Bị Viêm Âm Đạo Có Gây Chậm Kinh Không? Những Lưu Ý Khi Mắc Bệnh
Viêm âm đạo có gây chậm kinh không là một thắc mắc được rất nhiều chị em được quan tâm. Nhận thức đúng đắn về vấn đề này sẽ giúp chị em biết cách phòng ngừa và xử lý hiệu quả khi bệnh viêm âm đạo ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Viêm âm đạo có gây chậm kinh không?
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa cực kỳ phổ biến. Bệnh đặc trưng với những triệu chứng như ngứa ngáy, khó chịu, đau rát vùng kín, ẩm ướt do tiết nhiều khí hư… Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì viêm nhiễm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Đối với một người khỏe mạnh, chu kỳ hành kinh thường kéo dài từ 25 – 30 ngày. Nếu chu kỳ của bạn dài hơn mức này đồng nghĩa với việc bạn đang bị chậm kinh. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân như căng thẳng stress quá độ, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, suy giảm nội tiết tố,…
Vậy bị viêm âm đạo có gây chậm kinh không? Theo các chuyên gia, tình trạng viêm âm đạo, đặc biệt là nhiễm trùng do nấm candida có thể gây chậm trễ kinh nguyệt hoặc thậm chí còn dẫn đến tắc kinh, vô kinh… Tuy nhiên, tình huống này không xảy ra ở mọi trường hợp mắc bệnh mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm nguyên nhân gây viêm và tình trạng sức khỏe tổng thể của chị em.
Ngoài ra, chị em bị viêm âm đạo cũng có thể gây ra các biến chứng khó lường liên quan như:
- Buồng trứng bị ảnh hưởng bởi viêm nhiễm âm đạo, khiến chu kỳ kinh nguyệt bất thường, chậm kinh hoặc ra nhiều kinh, máu vón cục, màu đen…
- Giảm khả năng thụ thai.
- Ảnh hưởng đời sống tình dục.
- Suy giảm sức đề kháng cơ thể, gây ra sự mệt mỏi kéo dài.
- Tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung…
ĐỌC NGAY: Bị Viêm Âm Đạo Có Mang Thai Được Không? Tìm Hiểu Ngay
Vì sao viêm âm đạo gây chậm kinh?
Hiện tượng chậm kinh do viêm âm đạo có thể xảy ra vì những lý do sau:
- Căng thẳng quá mức: Khi âm đạo bị viêm, cơ thể phản ứng bằng cách khởi động hệ miễn dịch để chống lại nhiễm trùng khiến chị em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Stress có thể ảnh hưởng đến hoạt động của trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng, gây rối loạn hormone và ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Nguy cơ bị chậm kinh xảy ra cao hơn trong trường hợp bị viêm nhiễm nặng hoặc kéo dài.
- Tình trạng viêm lan rộng: Nếu không được kiểm soát, điều trị tốt, tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng từ âm đạo đến các cơ quan sinh dục khác như tử cung hoặc buồng trứng. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt, khiến chị em bị chậm kinh hoặc thậm chí mất kinh.
- Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc: Để điều trị viêm âm đạo, bác sĩ thường kê đơn thuốc chống nấm hoặc thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, làm giảm estrogen dẫn đến trễ kinh, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Như vậy, tình trạng viêm nhiễm, căng thẳng hay thuốc điều trị viêm âm đạo có thể tác động, làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bị chậm kinh kèm theo các triệu chứng viêm nhiễm âm đạo, chị em nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm: Viêm âm đạo do nấm – Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả
Cách chữa viêm âm đạo gây chậm kinh
Chậm kinh do viêm âm đạo cần được điều trị càng sớm càng tốt để loại bỏ viêm nhiễm, ngăn ngừa các biến chứng khó lường. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục hiệu quả:
1. Điều trị bằng mẹo dân gian
Cách chữa này phù hợp với những chị em bị viêm âm đạo gây trễ kinh ở mức độ nhẹ, vừa khởi phát và nhiễm trùng chưa lây lan.
- Lá trà xanh: Dùng 1 nắm lá trà xanh rửa sạch, đun sôi với một ít muối để đun sôi. Dùng nước này để xông hơi và ngâm rửa vùng kín trực tiếp.
- Muối biển hoặc nước muối sinh lý: Dùng để vệ sinh vùng kín hàng ngày.
- Giấm táo: Có tác dụng diệt khuẩn, cải thiện viêm nhiễm, giúp vùng kín khỏe mạnh. Mỗi ngày, chị em pha giấm táo vào nước ấm để rửa vùng kín hoặc ngâm mình 10 – 15 phút.
Bỏ túi: TOP 13 cách chữa viêm âm đạo tại nhà hiệu quả nhanh
2. Dùng thuốc Tây trị viêm âm đạo gây chậm kinh
Phụ nữ bị viêm âm đạo gây chậm kinh thường được bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị. Cách này đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn trong đơn để tránh bị lờn thuốc hoặc gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Dưới đây là một số loại thuốc được dùng phổ biến như:
- Thuốc bôi: Các thuốc Neomycin hay Nizoral có thể được chỉ định để tiêu diệt vi khuẩn, nấm và giảm ngứa ngoài vùng kín.
- Thuốc uống: Doxycycline, Metronidazole, Fluconazole được chỉ định cho các trường hợp bị viêm nhiễm nặng. Thuốc được sử dụng theo đường uống nên có tác dụng toàn thân, mang đến hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.
- Thuốc đặt viêm âm đạo: Được chỉ định rộng rãi là Metromicon, Sadetabs, Canesten… Các thuốc này được đặt vào âm đạo nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng hay nấm candida – tác nhân gây viêm nhiễm và dẫn đến trễ kinh.
- Thuốc điều hòa nội tiết tố: Trường hợp bị trễ kinh do viêm âm đạo gây rối loạn nội tiết, chị em có thể được chỉ định loại thuốc này để kinh nguyệt ra đều đặn hơn.
3. Chữa chậm kinh do viêm âm đạo bằng Đông y
Thuốc đông y được làm từ dược liệu tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe, ít tác dụng phụ. Chữa trị viêm âm đạo gây chậm kinh bằng cách này đem lại hiệu quả lâu dài, cải thiện chu kỳ kinh nguyệt và bồi bổ sức khỏe.
Dưới đây là bài thuốc Đông y thường được sử dụng để điều trị chậm kinh do viêm âm đạo:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 6g vị thuốc đỗ trọng.
- 12g vị thuốc chích cam thảo.
- 15g vị thuốc ngưu tất.
- 15g vị thuốc nhục quế.
- 15g vị thuốc câu kỷ tửu.
- 15g vị thuốc thục địa.
- 15g vị thuốc đương quy.
Cách thực hiện:
- Đem các nguyên liệu đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp khuẩn.
- Cho thảo dược vào trong ấm cùng với khoảng 500ml nước, đun nhỏ lửa trên bếp.
- Đợi đến khi cô cạn còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp, chia thành 3 phần thuốc để uống trong ngày.
- Mỗi ngày, người bệnh sử dụng 1 thang thuốc sắc uống để thu được hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Chú ý nên uống thuốc khi còn ấm và uống hết trong vòng 1 ngày, không để thuốc sang ngày hôm sau.
XEM THÊM: Bài Thuốc Phụ Khang Đỗ Minh – Điều Trị Các Bệnh Phụ Khoa của nhà thuốc Đỗ Minh Đường
Biện pháp phòng tránh viêm âm đạo gây chậm kinh
Để giảm nguy cơ bị viêm âm đạo dẫn đến chậm trễ kinh nguyệt, chị em có thể áp dụng các biện pháp đơn giản dưới đây:
- Quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng biện pháp an toàn để.
- Đi khám phụ khoa thường xuyên ít nhất 1 lần/ năm.
- Mặc đồ lót/ quần áo thoải mái, dễ chịu, bằng chất liệu cotton, không mặc đồ lót ẩm ướt.
- Rửa âm đạo bằng những loại dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, chất lượng, không chứa chất kích ứng.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa sâu.
Sau khi đã hiểu rõ “viêm âm đạo có gây chậm kinh không?”, chị em nên chăm sóc và chú ý hơn tới sức khỏe “cô bé”. Nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ bị nhiễm trùng âm đạo, hãy thăm khám và tiến hành điều trị ngay để tránh làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
THAM KHẢO THÊM
- Viêm Âm Đạo Do Gardnerella Vaginalis: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
- Viêm Âm Đạo Do Thiếu Nội Tiết: Nhận Biết Và Điều Trị Hiệu Quả Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!