Xét nghiệm máu nổi mề đay giá bao nhiêu? Ở đâu tốt?
Xét nghiệm máu nổi mề đay là một trong những bước quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Quy trình lấy máu làm xét nghiệm diễn ra khá nhanh chóng, không gây đau đớn. Bệnh nhân nên lựa chọn các bệnh viện chuyên khoa uy tín, có giá cả hợp lý để thực hiện.
Xét nghiệm máu nổi mề đay là gì?
Để xác định được một người có bị nổi mề đay dị ứng hay không, chỉ cần thực hiện xét nghiệm máu để tìm kiếm sự hiện diện của kháng thể IgE (Immunoglobulin E). Đây là một loại Globulin miễn dịch được sản sinh khi cơ thể bị dị ứng.
Sau khi tiếp xúc với dị nguyên, lượng IgE trong máu sẽ tăng lên. Từ kết quả này sẽ giúp bác sĩ chuyên môn có thể dễ dàng đưa ra chẩn đoán bệnh nổi mề đay và tác nhân gây bệnh chính xác nhất.
Phương pháp xét nghiệm máu nổi mề đay phù hợp áp dụng cho các đối tượng như:
- Người bị nổi mề đay và đang dùng thuốc để trị bệnh;
- Người có tiền sử mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, hen suyễn, vảy nến, chàm da…;
- Người không thể thực hiện các xét nghiệm trực tiếp trên bề mặt da;
- Người đã từng có tiền sử bị sốc phản vệ;
Xem thêm: Nổi Mề Đay Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào
Các dạng xét nghiệm máu nổi mề đay
Các loại xét nghiệm máu được sử dụng trong chẩn đoán nổi mề đay bao gồm:
1. Xét nghiệm hấp thụ dịch liên kết enzyme – ELISA
Đây là phương pháp sử dụng chính tác nhân dị nguyên mà bản thân người bệnh nghi ngờ, sau đó thêm vào mẫu thử để xét nghiệm. Nếu xảy ra phản ứng dị ứng, các kháng thể IgE sẽ liên kết với các enzyme tạo thành hàng loạt các kháng nguyên để chống lại sự tấn công xâm nhập của dị nguyên vào cơ thể.
Đối với người bệnh nổi mề đay mãn tính, nồng độ IgE trong máu sẽ tăng rất cao. Tình trạng này được thể hiện rõ ràng thông qua các triệu chứng, mức độ và thời gian phát triển bệnh. Hầu hết những trường hợp bị mề đay do dị ứng thực phẩm thường áp dụng phương pháp xét nghiệm này.
2. Xét nghiệm chất hấp thụ phóng xạ – RAST
Đây là phương pháp sử dụng chất phóng xạ nhằm phát hiện IgE, từ đó xác định được dị nguyên là gì. Cơ chế như sau: Dị nguyên nghi ngờ gây dị ứng sẽ được liên kết với huyết thanh của bệnh nhân và một chất không hòa tan. Trường hợp phát hiện huyết thanh có chứa kháng thể chống lại chất dị ứng, nó sẽ liên kết với chất không hòa tan bằng cách gắn nhãn phóng xạ vào.
So với phương pháp xét nghiệm ELISA, RAST thường ít được áp dụng hơn vì còn nhiều khuyết điểm, nhất là về tính chính xác.
Ưu và nhược điểm của phương pháp xét nghiệm máu nổi mề đay
Kỹ thuật xét nghiệm máu chẩn đoán nổi mề đay có những ưu điểm và mặt hạn chế riêng. Cụ thể như sau:
Ưu điểm
- Xét nghiệm máu an toàn và đơn giản hơn so với các xét nghiệm test lấy da. Chỉ đâm kim lấy máu 1 lần, còn test da sẽ gây ra nhiều vết châm chích trên da khiến người bệnh đau nhức và lo lắng.
- Cho kết quả cao, chính xác hơn so với các phương pháp khác và hiếm có trường hợp bị dương tính giả.
- Xét nghiệm máu đặc hiệu với đa dạng các loại dị nguyên.
- Người bệnh có thể chủ động trong việc tự lấy máu tại nhà theo quy định, sau đó mang đến bệnh viện để xét nghiệm, tiết kiệm thời gian.
Nhược điểm
- Chi phí xét nghiệm máu nổi mề đay cao hơn nhiều so với các xét kỹ thuật test da khác.
- Khó có thể đo được chính xác nồng độ IgE nếu kết quả xét nghiệm dương tính.
- Thời gian trả kết quả khá lâu vì phải gửi mẫu máu đến phòng LAB phân tích. So với các phương pháp test da chỉ mất tối đa 1 – 2 tiếng.
Những việc nên làm trước khi thực hiện xét nghiệm máu nổi mề đay
Để kết quả xét nghiệm máu chẩn đoán nổi mề đay được chính xác, người bệnh cần lưu ý:
- Trước khi xét nghiệm từ 8 – 12 tiếng, người bệnh không được ăn bất kỳ thứ gì nhưng vẫn được uống nước lọc như bình thường.
- Kiêng hoàn toàn rượu bia hoặc các chất kích thích khác trước khi thực hiện xét nghiệm;
- Thông báo cho bác sĩ về việc tiền sử bệnh của bản thân và có cơ địa dị ứng với một số loại thuốc đang sử dụng. Một số trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu ngưng dùng thuốc trước khi xét nghiệm, đặc biệt là các thuốc kháng histamin;
- Nên chọn lựa địa chỉ làm xét nghiệm máu nổi mề đay uy tín, chất lượng để đạt kết quả cao, hạn chế tối đa tác dụng phụ;.
Tham khảo thêm: Nổi Mề Đay Khám Ở Đâu? Top 12 Địa Chỉ Khám Uy Tín
Quy trình xét nghiệm máu chẩn đoán nổi mề đay
Quy trình làm xét nghiệm máu nổi mề đay khá đơn giản, bao gồm các bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Lấy mẫu máu
Nhân viên y tế sẽ lấy một lượng máu nhỏ từ tĩnh mạch trên cánh tay bằng kim tiêm vô trùng. Quá trình này diễn ra nhanh chóng và ít gây đau đớn.
- Bước 2: Gửi mẫu máu đến phòng thí nghiệm
Mẫu máu của người bệnh sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ số liên quan đến nổi mề đay. Bao gồm kiểm tra công thức máu, nồng độ IgE và các yếu tố khác có liên quan.
- Bước 3: Chờ kết quả xét nghiệm:
Kết quả xét nghiệm máu chẩn đoán nổi mề đay thường có trong vòng vài giờ đến vài ngày tùy thuộc vào loại xét nghiệm và cơ sở y tế. Bệnh nhân sẽ được hẹn giờ để quay trở lại nhận kết quả.
- Bước 4: Bác sĩ đọc kết quả và tư vấn điều trị
Bác sĩ sẽ giải thích kết quả, đưa ra hướng điều trị cụ thể dựa trên nguyên nhân gây nổi mề đay và tư vấn cho bệnh nhân cách ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc da phù hợp.
Bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ dẫn và đơn thuốc của bác sĩ để điều trị bệnh nổi mề đay hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa tái phát bệnh.
Xem thêm: Phương pháp chữa bệnh nổi mề đay ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhanh chóng
Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm máu nổi mề đay
Phiếu kết quả xét nghiệm máu nổi mề đay thường ghi kết quả là âm tính hoặc dương tính. Điều này có ý nghĩa như sau:
- Dương tính: Xét nghiệm phát hiện có sự xuất hiện của các kháng thể đặc hiệu dị ứng trong máu. Đây chính là nguyên nhân gây phát sinh dị ứng và nổi mề đay. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp cho kết quả xét nghiệm dương tính, nhưng trên thực tế bản thân người bệnh chưa từng xảy ra phản ứng dị ứng hay các triệu chứng dị ứng thường gặp.
- Âm tính: Điều này có nghĩa là có thể thực sự bạn không bị dị ứng. Các triệu chứng được cho là dị ứng thực chất chỉ là phản ứng thử của hệ miễn dịch trong lần đầu tiên tiếp xúc với dị nguyên. Trong những lần tiếp theo, các triệu chứng mề đay tương tự sẽ không xuất hiện nếu bạn tiếp xúc hoặc sử dụng lại dị nguyên.
Xét nghiệm máu nổi mề đay ở đâu tốt?
Tại Hà Nội và TPHCM có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu nổi mề đay. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các cơ sở y tế chuyên khoa hoặc bệnh viện có khoa Da liễu uy tín như:
- Tại Tp HCM: Bệnh viện Y Dược Tp HCM, Khoa Da Liễu – Bệnh viện Y Dược Tp HCM, Bệnh viện Da Liễu TPHCM,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Da Liễu Hà Nội, Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Da liễu – Dị ứng Bệnh viện 108, Bệnh viện Hữu Nghị…
Xét nghiệm máu nổi mề đay giá bao nhiêu?
Giá xét nghiệm máu nổi mề đay có thể dao động ở mức vài trăm hoặc cao hơn. Chi phí cụ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Bệnh viện, cơ sở y tế nơi làm xét nghiệm.
- Có kết hợp tầm soát các bệnh khác hay không
- Bệnh nhân sử dụng thẻ BHYT hay làm xét nghiệm dịch vụ. Những người có BHYT và đi khám đúng tuyến thường được hỗ trợ phần lớn chi phí làm xét nghiệm máu chẩn đoán nổi mề đay.
Xét nghiệm máu nổi mề đay là một trong những căn cứ quan trọng để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác. Vì vậy, ngay khi phát hiện bản thân xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ nổi mề đay, bạn nên sớm tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được thăm khám và lấy máu xét nghiệm.
Có thể bạn quan tâm:
- Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Bị nổi mề đay liên tục: Làm gì để chữa khỏi hẳn cần làm gì để khỏi hẳn?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!