TỔNG QUAN VỀ BỆNH Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung – đoạn hẹp nối tử cung và âm đạo. Tình trạng này thường gây kích thích âm hộ hoặc âm đạo, giao hợp đau và tiết dịch âm đạo bất thường. Hầu hết trường hợp điều trị thành công với thuốc kháng sinh.

Viêm cổ tử cung là gì?

Viêm cổ tử cung là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cổ tử cung - phần cuối của tử cung gồm đoạn hẹp nối tử cung và âm đạo. Tình trạng này thường do vi khuẩn phát triển quá mức hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một số trường hợp liên quan đến phản ứng dị ứng với các chất có trong sản phẩm.

Cổ tử cung bị viêm thường đi kèm với tiết dịch âm đạo, đau hoặc chảy máu khi giao hợp. Một số trường hợp không gặp bất kỳ triệu chứng nào. 

Một người có thể bị viêm cổ tử cung cấp tính hoặc mãn tính. Tùy thuộc vào tình trạng, thuốc kháng sinh hoặc những thủ thuật có thể được dùng để điều trị.

viêm cổ tử cung

Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung

Phần lớn các trường hợp viêm cổ tử cung liên quan đến nhiễm trùng. Tình trạng viêm xảy ra khi tử cung tiếp xúc với vi khuẩn Staphylococcus hoặc Streptococcus. Những trường hợp khác xảy ra do phản ứng dị ứng với chất kích ứng.

viêm âm đạo
Viêm âm đạo

Không xử lý tốt vùng viêm tại âm đạo sẽ tạo điều kiện tăng sinh các hại khuẩn và lan lên cổ tử cung, hình thành viêm nhiễm.

QHTD thiếu an toàn
Giao hợp thiếu an toàn

Bệnh thường gặp ở phụ nữ không sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ hoặc quan hệ thô bạo với nhiều bạn tình.

QHTD
Quan hệ quá nhiều hoặc quá sớm

Cổ tử cung dễ trầy xước, viêm nhiễm ở đối tượng quan hệ tình dục trong thời gian ngắn hoặc ở những bạn nữ tuổi vị thành niên, cơ quan sinh dục chưa hoàn thiện. 

phá thai
Nạo phá thai

Chị em có tiền sử nạo phá thai thường có khả năng viêm cổ tử cung cao hơn. Những trường hợp nạo phá thai không an toàn, chăm sóc hậu phẫu thuật chưa tốt cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.

rong kinh
Rong kinh

Cổ tử cung ở trong cơ chế mở thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm từ âm đạo xâm nhập và gây viêm.

ve-sinh-vung-kin-hang-ngay-bang-xa-bong
Vệ sinh vùng kín sai cách

Viêm cổ tử cung có thể xảy ra nếu chị em vệ sinh vùng kín chưa sạch, thụt rửa sâu hoặc sử dụng các loại dung dịch vệ sinh, xà phòng có nồng độ tẩy rửa cao.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Viêm cổ tử cung thường xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, tuy nhiên không phải ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Một vài trường hợp có nguy cơ cao nhiễm bệnh có thể kể đến như:

  • Người thường xuyên quan hệ tình dục với nhiều người hoặc không có thói quen sử dụng bao cao su khi quan hệ;
  • Người có tiền sử viêm âm đạo, viêm cổ tử cung với khả năng tái phát từ 8-25%;
  • Người từng can thiệp nạo phá thai;
  • Người không biết cách giữ vệ sinh vùng kín hoặc có thói quen thủ dâm.

Dấu hiệu bị viêm cổ tử cung

Bệnh viêm cổ tử cung thường không gây ra dấu hiệu và triệu chứng. Do đó phần lớn các trường hợp được phát hiện thông qua quá trình thăm khám.

Chị em có thể tham khảo một số dấu hiệu viêm cổ tử cung sau đây để có thể nhận biết được bệnh:

  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều, đặc quánh hoặc loãng như nước, màu trắng đục hoặc vàng kèm theo mùi hôi tanh, khó chịu.
  • Cảm giác tử cung to bất thường, vùng bụng dưới đau âm ỉ, lâm râm hoặc có lúc đau dữ dội.
  • Vùng kín ẩm ướt do dịch tiết ra nhiều, kèm theo cảm giác sưng nóng, đau rát và ngứa ngáy.
  • Bề mặt cổ tử cung có dấu hiệu bị ăn mòn, viêm loét và sưng mủ.
  • Kỳ kinh đến sớm hoặc muộn, chu kỳ và lượng máy cũng bị thay đổi.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu buốt, đau rát khi đi tiểu.

Biến chứng thường gặp

Hầu hết các trường hợp có đáp ứng tốt với thuốc kháng sinh, viêm cổ tử cung khỏi trong vòng 2 tuần điều trị. Nếu không được phát hiện và chữa sớm, tình trạng viêm có thể nghiêm trọng hơn và làm phát triển nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

viêm âm đạo 1
Viêm âm đạo

Bệnh diễn tiến sang giai đoạn mãn tính có khả năng lây lan mạnh mẽ đến những bộ phận khác, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Viêm âm đạo là một tròng những tình trạng viêm cổ tử cung do nấm gây ra.

viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là biến chứng thường gặp ở những người bị viêm cổ tử cung do lậu hoặc Chlamydia. Sau khi gây viêm tại cổ tử cung, chúng lây lan đến niêm mạc cổ tử cung và ống dẫn trứng, từ đó dẫn đến viêm vùng chậu (PID).

HIV
Tăng nguy cơ nhiễm HIV

Bệnh làm tăng nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ với bạn tình bị nhiễm bệnh.

thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung

Do sự hình thành xơ, sẹo sau quá trình viêm, làm cản trở đường đi của phôi vào buồng tử cung để làm tổ.

ung thư cổ tử cung
Ung thư

Bệnh tiến triển trong thời gian dài có thể gây biến chứng thành viêm cổ tử cung cấp độ 2 hoặc 3, viêm nội mạc tử cung và nguy cơ mắc ung thư cao.

vo-sinh-o-nam-4
Khó thụ thai

Khí hư của phụ nữ là màng bảo vệ giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cổ tử cung. Khi bị viêm cổ tử cung, khí hư ra nhiều sẽ cản trở tinh trùng đi vào gặp trứng.

Cách chẩn đoán viêm cổ tử cung

Hai phương pháp phổ biến nhằm xác định xác viêm cổ tử cung là:

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ tiến hành thăm khám bằng cách quan sát và trao đổi thông tin với người bệnh:

  • Hỏi về triệu chứng hiện tại, tiền sử mắc bệnh phụ khoa và các bệnh lý kèm theo;
  • Tình trạng hôn nhân, tần suất quan hệ tình dục và thói quen vệ sinh vùng kín;
  • Tác nhân dị ứng, các thuốc điều trị đang sử dụng.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Người bệnh sau đó sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm nhằm xác định mức độ và nguyên nhân gây bệnh:

  • Khám vùng chậu hai tay;
  • Xét nghiệm PAP (phết tế bào cổ tử cung);
  • Sinh thiết cổ tử cung;
  • Cấy dịch cổ tử cung.

Phương pháp điều trị viêm cổ tử cung

Hiện nay có khá nhiều cách điều trị viêm cổ tử cung, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y, can thiệp ngoại khoa hoặc áp dụng mẹo dân gian hay các bài thuốc Đông y. Mỗi cách chữa đều có những thế mạnh nổi bật riêng, phù hợp với từng mức độ viêm nhiễm. 

Mẹo dân gian

Đây là phương pháp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ tự nhiên có khả năng kháng viêm, sát khuẩn. Chị em có thể xông rửa vùng kín với nước lá ổi, lá bàng, trầu không, uống nước diếp cá, dùng nước muối loãng trị viêm… 

Cách chữa này tuy dễ thực hiện nhưng chỉ nên áp dụng với mục tiêu hỗ trợ cải thiện triệu chứng trong trường hợp bệnh nhẹ. Hiệu quả của mẹo dân gian phụ thuộc nhiều vào cơ địa của người bệnh. Do đó, chị em không nên quá lạm dụng để không bỏ lỡ thời điểm vàng điều trị viêm cổ tử cung.

Sử dụng thuốc Tây

Tùy vào căn nguyên gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc theo phác đồ phù hợp. Một số loại thuốc chữa viêm cổ tử cung thông dụng bao gồm:

  • Trường hợp nhiễm Chlamydia: Dùng Azithromycin 1g hoặc Doxycycline 100mg, điều trị trong vòng 7 ngày;
  • Trường hợp viêm do bệnh lậu: Dùng Ceftriaxone 250mg tiêm bắp kết hợp Azithromycin 1g theo chỉ định của bác sĩ;
  • Trường hợp lây qua đường tình dục: Sử dụng thuốc kháng sinh để kháng lại các loại khuẩn.

Thuốc Tây chữa viêm cổ tử cung được đánh giá là phương pháp giúp kháng viêm hiệu quả và nhanh chóng nhưng cũng dễ gây loạn khuẩn vùng kín và để lại tác dụng phụ. Đặc biệt, sau khi ngừng thuốc, bệnh vẫn có thể tái phát. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về dùng nếu chưa được kê đơn. 

Phương pháp ngoại khoa

Với những trường hợp không đáp ứng được với thuốc Tây y, viêm nhiễm thường xuyên tái diễn, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các thủ thuật ngoại khoa như đốt laser, đốt điện hoặc áp lạnh…

Phương pháp này giúp loại trừ bệnh một cách nhanh chóng, ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Tuy nhiên, các thủ thuật cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do tác động trực tiếp đến cổ tử cung (Đốt điện, đốt laser thường gây đau, áp lạnh có thể khiến bệnh nhân chuột rút, chảy máu, thậm chí để lại sẹo).

Đông y đẩy lùi viêm cổ tử cung

Khác với các liệu pháp kể trên, Đông y được được giá cao bởi cơ chế tác động chuyên sâu, toàn diện. Thuốc Đông y thường tập trung đi sâu vào điều trị những rối loạn tại tại phủ, loại trừ căn nguyên gây bệnh và duy trì hiệu quả điều trị kéo dài bằng chính khí.

Các bài thuốc Đông y có thể đáp ứng tốt mục tiêu điều trị bệnh phụ khoa và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Phương pháp này không khó sử dụng, không gây đau đớn và đặc biệt không xâm lấn vùng kín.

Ngoài ra, do thành phần chủ yếu là thảo dược tự nhiên nên thuốc đảm bảo an toàn, lành tính và có thể sử dụng với hầu hết đối tượng bệnh.

Tuy nhiên, hiệu quả bài thuốc nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào đặc điểm cơ địa, mức độ bệnh lý cũng như khả năng hấp thu của từng người nên chị em cần kiên trì sử dụng nếu muốn đạt được kết quả tốt nhất.

Biện pháp phòng ngừa

Có nhiều cách giúp giảm nguy cơ viêm cổ tử cung, bao gồm:

  • Quan hệ tình dục an toàn, tránh quan hệ với nhiều người và nên sử dụng bao cao su để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục;
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa vùng âm đạo hoặc sử dụng các sản phẩm có chứa hóa chất gây kích ứng;
  • Thường xuyên thay băng vệ sinh và làm sạch vùng kín trong giai đoạn hành kinh;
  • Dùng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ và phù hợp, vệ sinh sạch sẽ vùng ngoài của âm đạo mỗi ngày 2 lần;
  • Thường xuyên thay quần lót và mặc quần lót cotton rộng rãi để ngăn nhiễm trùng âm đạo lây lan đến cổ tử cung và tử cung;
  • Thăm khám phụ khoa tối thiểu 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm viêm cổ tử cung nhằm hạn chế biến chứng.

Viêm cổ tử cung thường liên quan đến nhiễm trùng lây truyền qua đường tình. Người bệnh có thể có hoặc không có triệu chứng, nhiễm trùng có thể là cấp tính hay mãn tính. Để sớm khắc phục bệnh và ngăn biến chứng, cần dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời thực hiện chăm sóc vùng kín đúng cách.

Bài viết liên quan

Viêm cổ tử cung mãn tính thường có triệu chứng đau bụng dưới âm ỉ
viem-co-tu-cung-nen-an-gi-1
Cách đặt thuốc viêm cổ tử cung
viem-co-tu-cung-cap-do-3-1
đốt viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung sau sinh là tình trạng lớp niêm mạc của chị em xuất hiện viêm nhiễm
Giấm táo - Cách chữa viêm cổ tử cung bằng thuốc nam được nhiều chị em tin dùng
Viêm cổ tử cung cấp độ 2 là mức độ tổn thương trung bình và cần được điều trị ngay
cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger