Viêm Âm Đạo Do Thiếu Nội Tiết: Nhận Biết Và Điều Trị Hiệu Quả Nhất
Viêm âm đạo do thiếu nội tiết xảy ra do hàm lượng nội tiết tố bên trong cơ thể không ổn định, thiếu hụt dẫn đến mất cân bằng. Tình trạng này không quá nguy hiểm, nhưng vẫn cần phải điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế xảy ra biến chứng.
Nguyên nhân gây viêm âm đạo do thiếu nội tiết
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến nhất ở chị em phụ nữ. Ngoài những nguyên nhân như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… Bệnh này còn xảy ra do bị thiếu hụt nội tiết trong cơ thể.
Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng phổ biến nhất là ở những chị em trong độ tuổi mãn kinh hoặc đã cắt bỏ hai buồng trứng.

Cụ thể, nguyên nhân chính gây nên bệnh lý này là do thiếu estrogen. Điều này đã làm mất đi lớp bề mặt và trung gian có ở niêm mạc, khiến niêm mạc âm đạo mỏng hơn, dễ tổn thương và nhiễm trùng khi có sự tác động của các yếu tố có hại.
Những dấu hiệu thường gặp của bệnh
Để nhận biết bệnh viêm âm đạo do thiếu nội tiết chị em có thể căn cứ vào một số dấu hiệu dưới đây:
- Dịch âm đạo tiết ra bất thường, ít hơn và có mùi hôi tanh, đôi khi có lẫn máu.
- Đau âm ỉ vùng bụng dưới, có cảm giác nóng rát âm hộ và âm đạo.
- Rối loạn tiểu tiện, đi tiểu lắt nhắt, tiểu buốt, tiểu rắt.
- Niêm mạc âm đạo có màu nhợt nhạt, kèm theo đó chấm xuất huyết đỏ ở đáy quần lót.
- Đau rát khi quan hệ tình dục, vệ sinh hoặc thăm khám phụ khoa.
- Trường hhợp lấy huyết trắng âm đạo để soi tươi, sẽ không thấy có tế bào bề mặt ở tế bào trung gian, có thể xuất hiện vi trùng và vùng xuất huyết.
Viêm âm đạo do thiếu nội tiết có nguy hiểm không?
Nội tiết tố nữ rất quan trọng, đảm bảo khả năng sinh sản và chức năng tình dục, bảo vệ vùng kín khỏi nguy cơ bị các loại vi khuẩn tấn công gây bệnh.
Nên nếu chị em bị viêm âm đạo do thiếu hụt nội tiết tố sẽ gây hàng loạt các biến chứng như:
- Ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày, do âm đạo ngứa ngáy, có mùi hôi khó chịu…
- Ảnh hưởng sinh hoạt vợ chồng, tâm lý tự ti mặc cảm, quan hệ bị đau rát sẽ khiến chị em trở nên lãnh cảm
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm khác như viêm đường tiết niệu, viêm niêm mạc tử cung,…
- Làm giảm khả năng mang thai, thậm chí dẫn đến vô sinh.
ĐỌC NGAY: Viêm âm đạo do vi khuẩn: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị HÀNG ĐẦU
Các phương pháp điều trị bệnh viêm âm đạo do thiếu nội tiết
Sau khi thực hiện các xét nghiệm cần thiết, xác định tình trạng bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số cách chữa trị bệnh viêm âm đạo do thiếu nội tiết thường được bác sĩ chỉ định áp dụng:

1. Dùng thuốc Tây
Thuốc chữa viêm âm đạo chủ yếu là các loại kem bôi ngoài da, thuốc đặt và thuốc uống. Mục tiêu nhằm loại bỏ viêm nhiễm, phục hồi tổn thương niêm mạc âm đạo và ổn định cân bằng nội tiết tố.
Cách chữa này đem lại hiệu quả nhanh chóng và tức thì. Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc nào cũng phải có sự chỉ định của bác sĩ mới được dùng. Tuyệt đối không tự ý dùng để tránh khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Một số loại kem bôi ngoài da bao gồm Cream Estrogen, Cream Promestriene,… Còn các thuốc dạng viên nang đặt trong âm đạo thì có Estriol 0,5mg, Promestriene 10mg,…
2. Sử dụng các bài thuốc Đông y
Theo quan niệm của Đông y thì viêm âm đạo do thiếu nội tiết xuất phát từ những hao tổn phần huyết dẫn đến tâm, can, tỳ, vị, thận cũng bị tổn thương. Do đó, các bài thuốc dùng để điều trị sẽ được bào chế dựa trên nguyên tắc là khử tà, thanh nhiệt, tiêu viêm và phục hồi môi trường âm đạo.
Một số bài thuốc Đông y phổ biến gồm:
- Bài thuốc số 1: Sa tiền, tỳ giải, long đởm thảo, sài hồ, chi tử, ý dĩ, mộc thông, hoàng bá, bạch thược, sinh địa.
- Bài thuốc số 2: Qui xuyên, xích thược, ngưu tất, cam thảo, chỉ xác, hồng hoa, sinh địa, xuyên khung, đào nhân.
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng từng vị thuốc sao cho phù hợp. Cách thực hiện các bài thuốc trên là đun sắc lấy nước uống 1 thang/ ngày.
3. Áp dụng các mẹo dân gian
Cách chữa này tận dụng các loại dược liệu tự nhiên lành tính có khả năng cải thiện viêm nhiễm. Tuy nhiên, chỉ phù hợp với những trường hợp bị viêm âm đạo nhẹ.
- Lá húng quế: Trong lá húng quế có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng khuẩn, diệt vi nấm, đặc biệt hỗ trợ cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể. Dùng 1 ít là húng quế rửa sạch, vò nát, đun sôi khoảng 2 phút, đổ nước ra xông hơi đến khi nước nguội thì dùng để vệ sinh vùng kín.
- Ngải cứu: Ngải cứu có tính ấm, mùi thơm giúp cải thiện viêm âm đạo do thiếu nội tiết rất hiệu quả. Dùng một nắm lá ngải cứu rửa sạch, cho vào đun sôi với 600ml nước. Đun đến khi còn 100ml thì dừng lại, chia thuốc lành 3 – 4 phần và uống trong ngày.
- Tỏi: Tỏi có vị cay, tính ấm có tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu của bệnh viêm nhiễm âm đạo hiệu quả, đồng thời giúp cân bằng nội tiết bên trong.
Phòng ngừa viêm âm đạo do thiếu nội tiết

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, đảm bảo vệ sinh đúng cách, không thụt rửa sâu.
- Chọn quần lót rộng rãi, không nên mặc quá chật hay khi còn ẩm ướt, thay quần lót thường xuyên và lau khô vùng kín sau mỗi lần vệ sinh.
- Sử dụng sản phẩm vệ sinh có độ pH phù hợp, không chứa chất kích ứng.
- Không được cào gãi vào vùng kín để tránh gây trầy xước, tạo điều kiện cho viêm nhiễm sẽ lan rộng.
- Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, vận động cơ thể để nâng cao sức đề kháng.
- Giữ tinh thần thoải mái, tâm lý lạc quan, giảm căng thẳng ổn định nội tiết.
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành lạnh, đầy đủ dưỡng chất. Nên bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho nội tiết tố nữ như cá, súp lơ, rau có màu xanh đậm, quả mọng nước, sữa chua,…
- Thực hiện khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện những triệu chứng của bệnh và điều trị sớm nhất.
Bị viêm âm đạo do thiếu nội tiết tố tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe tâm sinh lý và khả năng sinh sản là rất đáng lo ngại. Do đó, khi có những biểu hiện bất thường ở âm đạo, hãy thăm khám ngay với các bác sĩ chuyên khoa để điều trị sớm nhất.
THAM KHẢO THÊM
- Viêm âm đạo khi mang thai: Cách nhận biết và chữa trị an toàn, một đi không trở lại
- Viêm Âm Đạo Mãn Tính: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa HIỆU QUẢ, LÀNH TÍNH