Bệnh Thủng Dạ Dày
Thủng dạ dày là một lỗ thủng phát triển trên thành của dạ dày. Tình trạng này gây đau đớn, xuất huyết dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Để điều trị người bệnh cần được phẫu thuật khẩn cấp.
Tổng quan
Thủng dạ dày là thuật ngữ chỉ sự hình thành của một lỗ thủng xuyên qua dạ dày. Tình trạng này khiến các chất trong dạ dày thấm vào khoang bụng, tạo điều kiện thuật lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong dẫn đến viêm phúc mạc (viêm lớp mô mỏng lót bụng) và đe dọa đến tính mạng.
Khi không được điều trị kịp thời, viêm phúc mạc có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết hoặc ngộ độc máu. Sau cùng dẫn đến suy nội tạng và tử vong. Chính vì thế những người bị thủng dạ dày hoặc bị thủng đường tiêu hóa cần được điều trị khẩn cấp.
Thủng dạ dày thường là kết quả của loét dạ dày hoặc những bệnh lý khác. Bệnh thường gây đau đớn dữ dội, có thể được nhận biết qua khám lâm sàng.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Thủng dạ dày thường là kết quả của nhiều bệnh lý không được điều trị. Trong nhiều trường hợp, bệnh liên quan đến thuốc và chấn thương ở bụng.
Những nguyên nhân thường gặp gồm:
- Bệnh loét dạ dày tá tràng (PUD)
- Tắc ruột
- Bệnh Cohn
- Viêm túi thừa
- Viêm ruột thừa
- Sỏi mật
- Nhiễm trùng túi mật
- Nôn mạnh
- Bệnh ung thư và thuốc hóa trị
- Chấn thương sau khi:
- Thủng trong phẫu thuật bụng
- Nuốt dị vật
- Nuốt chất ăn mòn
- Viêm ruột thừa
- Vết thương do súng hoặc dao
- Nội soi
- Loét dạ dày do sử dụng một số loại thuốc như steroid, aspirin và thuốc chống viêm không steroid.
Nguy cơ thủng dạ dày tăng cao ở những bệnh nhân hút thuốc lá, uống nhiều rượu hoặc bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày.
Triệu chứng và chẩn đoán
Những triệu chứng của thủng dạ dày thường đột ngột và nghiêm trọng. Bao gồm:
- Đau bụng dữ dội
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Sốt
- Ớn lạnh
Triệu chứng sau thủng dạ dày và có viêm phúc mạc:
- Bụng mềm
- Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi sờ hoặc ấn vào khu vực ảnh hưởng, bệnh nhân di chuyển
- Đau giảm nhẹ khi nằm yên
- Bụng nhô ra ngoài xa hơn bình thường
- Mệt mỏi
- Hụt hơi
- Đi ít nước tiểu
- Ít phân hoặc khí
- Chóng mặt
- Nhịp tim nhanh
Kiểm tra những triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh có thể giúp phát hiện thủng dạ dày. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ tiến hành ấn vào bụng và đo những dấu hiệu sinh tồn.
Một hoặc nhiều xét nghiệm cũng được thực hiện để xác định chính xác tình trạng. Cụ thể:
- X-quang ngực hoặc bụng: Xét nghiệm này cho phép kiểm tra không khí trong khoan bụng. Từ đó xác định dấu hiệu của vết rách.
- Xét nghiệm máu: Bệnh nhân được xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan và thận. Đồng thời xác định tình trạng nhiễm trùng.
- Nội soi: Ống nội soi được đưa vào dạ dày thông qua cổ họng. Ống này có camera giúp quan sát dạ dày, thực quản và phần trên của ruột non.
- CT Scan: Hình ảnh chi tiết thu từ CT Scan giúp xác định chính xác vị trí thủng.
Biến chứng và tiên lượng
Thủng dạ dày là một tình trạng y tế khẩn cấp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể:
- Viêm phúc mạc
- Xuất huyết tiêu hóa
- Áp xe trong bụng
- Nhiễm trùng vết thương
- Nhồi máu ruột
- Nhiễm trùng huyết hoặc ngộ độc máu
- Nhiễm trùng toàn thân
- Mở thông ruột kết vĩnh viễn
- Suy nội tạng và tử vong.
Bệnh nhân bị thủng dạ dày được điều trị bằng phẫu thuật. Sự thành công của phương pháp này phục thuộc vào khoảng thời gian trước điều trị và kích thước của lỗ thủng. Việc điều trị sớm có thể ngăn biến chứng và tăng tính hiệu quả.
Điều trị có thể thất bại hoặc vết thương không lành ở những trường hợp sau:
- Suy dinh dưỡng
- Tuổi cao
- Thừa cân béo phì
- Biến chứng chảy máu
- Hút thuốc
- Điều trị ung thư
- Lạm dụng ma túy hoặc uống nhiều rượu bia
- Dùng thuốc steroid
- Bệnh tim, khí phế thũng, bệnh lý ở thận, bệnh tiểu đường, bệnh gan hoặc một tình trạng y tế khác.
Điều trị
Sau khi được chẩn đoán thủng dạ dày, người bệnh sẽ được phẫu thuật ngay lập tức. Phương pháp này được thực hiện nhằm đóng lỗ thủng, khắc phục vấn đề về giải phẫu. Đồng thời phòng ngừa bệnh viêm phúc mạc và những biến chứng liên quan.
Nếu dịch hoặc các chất khác tràn ra ngoài qua lỗ thủng dạ dày như mật, thức ăn... chúng sẽ bị loại bỏ. Hiếm khi lỗ thủng tự đóng lại. Những trường hợp này có thể được kê đơn thuốc và bỏ qua phẫu thuật.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật mở thông ruột non hoặc hồi tràng. Điều này liên quan đến việc loại bỏ một đoạn ruột non hoặc ruột già.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể được yêu cầu uống một số loại thuốc kháng sinh để giúp kiểm soát và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Phòng ngừa
Thủng dạ dày có thể được ngăn ngừa bằng một số biện pháp sau:
- Không tự ý sử dụng thuốc điều trị và không lạm dụng. Đặc biệt cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc có nguy cơ gây thủng dạ dày như steroid, thuốc chống viêm không steroid và thuốc aspirin.
- Sớm phát hiện và điều trị tốt những bệnh lý có khả năng gây thủng dạ dày.
- Tuyệt đối không nuốt những chất có khả năng ăn mòn và dị vật.
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy tiến hành thăm khám và điều trị tích cực theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ
1. Phương pháp điều trị được đề nghị là gì?
2. Vết thủng có tự lành lại hay không?
3. Có bao nhiêu lựa chọn phẫu thuật? Chi phí?
4. Những rủi ro nào có thể gặp khi phẫu thuật điều trị?
5. Cách chăm sóc sau phẫu thuật là gì?
6. Tôi nên làm gì để ngăn thủng dạ dày tái phát?
7. Có điều gì cần tránh khi điều trị không?
Thủng dạ dày là một tình trạng y tế khẩn cấp, cần được phẫu thuật điều trị ngay lập tức. Dịch và các chất trong dạ dày có thể chảy ra ngoài thông qua lỗ thủng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức nếu có những dấu hiệu bất thường.