Nổi Mề Đay Do Gan: Cách Chữa Và Phòng Tránh Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Nổi mề đay do gan là tình trạng suy giảm chức năng gan làm độc tố tích tụ và phát sinh các triệu chứng như nổi mẩn đó, mụn nhọt, sưng phù, ngứa ngáy trên da.

Tìm hiểu mối liên hệ giữa gan và da

Tìm hiểu mối liên hệ giữa gan và da
Gan suy yếu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nổi mề đay

Khi gan tổn thương, suy giảm hoặc rối loạn chức năng thì da sẽ là bộ phận có sự thay đổi lớn nhất, trong đó nổi mề đay là vấn đề thường gặp nhất, với các triệu chứng đặc trưng như: 

  • Da khô ráp, nổi mẩn ngứa, mụn nhọt; 
  • Hơi thở khó mùi; 
  • Có cảm giác đau nhức mạn sườn phải;
  • Chán ăn, ăn khó tiêu, dễ bị đầy hơi chướng bụng; 
  • Mệt mỏi, suy nhược; 
  • Tâm lý bất ổn, dễ bị kích động; 
  • Dễ bị đau bụng, cảm lạnh; 
  • Vàng da, vàng mắt, vàng nước tiểu;

Xem thêm: Nổi Mề Đay Do Giun Sán: Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Là Gì? 

Nguyên nhân gây nổi mề đay do gan

Nguyên nhân gây nổi mề đay do gan
Suy giảm chức năng gan, quá trình lọc thải độc tố bị cản trở dẫn đến tích tụ chất độc và phát sinh triệu chứng nổi mề đay
  • Dư thừa độc tố: Khi lượng độc tố quá lớn khiến gan không thể lọc hết dẫn đến tổn thương, suy yếu và tích nhiệt. Hậu quả là gây các triệu chứng nổi mề đay như nổi mẩn ngứa.
  • Môi trường ô nhiễm: Thời tiết nắng nóng, nhất là vào mùa hè khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, khói bụi, không khí tồn tại nhiều dị nguyên làm tăng nguy cơ phát sinh mề đay. 
  • Lạm dụng chất kích thích: như thuốc lá, rượu bia có cồn… là nguyên nhân hàng đầu khiến gan không thể bài tiết độc tố dẫn đến nổi mề đay ngứa ngáy.
  • Chế độ ăn uống: Một chế độ ăn uống kém khoa học, ít chất xơ, không đủ các loại vitamin khoáng chất cần thiết cũng là nguyên nhân khiến gan suy yếu làm phát sinh mề đay. 
  • Muối mật: Là sự tích tụ quá mức của muối dưới da, thường là muối natri hoặc kali. Những người mắc bệnh gan thường dễ gặp phải tình trạng này và gây nổi mề đay mẩn ngứa. 
  • Tăng sinh histamine: Những người mắc bệnh gan thường có nồng độ histamine cao hơn so với mức bình thường và dễ gây nổi mề đay ngứa da. 
  • Tăng chỉ số phosphatase kiềm huyết thanh (ALP): Người mắc bệnh gan thường có chỉ số phosphatase kiềm huyết thanh tăng cao. Hoạt chất này có khả năng gây nổi mề đay.
  • Tăng hóa chất tự nhiên: Lượng hoạt chất serotinin và opioid trong cơ thể tăng cao có thể gây nổi mề đay, ngứa ngáy dữ dội, khó chịu ở những người bệnh gan. 
  • Rối loạn nội tiết tố nữ: Phụ nữ mang thai hoặc đang trị bệnh bằng liệu pháp thay thế hormone ở nữ giới thường gây rối loạn nội tiết tố sinh dục, làm phát sinh mề đay.

Ngoài ra mề đay còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như: 

  • Xơ gan mật nguyên phát (PBC)
  • Viêm gan virus mạn tính, thường gặp nhất là viêm gan C; 
  • Viêm đường mật xơ cứng nguyên phátt (PSC) 
  • Tổn thương gan do tác dụng phụ của thuốc 

Dấu hiệu nổi mề đay do giảm chức năng gan

Dấu hiệu nổi mề đay do giảm chức năng gan
Nổi mề đay do gan gây ra các tổn thương dị ứng như da nổi sần đỏ, ngứa ngáy và lan nhanh
  • Mẩn đỏ, mụn nhọt, đặc biệt là ở lòng bàn tay, bàn chân;
  • Trong giai đoạn đầu, chúng chỉ khu trú và có giới hạn, nhưng sau đó dần lan rộng;
  • Mảng da đỏ hoặc hồng nhạt, sờ vào thấy cứng;
  • Tổn thương da thường kèm theo những cơn ngứa ngáy râm ran;
  • Cơn ngứa thường nặng hơn vào buổi tối;
  • Vàng da. 
  • Mệt mỏi, suy nhược, ăn uống kém, rối loạn tiêu hóa, tâm lý thay đổi, dễ mất tập trung,… 

Gợi ý: Dấu Hiệu Nổi Mề Đay Khắp Người –  Cách Chữa Trị Bệnh Hiệu Quả

Nổi mề đay do gan có nguy hiểm không?

Các chuyên gia Da liễu cho biết, bệnh nổi mề đay do gan thường không quá nguy hiểm. Hầu hết các trường hợp bệnh sẽ tự thuyên giảm triệu chứng sau 24 tiếng mà không để lại bất kỳ dấu hiệu gì. 

Nếu các triệu chứng bệnh kéo dài trong vòng 6 tuần và không tái phát trở lại thì đây là mề đay cấp tính. Còn trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng trên 6 tuần và tái đi tái lại thường xuyên sẽ dần chuyển biến thành mãn tính rất khó chữa trị dứt điểm.

Cách xử lý điều trị bệnh nổi mề đay do gan hiệu quả

1. Cách giảm triệu chứng tại nhà 

Cách giảm triệu chứng tại nhà 
Chườm lạnh giúp là biện pháp giảm ngứa tạm thời hiệu quả bạn nên áp dụng ngay khi bùng phát triệu chứng
  • Chườm lạnh trực tiếp lên da. 
  • Tắm nước mát thay vì nước nóng. 
  • Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên.
  • Không nên dùng các loại hóa mỹ phẩm chứa hóa chất.
  • Cắt ngắn móng tay để tránh cào gãi mạnh. 
  • Quần áo nên chọn loại rộng rãi, thoải mái.
  • Tránh xa các tác nhân dị ứng như mạt bụi, phấn hoa, lông chó mèo…
  • Dùng máy tạo độ ẩm tại không gian sống.
  • Người bị nổi mề đay cần kiêng gió trời, gió lạnh và hạn chế ra ngoài.

2. Bị nổi mề đay do gan uống thuốc gì? 

Bị nổi mề đay do gan uống thuốc gì? 
Thuốc trị nổi mề đay do gan chủ yếu là thuốc kháng histamine giảm ngứa, chống viêm, kháng khuẩn…

Nổi mề đay do gan nhẹ

  • Loratadine
  • Certirizin
  • Acrivastin
  • Phenergan

Lưu ý nhóm thuốc này không được dùng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.

Nổi mề đay do gan nặng

  • Thuốc Corticoid: Dùng kết hợp với thuốc kháng histamine H1 như Prednisolone, Dexamathason, Methylprednisolone, Prednisolon, thuốc bôi Eumovate…
  • Nổi mề đay phù mạch cấp: Người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay để được cấp cứu, hỗ trợ hô hấp, truyền dịch, dùng thuốc kháng histamine liều cao, kèm theo Epinephrin. 
  • Nổi mề đay mãn tính: Thuốc kháng histamine kết hợp thêm Dapson, Cyclosporin… Trường hợp không đáp ứng với thuốc kháng histamine sẽ dùng Omalizumab. 

Ngoài các loại thuốc kiểm soát triệu chứng tổn thương ngoài da, tùy theo dạng bệnh gan mắc phải mà bệnh nhân sẽ sử dụng kèm theo các loại thuốc như:

  • Cholestyramine (Prevalite): có tác dụng loại bỏ lượng muối mật dư thừa ra khỏi hệ tuần hoàn, từ đó giảm thiểu ngứa ngáy do nổi mề đay. 
  • Rifampicin (Rifadin): Loại thuốc này có tác dụng ức chế lượng axit mật, duy trì hoạt động chức năng gan. Thuốc được chỉ định dùng hàng ngày nhưng cần phải thận trọng về liều dùng, tránh lạm dụng vì có thể làm tăng nguy cơ viêm gan, suy thận. 
  • Naltrexone (Vivitrol): Thuốc có tác dụng ngăn chặn ảnh hưởng của opioid, cải thiện tình trạng gan yếu gây nổi mề đay. Thận trọng khi dùng thuốc để tránh gây tác dụng phụ. 
  • Sertraline (Zoloft): Liều thấp của loại thuốc này (thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm) có khả năng điều trị hiệu quả các triệu chứng ngứa mạn tính khi bị nổi mề đay do gan. 

3. Sử dụng các loại dược liệu tự nhiên

Sử dụng các loại dược liệu tự nhiên
Gel nha đam giúp dưỡng ẩm da, xoa dịu kích ứng và cải thiện các triệu chứng nổi mề đay tổn thương ngoài da
  • Gel nha đam: Bạn dùng 1 nhánh nha đam tươi, gọt vỏ xanh, dùng muỗng cạo lớp thịt nha đam ra để lấy gel bôi trực tiếp lên vùng da nổi mề đay. Massage và để yên trong khoảng 20 phút rồi rửa lại. 
  • Tắm bột yến mạch: Bạn có thể pha bột yến mạch vào bồn nước ấm để ngâm mình. 
  • Chườm lá ngải cứu: Dùng 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch rồi rang nóng cùng muối hạt. Đổ hỗn hợp này ra một chiếc khăn mỏng, buộc chặt phần đầu rồi chườm lên vùng da mề đay. 
  • Dùng mật ong: Làm sạch da trước, sau đó bôi một lớp mật ong mỏng lên, massage nhẹ nhàng rồi để trong vòng 15 phút, rửa lại bằng nước sạch. 
  • Tắm lá thảo dược: Rửa lá thật kỹ qua nhiều lần nước, cho vào nồi đun sôi lên, chắt lấy phần nước đổ ra chậu, pha thêm nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ rồi dùng để tắm. 

4. Chữa bệnh theo Đông y

  • Bài thuốc mề đay thể phong hàn: Chuẩn bị thương bổ và thương nhĩ mỗi loại 16g, cát cánh, trần bì, xuyên khung, thục địa, cam thảo và đương quy mỗi loại 12g, tế tân và bạch chỉ mỗi loại 10g. Sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước uống.
  • Bài thuốc mề đay thể phong nhiệt: Chuẩn bị cát căn, rau má, kinh giới, thổ linh, bồ công anh, hạ khô thảo, thương nhĩ và nam hoàng bá mỗi loại 16g, liên kiều, hoàng cầm, chi tử và kim ngân hoa mỗi loại 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống. 
  • Bài thuốc mề đay thể thực tích: Chuẩn bị các vị thuốc gồm địa phu tử, kê nội kim, tiêu sơn tra, tiêu mạch nha, phục linh, tiêu tân lang, cúc hoa và xích thược mỗi loại 10g, 12g kim ngân hoa, 15g bạch tiễn bì và 6g chỉ xác. Sắc mỗi ngày 1 thang, chia thuốc làm 3 phần uống hết trong ngày. 
  • Bài thuốc mề đay thể thấp nhiệt: Chuẩn bị hoạt thạch, hoàng cầm, linh bì và xích thược mỗi loại 10g, bồ công anh và ngân hoa mỗi vị 15g, trần bì, hậu phác và sinh cam thảo mỗi loại 6g. Sắc các dược liệu này thành thuốc trước, sau đó cho thêm 10g bội lan và 6g hoắc hương vào đun thêm 5 phút. Rót phần nước ra chén, chia làm 3 phần uống hết trong ngày. 

Tham khảo thêm: Nổi mề đay sau khi quan hệ có nguy hiểm không? Chữa như thế nào?

Cách chăm sóc và phòng ngừa tái phát nổi mề đay do gan

Cách chăm sóc và phòng ngừa tái phát nổi mề đay do gan
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho gan, tăng thải độc cơ thể

Về chế độ ăn uống

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ, hạn chế thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đóng hộp,…
  • Nên thường xuyên sử dụng các loại rau có tính mát như rau diếp cá, rau má, khổ qua, ngó sen, lá sen, râu ngô, bạc hà… 
  • Ưu tiên những món ăn được chế biến thanh đạm, ít dầu mỡ.
  • Tránh sử dụng các loại thức uống có cồn, chất kích thích. 
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, khoảng 2 lít nước lọc.

Về chế độ sinh hoạt

  • Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh stress.
  • Ngủ đủ giấc, 8 tiếng/ ngày, tránh thức khuya kết hợp với cách tập luyện.
  • Duy trì cân nặng phù hợp và cân đối.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Định kỳ thăm khám sức khỏe tổng quát và kiểm tra chức năng gan.

Bị nổi mề đay do gan rất phổ biến và là dấu hiệu cảnh báo chức năng gan suy giảm, tổn thương nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan, hãy chủ động thăm khám ngay khi phát hiện các biểu hiện nổi mề đay đột ngột.

Có thể bạn quan tâm 

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger