Xuất huyết dạ dày là một bệnh lý nguy hiểm ở đường tiêu hóa, khiến máu xuất hiện trong chất nôn hoặc phân. Nếu không sớm phát hiện và can thiệp điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dạ dày bị xuất huyết xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ở mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có triệu chứng riêng. Người bệnh cần nắm bắt được đầy đủ các thông tin về bệnh này cũng như chọn cho mình giải pháp điều trị phù hợp, an toàn.
Xuất huyết dạ dày là gì?
Dạ dày là một trong những cơ quan tiêu hóa, đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Nó vừa là nơi chứa thức ăn, vừa nghiền nát và chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể. Dạ dày chỉ hoạt động trơn tru khi đủ khỏe mạnh, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào đều có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu trong dạ dày - một dạng thường gặp của xuất huyết đường tiêu hóa trên (từ thực quản đến phần đầu của ruột non). Những người có bệnh lý này sẽ thấy máu xuất hiện trong chất nôn, máu trong phân hoặc có phân sẫm màu.
Chảy máu trong dạ dày thường là kết quả của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng ở đường tiêu hóa. Lượng máu chảy ra có thể từ rất nhỏ (xuất huyết ít) đến xuất huyết nhiều và đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân gây bệnh xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày xảy ra khi dạ dày hoặc những phần khác của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi một bệnh lý. Từ đó gây xuất huyết bên trong. Dưới đây là những nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày thường gặp:
Loét dạ dày - tá tràng là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh xuất huyết tiêu hóa. Bệnh gây ra những vết loét hở trong niêm mạc dạ dày hoặc/ và tá tràng. Điều này khiến máu chảy ra từ vị trí tổn thương. Những người có nhiều ổ loét sâu sẽ làm tổn thương động mạch và gây xuất huyết ồ ạt.
Viêm dạ dày là tình trạng viêm xảy ra trong dạ dày, thường do nhiễm trùng vi khuẩn H. Pylori. Bệnh dẫn đến sung huyết và chảy máu trong dạ dày.
Vết rách Mallory-Weiss là tình trạng rách niêm mạc ống nối cổ họng với dạ dày (thực quản). Bệnh lý này khiến bệnh nhân chảy nhiều máu, thường gặp ở những người uống nhiều rượu.
Sự giãn nở bất thường của tĩnh mạch trong thực quản, dạ dày hoặc tá tràng có thể gây xuất huyết. Bệnh lý này thường gặp ở những người mắc bệnh gan nghiêm trọng.
Một số loại thuốc điều trị có khả năng ngăn ngừa kết tập tiểu cầu. Điều này dẫn đến viêm loét niêm mạc và xuất huyết. Trong đó thuốc kháng sinh, Aspirin và những loại thuốc kháng viêm không steroid gây ra nhiều ảnh hưởng nhất.
- Ung thư dạ dày
- Trào ngược dạ dày
- Bệnh lý túi thừa
- Bệnh viêm ruột
Đối tượng dễ mắc bệnh
Xuất huyết dạ dày có thể xảy ra với bất cứ ai. Tuy nhiên, bệnh lý này xảy ra phổ biến ở người trong độ tuổi từ 20 - 50 tuổi và nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn. Ngoài ra, những đối tượng dưới đây có nguy cơ bị bệnh cao hơn:
- Người có các bệnh lý về dạ dày từ trước đó.
- Người thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia.
- Người cao tuổi hay dùng thuốc giảm đau, chống viêm làm hại dạ dày.
Triệu chứng xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày có thể có những triệu chứng rõ ràng hoặc không rõ ràng. Xuất huyết nhẹ thường không được phát hiện cho đến khi thực hiện xét nghiệm phân. Ở mỗi giai đoạn, bệnh sẽ có những dấu hiệu sau:
- Xuất huyết cấp tính: Khó tiểu, hoa mắt, hồi hộp, đánh trống ngực, vã mồ hôi, tay chân lạnh toát, huyết áp tụt, chóng mặt ngất xỉu, mạch đập nhanh, sốc và tử vong khi không đủ dung lượng máu đến cơ quan.
- Xuất huyết nặng: Nôn ra máu màu đỏ hoặc nâu sẫm, trông như bã cà phê, phân đen hắc ín, đi ngoài ra máu, mệt mỏi và suy nhược, đau bụng.
- Nếu xuất huyết dạ dày là một tình trạng ẩn, người bệnh sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng sau: Khó thở, lâng lâng, đau bụng, đau ngực, ngất xỉu.
Biến chứng xuất huyết dạ dày
Nếu được chữa trị tốt, người bệnh sẽ phục hồi hoàn toàn. Những trường hợp cấp tính, nặng và không được điều trị, những biến chứng dưới đây có thể phát triển:
Tình trạng xuất huyết diễn ra liên tục, lượng máu chảy ra nhiều có thể gây thiếu máu. Người bệnh có thể có các biểu hiện đi kèm như chóng mặt.
Xuất huyết dạ dày thường kèm theo biểu hiện viêm loét, nếu không được can thiệp xử lý, các vết loét bị nhiễm trùng có thể gây thủng niêm mạc dạ dày.
Trường hợp xấu nhất, các biến chứng nêu trên không được khắc phục có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Cách chẩn đoán xuất huyết dạ dày
Hiện nay có hai cách chẩn đoán bệnh xuất huyết dạ dày như sau:
Thăm khám lâm sàng
Bác sĩ trao đổi với người bệnh về tiền sử bệnh lý, tìm hiểu các biểu hiện lâm sàng:
- Trao đổi về những triệu chứng bạn đã gặp phải: Bị từ bao giờ, chế độ ăn uống ra sao,...
- Hỏi về tính chất công việc, thói quen sinh hoạt hàng ngày.
- Trao đổi xem bạn có dùng loại thuốc nào không? Đã chữa trị bệnh bằng cách nào rồi,...
Chẩn đoán cận lâm sàng
Các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm dưới đây để đánh giá chính xác mức độ bệnh.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này giúp tìm kiếm những dấu hiệu của tình trạng chảy máu, chẳng hạn như thiếu máu.
- Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT): Xét nghiệm này được chỉ định cho những bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày ẩn hoặc không rõ ràng. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân có thể giúp phát hiện những tế bào máu trong mẫu phân.
- Nội soi: Ống nội soi có camera được đưa vào trong dạ dày qua miệng. Hình ảnh thu được có thể giúp phát hiện những vị trí đang bị chảy máu.
- Chụp X-quang GI: Bệnh nhân được chụp ảnh đường tiêu hóa để xác định những dấu hiệu chảy máu và bệnh lý khác.Trong đó dung dịch tương phản bari được dùng để giúp hình ảnh X-quang trở nên rõ ràng hơn.
Phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày
Phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày sẽ phụ thuộc vào nơi chảy máu và mức độ nghiêm trọng. Dưới đây là một số giải pháp phổ biến:
Sử dụng thuốc Tây y
Thuốc Tây có khả năng “dập” triệu chứng xuất huyết nhanh chóng. Tùy theo mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc dưới đây:
- Thuốc Adrenalin hòa với nước muối đẳng trương lạnh để cầm máu.
- Thuốc kháng tiết acid, trung hòa acid trong dạ dày có chứa nhôm và magie.
- Thuốc kháng tiết acid dạ dày có kháng H2, ức chế bơm proton.
Lưu ý: Dù thuốc tây giúp cải thiện triệu chứng xuất huyết nhanh nhưng lại dễ gây tác dụng phụ nếu không dùng đúng cách như ảnh hưởng gan, thận và các phản ứng tương tác khác.
Nội soi cầm máu
Phương pháp này được áp dụng khi dùng thuốc nhưng không cho hiệu quả. Các bác sĩ sẽ sử dụng đầu điện, tia laser, chất cầm máu xịt tại chỗ. Cụ thể:
- Đầu tiện, tia laser dùng cho trường hợp bệnh nhân xác định được chính xác vị trí ổ loét đang chảy máu do những tổn thương mao mạch tại chỗ loét.
- Thuốc cầm máu xịt tại chỗ dùng cho người bệnh không xác định được vị trí vết loét, dịch bơm vào để tạo lớp choáng ở mô, giảm lượng máu chảy ở chỗ loét.
Lưu ý: Biện pháp này có khả năng cầm máu nhanh, giúp người bệnh qua cơn nguy kịch bị mất máu. Tuy nhiên, đây là thủ thuật xâm lấn nên có khả năng gây ra các rủi ro như ho, khó thở, trào ngược máu, thức ăn đi vào đường thở.
Phẫu thuật
Các trường hợp xuất huyết ồ ạt, có nguy cơ tử vong sẽ được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Cách này đòi hỏi phải được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao và sử dụng trang thiết bị máy móc hiện đại.
Phẫu thuật hiện nay được thực hiện theo hai phương pháp là mổ nội soi hoặc mổ hở. Dựa trên độ tuổi, tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp.
Lưu ý: Phẫu thuật giải quyết tình trạng bệnh nhanh chóng nhưng đổi lại cần nhiều thời gian để phục hồi và chi phí tốn kém. Chính vì vậy, người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định.
Dùng thuốc Đông y
Để điều trị xuất huyết dạ dày một cách an toàn, ngoài những cách trên, bệnh nhân có thể tham khảo các bài thuốc Đông y. Với nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, đông y điều trị bệnh chuyên sâu, loại bỏ gốc bệnh và có độ an toàn cao, không gây tác dụng phụ.
Tuy nhiên, hiện có không ít người e ngại khi chọn đông y bởi thuốc phải đun sắc mất thời gian và hiệu quả chậm.
Hiện nay, thị trường thuốc Đông y ngày một nhiều các bài thuốc khác nhau. Để lựa chọn được thuốc tốt, an toàn bạn cần có sự tìm hiểu, cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn. Với hơn 150 năm ứng dụng, bài thuốc Dạ dày Đỗ Minh đã và đang là một trong những giải pháp hàng đầu được nhiều người bệnh tin dùng.
Một liệu trình đầy đủ của bài thuốc Dạ dày Đỗ Minh gồm có 4 bài thuốc nhỏ là:
- Bình vị hoàn
- Thuốc đặc trị trào ngược
- Thuốc đặc trị viêm loét.
- Giải độc hoàn.
Dựa trên tình trạng xuất huyết nặng hay nhẹ, xuất phát từ nguyên nhân nào mà các lương y nhà thuốc sẽ có phương án lựa chọn, kết hợp các bài thuốc nhỏ sao cho phù hợp nhất với mỗi đối tượng bệnh nhân cụ thể. Chính vì vậy, thời gian chữa bệnh của mỗi người sẽ khác nhau, có người dài, người ngắn. Thời gian trung bình thường là:
- Xuất huyết nhẹ: Cần khoảng 2 - 3 tháng để thuốc thẩm thấu, làm lành vị trí bị loét và xuất huyết, đẩy lùi căn nguyên gây bệnh.
- Xuất huyết nặng: Người bệnh có thể phải dùng 3 - 6 tháng thuốc mới có thể ổn định lại hệ tiêu hóa, hồi phục hết các tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
Khi đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn của lương y nhà thuốc, người bệnh sẽ cảm nhận được hiệu quả của thuốc sau khoảng 1 - 2 tuần đầu tiên. Bài thuốc vừa giúp đi vào các tạng phủ để giải độc, thanh nhiệt, kháng viêm để làm lành vết loét, ngăn chặn xuất huyết. Mặt khác tăng cường bồi bổ, tăng sức đề kháng và hạn chế để bệnh tái phát trở lại.
Lương y Đỗ Minh Tuấn - GĐ chuyên môn nhà thuốc nhấn mạnh: “Khi dạ dày bị chảy máu, việc cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị là rất quan trọng bởi thị trường thuốc điều trị bệnh hiện nay rất phức tạp. Việc chọn không đúng thuốc hoặc thuốc có chứa các thành phần như corticoid không chỉ không chữa được bệnh, thậm chí còn khiến dạ dày bị tổn thương nặng nề hơn.”
Nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh, thành phần bài thuốc chữa xuất huyết dạ dày Đỗ Minh Đường được bào chế 100% từ thảo dược tự nhiên. Mỗi vị thuốc đều có hàm lượng KHÁNG SINH TỰ NHIÊN cao, giúp kháng viêm, làm lành tổn thương hiệu quả. Trong đó, có thể kể đến một số vị chính như sau:
Không chỉ là thành phần thảo dược đơn thuần mà toàn bộ các vị thuốc có mặt trong bài thuốc đều do chính Đỗ Minh Đường trồng và chăm sóc chuẩn HỮU CƠ. Chính vì vậy, chúng tôi cam kết được về nguồn gốc và chất lượng, đặc biệt an toàn với bệnh nhân, không gây tác dụng phụ.
Để phù hợp hơn với người bệnh hiện đại, ngoài bào chế và chia thang thuốc truyền thống, Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu thêm dạng thuốc mới là viên hoàn và cao đặc. Nhà thuốc bào chế hoàn toàn MIỄN PHÍ cho bệnh nhân. Thuốc mới nhỏ gọn hơn, dễ dùng hơn vì không cần phải đun sắc phức tạp, mất thời gian. Hiệu quả thẩm thấu cũng cao hơn.
Chi phí điều trị xuất huyết dạ dày tại Đỗ Minh Đường là linh hoạt, không cố định với các bệnh nhân do nhà thuốc kê thuốc theo tình trạng bệnh cụ thể. Nếu bạn đang muốn hiểu hơn về bài thuốc này, có thể tìm hiểu thêm trong nội dung dưới đây:
Dạ dày Đỗ Minh: Giải pháp chữa bệnh dạ dày an toàn, hiệu quả CHUYÊN SÂU từ thảo dược tự nhiên
Phòng tránh và lưu ý
Bệnh xuất huyết dạ dày được phòng ngừa bằng những biện pháp sau:
- Điều trị tốt những tình trạng sức khỏe có thể gây xuất huyết dạ dày. Chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày - tá tràng...
- Bỏ thuốc lá.
- Hạn chế sử dụng rượu bia.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và những bệnh lý nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori. Sau đó điều trị nhiễm trùng nếu có. Điều này giúp giảm nguy cơ loét và xuất huyết tiêu hóa.
- Kiểm soát căng thẳng bằng những kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như yoga, thiền và hít thở sâu.
- Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng và duy trì lối sống năng động.
- Tránh dùng thường xuyên hoặc kéo dài những loại thuốc kháng viêm không steroid và Aspirin. Những loại thuốc này chỉ nên được sử dụng khi cần thiết.
Xuất huyết dạ dày là một tình trạng nghiêm trọng, có thể gây sốc và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy người bệnh nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa và điều trị ngay khi có những triệu chứng đầu tiên.