TỔNG QUAN VỀ BỆNH Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là tình trạng viêm xảy ra ở âm đạo, chủ yếu do nhiễm trùng. Nữ giới có bệnh lý này thường bị tiết dịch nhiều kèm theo ngứa ngáy, nóng rát và đau. Bệnh cần được điều trị sớm để tránh nhiễm trùng lan rộng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp, thể hiện cho tình trạng âm đạo bị viêm dẫn đến ngứa ngáy, tăng tiết dịch và đau rát. Bệnh chủ yếu xảy ra do nhiễm trùng. Những trường hợp khác xảy ra do sự mất cân bằng của vi khuẩn trong âm đạo, nhiễm trùng nấm men hoặc Trichomonas.

Bệnh viêm âm đạo dễ dàng được phát hiện và điều trị dứt điểm bằng thuốc. Hầu hết các trường hợp không gặp biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nhiễm trùng có thể lan rộng sang những bộ phận khác hoặc lây truyền qua đường tình dục.

viêm âm đạo 1

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều lý do khiến phụ nữ bị viêm âm đạo, trong đó, bệnh thường do vi khuẩn và nấm tác động vào vùng kín gây ra. Một số nguyên nhân gây viêm âm đạo phổ biến gồm:

viêm âm đạo 2
Nhiễm trùng vi khuẩn

Sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn trong âm đạo dẫn đến mất cân bằng pH âm đạo.

viêm âm đạo 3
Nhiễm trùng nấm men

Xảy ra khi Candida Albicans hoặc một loại nấm khác phát triển quá mức trong âm đạo, thường gặp ở những người vệ sinh vùng kín không đúng cách. Ngoài âm đạo, nhiễm trùng nấm men cũng có thể xảy ra ở những vùng ẩm ướt khác như trong miệng, nếp gấp da...

viêm âm đạo 4
Nhiễm virus

Virus có thể lây truyền qua đường tình dục và gây viêm. Loại virus thường gặp nhất là Herpes Simplex Virus (HSV), gây ra tình trạng nhiễm trùng herpes. Những người mắc bệnh này thường có nhiều vết loét nằm trong âm đạo kèm theo đau đớn. Bệnh cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến miệng – hầu nếu người bệnh quan hệ tình dục bằng miệng.

viêm âm đạo 5
Nhiễm ký sinh trùng Trichomonas Vagis

Viêm âm đạo do Trichomonas vagis gây ra nhiều triệu chứng ở nữ giới, bao gồm ngứa ngáy và đau rát. Hơn nữa loại ký sinh trùng này còn làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.

ve-sinh-vung-kin-hang-ngay-bang-xa-bong
Vệ sinh vùng kín sai cách

Việc vệ sinh vùng kín hằng ngày không đúng cách, nhất là vào những ngày hành kinh, sau khi tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục có thể tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công.

viêm âm đạo 7
Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục thiếu lành mạnh, nhiều bạn tình hoặc không sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su cũng là nguyên nhân gây viêm âm đạo. Đặc biệt, quan hệ mạnh bạo có thể khiến bộ phận sinh dục bị tổn thương, dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Viêm âm đạo có thể xảy ra sau giai đoạn dậy thì, tuy nhiên, đối tượng dễ mắc bệnh chủ yếu là:

  • Phụ nữ mang thai hoặc trong thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh;
  • Người sử dụng thuốc tránh thai và các biện pháp tránh thai khác như đặt vòng, cấy que;
  • Người sử dụng thuốc kháng sinh, hệ miễn dịch yếu và bị rối loạn kinh nguyệt;
  • Người bị khô âm đạo, thừa cân, béo phì và mắc các bệnh lý liên quan đến đường huyết;
  • Người quan hệ tình dục không lành mạnh - tăng nguy cơ nhiễm trùng qua đường tình dục.

 

Triệu chứng của viêm âm đạo

Tùy thuộc vào nguyên nhân, các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người. Nhìn chung, các dấu hiệu và triệu chứng viêm âm đạo có thể bao gồm:

  • Thay đổi màu sắc âm đạo, tiết dịch bất thường;
  • Có mùi hôi tanh;
  • Ngứa ngáy, kích ứng âm đạo;
  • Tiểu đau, đau rát khi quan hệ;
  • Chảy máu âm đạo bất thường, thường nhẹ hoặc có dạng đốm.

Biến chứng

Bệnh viêm âm đạo có tiên lượng tốt, dễ dàng được phát hiện và điều trị khỏi bằng thuốc. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh khiến nữ giới khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng.

Việc không điều trị có thể khiến viêm nhiễm lan rộng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng sau:

viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung

Vi khuẩn viêm âm đạo đi ngược dòng, tấn công tới các cơ quan sinh dục bên trong. Tình trạng này khiến người bệnh có thể bị sốt, đau vùng chậu chảy máu âm đạo hoặc đối diện với nguy cơ vô sinh, nhiễm trùng, áp xe tử cung…

Viêm dính tắc vòi trứng
Viêm dính tắc vòi trứng

Viêm âm đạo kéo dài gây nhiễm khuẩn đường sinh sản, xảy ra tình trạng viêm nhiễm ngược lại, lan dần đến các bộ phận trong hệ sinh sản làm tắc nghẽn vòi trứng, viêm nhiễm gây vô sinh. 

viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu

Viêm âm đạo kéo dài khiến các loại tạp khuẩn, nấm phát triển mạnh mẽ. Đối với viêm vùng chậu, chị em có thể bị viêm tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng, ống dẫn trứng… đe dọa tới sức khỏe phụ khoa và khả năng sinh nở.

vô sinh
Nguy cơ vô sinh - hiếm muộn

Môi trường pH bình thường trong âm đạo là điều kiện thuận lợi để tinh trùng gặp trứng và thụ tinh. Khi pH thay đổi, môi trường mất cân bằng khiến tinh trùng di chuyển khó khăn, giảm khả năng thụ thai, nguy hiểm hơn là gây vô sinh ở nữ giới.

ảnh hưởng thai kỳ
Ảnh hưởng đến thai kỳ

Bệnh không chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu mà vi khuẩn, nấm còn có thể tấn công khiến thai nhi mắc các bệnh lý ngoài da, bệnh về mắt, sinh non, suy thai… Đặc biệt, các mẹ sau sinh có nguy cơ nhiễm trùng hậu sản, gặp một số biến chứng sau sinh mổ.

HIV
Mắc các bệnh truyền nhiễm

Khi bị viêm âm đạo, sức đề kháng suy giảm, nồng độ pH thay đổi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lây nhiễm các bệnh khác như: Giang mai, lậu, HIV/AIDS…

Cách chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán viêm âm đạo, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.

Chẩn đoán lâm sàng

Là bước thăm khám cơ bản, không thể thiếu trong quy trình thăm khám phụ khoa. Thông qua quan sát và trao đổi thông tin với người bệnh, bác sĩ sẽ bước đầu xác định được mức độ và đưa ra một số xét nghiệm cần thiết.

  • Hỏi bệnh nhân về tình trạng hiện tại, đã có chồng hay từng quan hệ tình dục chưa;
    Khai thác tiền sử bệnh phụ khoa, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (nếu có) cũng như các thông tin về hoạt động vệ sinh vùng kín, tần suất quan hệ tình dục;
  • Thăm hỏi các dấu hiệu gặp phải, tần suất, mức độ bệnh và các thuốc đang sử dụng;
  • Dùng tay và mắt để quan sát tình trạng cơ quan sinh dục như âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn… để tìm ra những biểu hiện bất thường;
  • Kiểm tra vùng ngực, bụng xem có dấu hiệu của khối u hay vết sẹo mổ hay không.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Người bệnh được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán tình trạng và nguyên nhân gây bệnh:

  • Xét nghiệm dịch âm đạo: Cho biết nguyên nhân gây bệnh là do loại vi khuẩn, nấm hay tế bào bất thường nào;
  • Kiểm tra độ pH: Nếu độ pH tăng cao có thể là nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn hoặc do trùng roi Trichomonas;
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra các chỉ số bệnh lý, từ đó đánh giá được mức độ viêm và tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh.

Phương pháp điều trị viêm âm đạo

Sau khi có kết quả chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm âm đạo, bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị cụ thể cho từng trường hợp. Mục đích của các phương pháp điều trị này nhằm:

  • Kháng khuẩn, diệt nấm, kháng viêm, chữa lành vùng viêm nhiễm;
  • Kiểm soát triệu chứng, ngăn bệnh tiến triển thành biến chứng;
  • Phòng ngừa nguy cơ tái phát.

Tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ có phương pháp điều trị phù hợp:

Điều trị tại nhà

Chữa viêm âm đạo tại nhà là biện pháp được phần lớn chị em lựa chọn ngay khi có dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa. Các cách chữa tại nhà sử dụng nguyên liệu tự nhiên, gần gũi và dễ thực hiện. Hiệu quả đạt được là giảm triệu chứng viêm nhiễm khó chịu.

Một số biện pháp thường được áp dụng phổ biến như: Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không, uống nước lá diếp cá, sử dụng sữa chua, chè xanh, tỏi, nước muối pha loãng… 

Tuy nhiên, chị em cần lưu ý rằng mẹo dân gian chỉ phù hợp với đối tượng viêm âm đạo thể nhẹ. Nếu lạm dụng khi viêm phụ khoa đã nặng, hiệu quả đạt được không cao và có thể tạo điều kiện cho viêm nhiễm biến chứng.

Sử dụng thuốc Tây

Là biện pháp chữa trị rất phổ biến hiện nay, có tác dụng nhanh chóng trong việc chữa lành vùng âm đạo bị viêm nhiễm, giúp kháng khuẩn, diệt nấm và kháng viêm hiệu quả. Nhờ đó, các triệu chứng bệnh được đẩy lùi nhanh chóng.

Các loại thuốc điều trị sẽ được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng và kê đơn dựa theo từng tác nhân gây viêm nhiễm. Thuốc có thể là dạng uống, thuốc bôi hoặc viên đặt. Một số loại bạn có thể tham khảo:

  • Thuốc kháng sinh:
    • Metronidazol: Tác dụng ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn và ký sinh trùng. Dựa trên tình trạng, kháng sinh Metronidazol có thể được dùng ở dạng viên nén hoặc gel bôi.
    • Clindamycin: Thuốc Clindamycin (Cleocin) thường được dùng để bôi vào âm đạo. Thuốc này thuộc kháng sinh lincosamid, có tác dụng kìm khuẩn. Đôi khi Clindamycin được dùng ở dạng uống hoặc đặt âm đạo nhằm tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ.
    • Tinidazole hoặc Secnidazole: Thuốc kháng sinh Tinidazole hoặc Secnidazole thường được dùng bằng đường uống. Thuốc có tác dung điều trị những bệnh lý phụ khoa do nhiễm trùng, trong đó có viêm âm đạo.
  • Thuốc kháng nấm: Viêm âm đạo do nhiễm trùng nấm men thường được điều trị bằng Clotrimazole, Miconazole hoặc Tioconazole. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động và tiêu diệt nấm men gây nhiễm trùng.
  • Estrogen: Estrogen ở dạng vòng, viêm nén hoặc kem bôi âm đạo có thể được dùng trong điều trị teo âm đạo. Khi dùng có thể giúp làm tăng độ dày của âm đạo, giảm tính nhạy cảm và các triệu chứng như khô và nóng rát âm đạo.

Trong quá trình sử dụng, chị em lưu ý tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có sự đồng y của bác sĩ, tránh gây phản ứng ngược khiến bệnh tiến triển nhanh gây nguy hiểm. Ngoài ra, trong thời gian điều trị, người bệnh cần tuân thủ đầy đủ lời dặn của bác sĩ, bao gồm:

  • Bảo đảm vùng kín luôn được sạch sẽ và khô thoáng;
  • Mặc nội y vừa vặn, chất liệu thông thoáng, hút ẩm tốt và không gây kích ứng;
  • Không thụt rửa sâu trong âm đạo, lựa chọn sản phẩm vệ sinh phù hợp;
  • Không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng bác sĩ đã kê;
  • Tái khám đúng lịch để được theo dõi tình trạng hoặc thay đổi phác đồ để việc điều trị hiệu quả hơn. 

Điều trị bằng bài thuốc Đông y

Chữa viêm âm đạo bằng Đông y là phương pháp được đánh giá cao bởi tính an toàn, tác động sâu vào cơ thể, loại trừ hiệu quả căn nguyên gây viêm nhiễm. 

Thêm vào đó, thuốc Đông y tổng hòa từ toàn bộ dược liệu tự nhiên, thân thiện với cơ thể nên dễ được hấp thu, không gây ra tác dụng phụ. Các thảo dược khi được phối ngũ theo tỷ lệ thích hợp còn có khả năng bồi bổ thể trạng, duy trì sức mạnh nội sinh và nâng cao hiệu quả phòng bệnh tái phát.

Tuy nhiên, Đông y thường cho tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài, kết hợp vệ sinh vùng kín sạch sẽ để đạt được kết quả như mong đợi.

Biện pháp phòng ngừa viêm âm đạo

Bệnh viêm âm đạo có thể được phòng ngừa bằng những biện pháp sau:

  • Tránh ngâm mình hoặc tắm trong bồn nước nóng hoặc massage xoáy nước;
  • Giữ vùng kín sạch sẽ và khô ráo, dùng sản phẩm thích hợp và nước vệ sinh xung quanh âm đạo. Không thụt rửa âm đạo;
  • Thường xuyên rửa vùng kín bằng nước và thay băng vệ sinh nếu đang trong chu kỳ kinh nguyệt;
  • Không sử dụng những sản phẩm có thể gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng ở âm đạo;
  • Lau khô vùng kín trước khi mặc quần áo, tránh để vùng kín ẩm ướt. Môi trường ẩm tạo điều kiện cho nấm phát triển;
  • Mặc đồ lót và quần áo rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi;
  • Quan hệ tình dục an toàn, nên dùng bao cao su để phòng ngừa lây nhiễm;
  • Khám phụ khoa toàn diện mỗi năm 1 lần (gồm khám vùng chậu, phết tế bào cổ tử cung);
  • Ăn sữa chua có men sống có thể tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Hầu hết bệnh nhân bị viêm âm được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bằng thuốc. Tuy nhiên một vài trường hợp chủ quan, không điều trị khiến viêm nhiễm lan rộng và gây nhiều biến chứng. Do đó người bệnh cần sớm thăm khám khi có biểu hiện ngứa ngáy, âm đạo tiết nhiều dịch, hôi tanh hoặc những bất thường khác.

Trong trường hợp các phương pháp điều trị đang áp dụng không mang lại hiệu quả tối đa, chị em có thể liên hệ đến Nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được tư vấn phác đồ điều trị với bài thuốc nam gia truyền hơn 150 năm của dòng họ Đỗ Minh.

Bài viết liên quan

Khám Viêm Âm Đạo
Chữa viêm âm đạo ở Hà Nội
phac-do-dieu-tri-viem-am-dao-1
Viêm âm đạo sau sinh
Cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam
Viêm âm đạo do thiếu nội tiết
Viêm âm đạo có gây chậm kinh không?
duocphamvinhgia.vn
cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger