TỔNG QUAN VỀ BỆNH Viêm họng

Viêm họng là bệnh đường hô hấp phổ biến, đặc trưng với những triệu chứng đau họng khó chịu, ngứa rát và khô cổ họng. Bản chất của viêm họng không quá nghiêm trọng, nhưng nếu không điều trị kịp thời rất dễ gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. 

Viêm họng là gì?

Viêm họng (tên tiếng Anh là Sore throat) là tình trạng viêm đường hô hấp, trong đó hiện tượng viêm xảy ra ở các tổ chức niêm mạc ở phần sau cổ họng. Bệnh gây ra cảm giác đau rát cổ họng, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống hoặc nói chuyện.

Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ em, nhất là vào thời điểm giao mùa, chuyển lạnh đột ngột. Nhiều trường hợp viêm họng được nhận định là một trong những triệu chứng của cảm cúm, mononucleosis, sốt...

Dựa vào mức độ và tính chất của bệnh, viêm họng được phân chia làm 2 loại chính gồm:

  • Viêm họng cấp: Hầu hết trường hợp bị viêm họng khi phát hiện chẩn đoán đều ra viêm họng cấp. Các triệu chứng viêm họng cấp thường bùng phát đột ngột, không có dấu hiệu báo trước và kéo dài từ 1 - 2 tuần. 
  • Viêm họng mãn: Các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện thường xuyên và lâu khỏi hơn. Tùy vào tiến triển và mức độ, bệnh có thể được chia thành viêm họng mạn tính quá phát, viêm họng xung huyết, viêm họng xuất huyết, viêm họng teo.
  • Viêm họng hạt: Đây cũng là một trong những dạng viêm họng thường gặp hay còn gọi là viêm họng mãn tính quá phát. Bệnh xảy ra do sự tăng sinh quá mức của các tế bào lympho ở vị trí sau thành họng, viêm nhiễm và gây bệnh.
viem-hong

Nguyên nhân gây viêm họng

Nguyên nhân chính gây viêm họng là nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Ngoài ra, còn rất nhiều các yếu tố nguy cơ khác làm bùng phát viêm họng. Cụ thể như sau:

viem-hong1
Do virus

Phần lớn các trường hợp bị viêm họng đều là do virus gây ra. Các loại virus thường gặp bao gồm: Adenovirus gây cảm cúm, bệnh đau mắt đỏ; Virus Epstein; Rhinovirus, human parainfluenza (HPIV) hoặc coronavirus,...

viem-hong2
Do vi khuẩn

Một số ít trường hợp bị bệnh viêm họng do nhiễm các loại vi khuẩn như: vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây viêm họng; vi khuẩn Streptococcus nhóm G và nhóm C; vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây bệnh lậu;...

viem-hong3
Do bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Khi bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, lượng chất dịch nhầy được sản sinh quá mức gây dư thừa, có xu hướng chảy xuống phía sau cổ họng. Tình trạng này còn được gọi là hiện tượng chảy dịch mũi sau, gây ra hàng loạt các biểu hiện kích ứng cổ họng và phát sinh viêm họng, đau họng liên tục trong nhiều ngày liền, gây khó nuốt.

viem-hong4
Các chất kích thích

Xung quanh chúng ta có nhiều loại chất kích thích có khả năng gây kích ứng họng như khói thuốc lá; các loại hóa chất; các sản phẩm tẩy rửa mạnh,...

Những thứ này được đưa vào trong cơ thể thông qua mũi, đường thở đến cổ họng. Nhưng vì đây là những thứ độc hại tồn tại dưới dạng khí, nhiệt độ cao gây kích thích mạnh đến các mô niêm mạc họng nhạy cảm, gây đau họng kéo dài, hình thành viêm họng mạn tính.

viem-hong5
Ô nhiễm môi trường

Chủ yếu là ô nhiễm không khí, không khí khô, chứa nhiều bụi mịn, sương mù cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm họng. 

viem-hong6
Chấn thương

Chấn thương thực thể do trầy xước, va chạm mạnh vào vùng cổ hoặc mắc kẹt thức ăn tại cổ họng vô tình gây kích ứng vùng này, phát sinh viêm họng. Ngoài ra, các tổn thương về cơ hoặc dây thanh quản do nói nhiều, la hét quá lớn trong thời gian dài có thể gây kích thích, căng đau nhức và các triệu chứng viêm họng khác.

viem-hong7
Tồn tại khối u

Sự tồn tại của khối u tại cổ họng, lưỡi hoặc dây thanh quản là một trong những nguyên nhân gây viêm họng ít phổ biến. Trong trường hợp này, viêm họng được xem là triệu chứng và sẽ nhanh chóng biến mất khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu là dấu hiệu cảnh báo ung thư sẽ không thể tự biến mất.

viem-hong8
Thói quen thở bằng miệng

Thói quen thở bằng miệng khi ngủ khiến cổ họng phải tiếp xúc với không khí lạnh, khô trong thời gian dài và gây ra viêm đau họng thường xuyên. Nhiều người thường thực hiện thói quen này trong vô thức hoặc do ảnh hưởng từ tình trạng nghẹt mũi, cổ họng có đờm hoặc viêm amidan.

viem-hong9
Suy giảm miễn dịch

Những người có hệ miễn dịch yếu kém thường có nguy cơ bị viêm họng cao hơn do khả năng chống lại các mầm mống gây bệnh của cơ thể bị suy giảm. Đây là lý do vì sao bệnh viêm họng thường xuất hiện phần lớn ở những người mắc bệnh lý nền gồm bệnh HIV/ AIDS; Lupus ban đỏ hệ thống; viêm khớp dạng thấp,...

viem-hong10
Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác

Nếu bị các vấn đề sức khỏe như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lậu, bệnh áp xe Peritonsillar, bệnh bạch cầu đơn nhân, viêm amidan, ung thư vòm họng,... thì các bạn khó tránh khỏi việc bị viêm họng, thường xuyên đau rát cổ họng.

Đối tượng dễ bị viêm họng

Viêm họng là bệnh lý phổ biến và xuất hiện ở mọi đối tượng, từ trẻ em cho đến người già, từ người sức đề kháng tốt cho đến sức đề kháng. Tuy nhiên, bệnh vẫn thường gặp nhất ở trường hợp:

  • Trẻ em
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Chị em sau sinh, đang cho con bú
  • Người có sức đề kháng kém
  • Người đang mắc các bệnh lý khác về tai mũi họng như viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,...
  • Trường hợp bệnh nhân họng kém nhưng thường xuyên ăn, uống đồ lạnh

Triệu chứng viêm họng

Tùy theo nguyên nhân gây viêm họng mà triệu chứng viêm họng được biểu hiện khác nhau.

Triệu chứng viêm họng do cảm cúm, cảm lạnh:

  • Đau nhức, ngứa rát và khô họng;
  • Hắt xì liên tục kèm theo sổ mũi;
  • Ho, đau đầu, ớn lạnh, sốt nhẹ;
  • Khàn giọng;
  • Đau nhức toàn thân;

Triệu chứng viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn:

  • Sưng hạch bạch huyết;
  • Đau họng, khó nuốt;
  • Sưng tấy cổ họng, xuất hiện các mảng trắng xám bao phủ niêm mạc họng;
  • Ớn lạnh, sốt cao;
  • Buồn nôn;
  • Ăn không ngon do có vị lạ trong miệng;
  • ...

Triệu chứng viêm họng do bệnh bạch cầu đơn nhân:

  • Đau rát cổ họng;
  • Mệt mỏi đến mức kiệt quệ, không có sức sống;
  • Sưng hạch bạch huyết;
  • Sốt cao;
  • Phát ban;
  • Đau cơ;
  • Chán ăn;

Thời gian lây nhiễm và phát sinh triệu chứng ở từng trường hợp nguyên nhân là khác nhau. Trường hợp nhiễm virus, bệnh có khả năng lây lan cho đến khi người bệnh hết sốt hoàn toàn. Trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn, khả năng truyền bệnh trong vòng 24 tiếng sau khi dùng thuốc kháng sinh.

Nếu quá trình phát bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường nghiêm trọng dưới đây, người bệnh phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để xử lý ngay.

  • Không thể nuốt, mở miệng hoặc đau khi thở;
  • Viêm đau khớp;
  • Đau tai, đau cổ, cứng cổ;
  • Sốt cao hơn 38 độ C;
  • Xuất hiện máu trong nước bọt;
  • Đau họng tái phát liên tục;
  • Xuất hiện cục u trong cổ;
  • Các triệu chứng viêm họng kéo dài hơn 1 tuần không thuyên giảm;

Biến chứng của bệnh viêm họng

Viêm họng kéo dài, không can thiệp điều trị kịp thời, dù cho có là bất kỳ nguyên nhân gì cũng đều có nguy cơ gây ra các biến chứng khó lường cho sức khỏe như:

viem-amidan-hoc-mu7
Biến chứng tại chỗ

Niêm mạc họng nhiễm trùng, tổn thương nặng làm tăng nguy cơ phát sinh sưng viêm quanh họng, hình thành ổ áp xe, viêm tấy amidan, nhiễm trùng thành họng sau...

viem-hong11
Biến chứng phổi và phế quản

Người bị viêm họng có thể viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm khí quản do ổ viêm lan xuống phía dưới. Nghiêm trọng hơn là vi khuẩn, virus từ đường hô hấp trên tấn công xuống phổi và gây viêm phổi. Gây ra các triệu chứng như khó thở, thiếu oxy và đe dọa tính mạng.

viem-hong12
Biến chứng tại các cơ quan lân cận

Xung quanh họng là tai, mũi, xoang... Tình trạng viêm họng có thể gây ra viêm lây lan sang các cơ quan này như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi... Nếu không được điều trị kịp thời sẽ kéo theo nhiều triệu chứng có mức độ nghiêm trọng, nặng nhất là tử vong.

Viêm gan D có thể gây đau nhức khớp
Biến chứng tim - thận - khớp

Thường xảy ra ở những người bị viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (Streptococcus). Chúng có khả năng lan nhanh xuống tim, thận, khớp và gây viêm nếu không được điều trị kịp thời. Tình trạng này vô tình làm phá hủy các mô nội mạc tim, thận, khớp. Trong đó, hiện tượng thấp tim gây viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, viêm màng tim, suy tim, thậm chí là đột quỵ, tử vong.

viem-hong13
Biến chứng ảnh hưởng đến thai nhi

Khi bị viêm họng, đau họng, họng sưng đau, mọi người gần như không thể ăn uống được gì cả. Do đó, khi mang thai, nếu mẹ bị viêm họng kéo dài và không ăn uống được, điều đó đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

viem-hong14
Các biến chứng khác

Bệnh nhân viêm họng mạn tính dai dẳng gây suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, một số người có khối u cổ họng gây ung thư vòm họng với diễn biến phức tạp và gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Cách chẩn đoán viêm họng

Bệnh viêm họng có thể được chẩn đoán chính xác theo 2 hình thức dưới đây:

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ chẩn đoán tình trạng viêm họng của bạn bằng cách hỏi một số vấn đề liên quan đến:

  • Bị viêm họng từ bao giờ
  • Triệu chứng như thế nào
  • Mỗi lần bị viêm họng trong mấy ngày
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày
  • Có thể hỏi về công việc xem có liên quan gì đến tình trạng viêm họng hiện tại không

Chẩn đoán cận lâm sàng

Để kiểm tra chính xác hơn vùng họng xem tình trạng viêm đến mức độ nào, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi chuyên dụng. Hình ảnh nội soi vòm họng sẽ được phóng to lên màn hình, giúp bác sĩ quan sát chi tiết vòm họng và đưa ra kết luận về tình trạng bệnh.

Biện pháp điều trị viêm họng

Một số phương pháp điều trị viêm họng hiệu quả như:

Sử dụng các mẹo dân gian

Nếu không muốn phải tốn quá nhiều tiền để mua thuốc; không muốn phải nạp vào người quá nhiều tân dược, kháng sinh thì khi bị viêm họng, mọi người có thể áp dụng ngay một số mẹo dân gian truyền miệng từ xưa đến nay. Chữa viêm họng tại nhà bằng mẹo dân gian sẽ có những ưu điểm nổi bật là:

  • Tiết kiệm chi phí, nguyên liệu rẻ tiền
  • Nguyên liệu dễ kiếm, có sẵn trong nhà hoặc dễ dàng mua được ngoài chợ
  • Các bước thực hiện đơn giản, không hề phức tạp

Song, nó cũng tồn tại một số mặt hạn chế như:

  • Chỉ phù hợp cho những người bị viêm họng nhẹ
  • Đây chỉ là giải pháp điều trị tạm thời, giúp giảm triệu chứng bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn
  • Nhiều mẹo dân gian chưa được các chuyên gia kiểm chứng, do đó mọi người nên cẩn trọng khi áp dụng

Dưới đây chúng tôi sẽ “mách” mọi người một số mẹo dân gian trị viêm họng hiệu quả:

  • Chữa viêm họng bằng mật ong và gừng: Gừng nạo sạch vỏ, thái thành lát nhỏ, cho vào một cốc nước nóng, thêm chút mật ong. Khuấy đều rồi uống ngày 2-3 lần.
  •  Sử dụng hoa đu đủ đực: Rửa sạch 10-20g hoa đu đủ, giã nhuyễn khoảng 2 thìa cà phê đường phèn. Cho 2 nguyên liệu vào cùng 1 cái bát, mang đi hấp cách thủy. Chưng đến khi hoa đu đủ chín nhừ, đường phèn tan hết thì tắt bếp. Dùng thìa dằm nát hoa đu đủ để lấy nước cốt uống.
  • Quất chưng đường phèn trị viêm họng: Rửa sạch quất (tắc), cắt làm đôi, giã nát đường phèn. Cho tất cả nguyên liệu đem đi hấp cách thủy. Ăn cả nước lẫn cái hỗn hợp đó để nhanh chóng hết đau rát cổ họng.

Ngoài những cách trên, mọi người có thể điều trị viêm họng bằng lá tía tô; lê hấp đường phèn, dùng tỏi,... Lưu ý nên thực hiện theo đúng hướng dẫn để có được bài thuốc trị viêm họng hiệu quả nhất.

Điều trị bằng thuốc Tây 

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng, tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là:

  • Thuốc giảm đau: Nhằm đẩy lùi những cơn đau họng dữ dội, nhất là những người bị viêm họng không phải do nhiễm virus, bác sĩ sẽ kê toa dùng thuốc giảm đau họng, hạ sốt thông thường như Paracetamol hoặc Ibuprofen. Thuốc được chỉ định dùng liên tục trong vòng 5 - 7 ngày, có thể dùng được cho trẻ em với liều phù hợp.
  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp viêm họng do nhiễm vi khuẩn sẽ được chỉ định dùng kháng sinh để kiểm soát triệu chứng bệnh. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm sưng viêm, đau nhức và ức chế diễn tiến bệnh, cải thiện khả năng ăn uống, nói chuyện. Một số thuốc kháng sinh thường dùng như nhóm Cephalosporin, nhóm Macrolid,...
  • Các loại thuốc khác: Một số loại thuốc tân dược khác giúp cải thiện triệu chứng viêm họng thường dùng như: thuốc Corticoid, thuốc trị ho, thuốc chống viêm enzyme,...

Có thể nói hiện nay thuốc tây điều trị viêm họng rất nhiều, từ dạng viên uống cho đến thuốc ngậm trị ho, thuốc siro uống. Không những vậy, ngoài những tên thuốc có nguồn gốc từ trong nước, mọi người cũng dễ dàng mua được rất nhiều loại thuốc có xuất xứ từ nước ngoài.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Tây chữa viêm họng, mọi người cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Không nên uống quá nhiều thuốc kháng sinh
  • Mọi thuốc kháng sinh sử dụng cần có đơn kê cụ thể của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc dùng theo ý mình
  • Không tự ý tăng, giảm liều lượng
  • Hạn chế dùng thuốc kháng sinh với trẻ em, bà bầu, phụ nữ đang cho con bú

Thuốc Tây có thể cho hiệu quả điều trị nhanh chóng, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng cắt triệu chứng bệnh. Do đó, sau khi ngừng thuốc, chỉ cần gặp phải các yếu tố bên ngoài tác động, tình trạng viêm họng sẽ tái diễn trở lại. Do đó, chúng tôi khuyên mọi người nên điều trị viêm họng bằng giải pháp chuyên sâu hơn bằng việc dùng thuốc nam.

Chữa viêm họng bằng Đông y

Theo quan niệm của Đông y, bệnh viêm họng thuộc phạm trù của chứng “hầu tý”, hình thành là do sinh hoạt không điều độ, làm cho vệ khí bất cố, tạo điều kiện cho phong nhiệt, ngoại tà xâm nhập. Yếu tố này kết hợp với đàm nhiệt bên trong cơ thể mà sinh ra bệnh. 

Để điều trị bệnh, Đông y sẽ chú trọng khu tà, đẩy lùi tà khí, mạnh chính khí. Một khi chính khí khỏe, tà khí sẽ lui, bệnh cũng dần dần khỏi. Dùng Đông y, mọi người không chỉ khỏi hẳn bệnh mà sức khỏe, sức đề kháng cũng được tăng cường, từ đó ngăn ngừa các yếu tố ngoại tà xâm nhập vào cơ thể.

Phòng ngừa viêm họng

Chủ động phòng ngừa viêm họng là cách tốt nhất giúp bảo vệ đường hô hấp và sức khỏe chung. Để làm được điều này, bản thân mỗi người cần nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe và đảm bảo thực hành vệ sinh thật tốt thông qua các biện pháp sau:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, sau khi ho hoặc hắt hơi dùng tay che miệng.
  • Không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân như chén đĩa, thức ăn, ly nước... với người bệnh.
  • Vứt khăn giấy đã dùng rồi hoặc giặt sạch khăn mùi xoa sử dụng để hắt hơi, ho sạch sẽ sau khi sử dụng.
  • Tránh chạm vào những đồ dùng công cộng, nhất là bằng miệng để giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc bệnh.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không gian ngủ, sinh hoạt và làm việc để loại bỏ tác nhân gây bệnh nhiễm vi khuẩn, virus gây viêm họng.
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, an toàn cho cơ thể. Tránh các loại thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ gây kích ứng cổ họng.
  • Bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ ưu tiên uống nước lọc, hạn chế uống nước đá để giảm nguy cơ viêm họng.
  • Chủ động bảo vệ, che chắn cổ họng kỹ lưỡng khi thời tiết thay đổi, đeo khẩu trang khi ra ngoài, sử dụng máy lọc không khí để tạo độ ẩm cần thiết, phòng ngừa nguy cơ viêm đau cổ họng.
  • Nói không với rượu bia, thuốc lá để phòng ngừa bệnh tật.

Viêm họng là bệnh lý phổ biến tại đường hô hấp và hầu hết nguyên nhân là do vi khuẩn hoặc virus. Bệnh có khả năng tự khỏi sau vài ngày mà không cần thực hiện các biện pháp điều trị y tế. Tuy nhiên, không được chủ quan lơ là, tốt nhất nên chủ động chăm sóc đường hô hấp và thăm khám ngay khi gặp bất thường để kịp thời xử lý bệnh ngay khi vừa xảy ra, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Bài viết liên quan

Chị Hiền và bé Bảo Nam - bệnh nhân bị viêm họng của nhà thuốc Đỗ Minh Đường
Chị Thanh lấy thuốc của Đỗ Minh Đường về sử dụng
cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger