chán ăn,…

Tham khảo thêm: Dị ứng cơ địa: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Cách chữa dị ứng thời tiết lạnh 

Dị ứng thời tiết lạnh có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nguyên tắc điều trị là làm giảm triệu chứng, kiểm soát bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Điều trị dị ứng thời tiết lạnh bằng thuốc tây

Thuốc tây thường được sử dụng để điều trị dị ứng thời tiết, bao gồm cả thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp một hoặc nhiều loại thuốc sau:

  • Thuốc bôi ngoài da: Thuốc bôi ngoài da chứa menthol có tác dụng làm dịu tổn thương, giảm sưng, nóng và cải thiện cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Kem dưỡng ẩm cũng có thể được sử dụng để làm giảm tình trạng khô rát, kích ứng và ngứa da.
  • Thuốc uống kháng histamine: Thuốc kháng histamine giúp giảm nhanh chóng cảm giác ngứa ngáy khó chịu trên da chỉ sau khoảng 30 phút uống thuốc.
  • Thuốc Omaizumab: Loại thuốc này thường dùng trong điều trị bệnh mề đay mãn tính hoặc hen suyễn. Với trường hợp người bệnh bị dị ứng do thời tiết lạnh, thuốc này sẽ được dùng nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc kháng histamin.
  • Thuốc Epinephrine chữa dị ứng trời lạnh: Thuốc này giúp phục hồi chức năng hô hấp và ngăn ngừa nguy cơ sốc phản vệ.

Người bệnh cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc tây nào, bởi thuốc tây rất dễ gây ra tác dụng phụ.

Có thể bạn quan tâm: Dị Ứng Thuốc Nổi Mề Đay Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất

Mẹo dân gian chữa dị ứng thời tiết lạnh

Nếu các triệu chứng dị ứng không khí lạnh không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tự cải thiện các triệu chứng với các mẹo dân gian tại nhà. Các mẹo này thường an toàn, tuy nhiên hãy trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.

dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ trên mặt
Chữa dị ứng thời tiết lạnh bằng lá khế mang lại hiệu quả tích cực

Các mẹo phổ biến bao gồm:

  • Lá khế:
    • Lá khế có tính lạnh, hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa ngáy, sưng tấy.
    • Tắm nước lá khế: Chuẩn bị khoảng 300g lá khế tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước trong khoảng 20 phút. Đợi nước nguội rồi tắm.
    • Xông hơi với lá khế: Chuẩn bị lá khế tươi cùng vỏ bưởi, lá sả, lá ổi,… rửa sạch, cho vào nồi đun sôi trong khoảng 20 phút. Cho nước vừa đun ra thau rồi tiến hành xông, sau đó dùng nước này tắm luôn để làm giảm ngứa ngáy.
  • Lá lốt:
    • Lá lốt có chứa 2 thành phần là piperidin và piperin có tác dụng làm giảm ngứa ngáy khó chịu do dị ứng thời tiết mang lại. Đồng thời, đây còn là vị thuốc có khả năng kháng khuẩn chống viêm hiệu quả.
    • Tắm nước lá lốt: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt rửa sạch, cho vào nồi rồi thêm 1 ít muối trắng, đun sôi trong khoảng 15 phút. Sau đó đổ nước lá lốt ra chậu, pha thêm nước cho vừa ấm rồi tắm. Lưu ý không sử dụng sữa tắm.
  • Khoai tây:
    • Khoai tây có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin B6, vitamin C, kali,… giúp làm giảm sẹo, thâm, làm hồng da rất hiệu quả. Phần nhựa ở khoai tây cũng được xem là kháng sinh tự nhiên chữa ngứa rát, nổi mề đay, sưng đỏ.
    • Đắp khoai tây: Lấy 1 củ khoai tây tươi, rửa sạch, thái lát rồi đắp lên vùng da bị dị ứng trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch.

Các mẹo dân gian chữa dị ứng thời tiết có thể mang lại hiệu quả nhất định, tuy nhiên chỉ mang tính tạm thời. Người bệnh nên kết hợp với các phương pháp điều trị khác để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chăm sóc người bệnh bị dị ứng mùa lạnh

Dị ứng khi trời lạnh là tình trạng da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khi tiếp xúc với thời tiết lạnh. Để phòng ngừa bệnh này, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao, ngủ đủ giấc.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng chẳng hạn như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,…
  • Mặc ấm khi ra ngoài, chú ý che kín cổ, mũi, miệng.
  • Uống nhiều nước ấm có thể làm dịu cổ họng, làm ấm cơ thể.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin C, E,… giúp tăng cường sức đề kháng.

Dị ứng thời tiết lạnh xảy ra do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cơ thể bị kích thích, dẫn đến giải phóng histamin và các chất gây viêm. Tình trạng này thường không nguy hiểm, nhưng cần được thăm khám và điều trị phù hợp để đảm bảo sức khỏe.

Tham khảo thêm:

 

Tin liên quan

Bình luận (35)

  1. Jasmine Bùi says: Trả lời

    Vợ mình bị dị ứng với thời tiết lạnh nổi mề đay ở tay, chân cổ và mặt hơi sưng mà cô ấy đang điều trị dạ dày bằng thuốc tây liệu uống song song với thuốc đỗ minh có được không?

  2. Nhi Khểnh says: Trả lời

    Bị mề đay có lây không cả nhà. Em phải chăm sóc con nhỏ, mà mấy hôm nay trời lạnh người em nổi ban đỏ quá chời. Hồi còn con gái em cũng đã bị như vậy rồi, bẵng đi 1 thời gian ko bị giờ bị lại hazzz

    1. MI A says:

      Mình nghĩ mề đay là do độc tố trong cơ thể không đào thải được mới gây ra hiện tượng nổi mẩn đỏ trên da nên chắc sẽ ko lây đâu

  3. Lại Thị Cúc says: Trả lời

    Do em ở gần bv 115 nên xẹt qua đó khám luôn dùng thuốc bs kê mà s uống vô nó cứ buồn nôn, tim đập nhanh, người bứt rứt ko biết là do tác dụng phụ của thuốc hay sao nữa, lo quas

  4. Vân Anh Anh says: Trả lời

    Chào mọi người, tôi muốn hỏi thăm giờ giấc làm việc của nhà thuốc đỗ minh đường thế nào, có làm cuối tuần k vì tôi chỉ rảnh mỗi cuối tuần

    1. Đỗ Minh Đường says:

      Bạn Vân Anh Anh thân mến,
      Nhà thuốc làm việc tất cả các ngày trong tuần từ 8h – 17h30 bạn nhé. Nếu bạn có nhu cầu đến thăm khám, bạn vui lòng liên hệ tới số hotline của nhà thuốc để đặt lịch trước và được hỗ trợ cụ thể bạn nhé.
      Thông tin đến bạn!

    2. Chii says:

      Tiếc quá em toàn đi làm đến 5g30 chiều mới tan ca, chạy xe đến nhà thuốc thì chắc trễ mất rồi

    3. My Nhã says:

      Nhà thuốc cũng có du di nhận khám ngoài giờ hành chính tầm kịch là 19h đó chị. Nhưng phải hẹn trước 2-3 hôm để họ bố trí, sắp xếp với bác sĩ chị ạ. Chứ không hẹn trước mà đùng 1 cái đến là k có ai ở lại khám cho đâu :))

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger