Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân, Hướng Xử Lý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Nổi mề đay ở cổ xảy là tình trạng tổn thương da thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng và phải tiếp xúc với các tác nhân như thời tiết, thức ăn, thuốc, côn trùng… 

Nổi mề đay ở cổ là gì? 

Nổi mề đay ở cổ là gì? 
Nổi mề đay ở cổ là bệnh da liễu phổ biến bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải

Nổi mề đay ở cổ là bệnh lý da liễu khá phổ biến. Bệnh xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân dị ứng hoặc kích ứng. Hầu hết các trường hợp nổi mề đay ở cổ đều bộc phát cấp tính và có xu hướng tự thuyên giảm sau vài giờ đồng hồ. 

Bệnh nổi mề đay ở cổ có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên phổ biến nhất là ở những người có sẵn cơ địa dị ứng, sức đề kháng yếu kém.

Xem thêm: Nổi mề đay sau khi quan hệ Có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào

Dấu hiệu nhận biết khi bị nổi mề đay ở cổ

Dấu hiệu nhận biết khi bị nổi mề đay ở cổ
Nổi mề đay ở cổ đặc trưng bởi những mảng da ửng đỏ, phù nề, ngứa ngáy…

Đối với người bị nổi mề đay ở cổ thường có các triệu chứng sau:

  • Nổi mẩn đỏ, hồng, có thể kèm theo từng mảng, đám hoặc nốt sần gồ lên trên bề mặt da. 
  • Nốt mụn nhỏ trên da chứa mủ hoặc dịch rỉ ra ngoài; 
  • Kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. 
  • Tổn thương da có thể lan sang các vùng da khác.
  • Phản ứng dị ứng có thể xảy ra ở cả thanh quản gây khó thở, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp,…

Ngoài ra, trong một vài trường hợp bị nổi mề đay ở cổ là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng hoặc rối loạn tuyến giáp. 

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở cổ

Cơ chế gây nổi mề đay có liên quan đến các kháng nguyên (IgE), tế bào miễn dịch và các hoạt chất trung gian. 

Cụ thể, khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân dị ứng, hệ miễn dịch sẽ ngay lập tức phóng thích các histamine để đối kháng lại. Từ đó gây ra các tổn thương sưng viêm, phù nề, ngứa ngáy.

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở cổ
Dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay ở cổ

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nổi mề đay ở cổ như:

  • Dị ứng thức ăn: Các loại hải sản, thịt đỏ, thức ăn đóng hộp… đều là những loại thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Dị ứng thời tiết: Nhiệt độ thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, thay đổi đột ngột nhất là vào thời điểm giao mùa.
  • Tiếp xúc với các dị nguyên: Các dị nguyên dị ứng tồn tại rất nhiều trong môi trường như khói bụi, hóa chất, phấn hoa, lông chó mèo,…
  • Dị ứng thuốc: Khi được dung nạp vào cơ thể, không được hấp thu hết và bị bài xích, đào thải. Quá trình này được biểu hiện thông qua các tổn thương da như ngứa mề đay. 

Ngoài các tác nhân dị ứng vừa kể trên, nổi mề đay ở cổ còn có thể xảy ra do:

  • Yếu tố di truyền: Nổi mề đay nói chung là bệnh có khả năng di truyền.
  • Suy giảm chức năng gan: Chức năng gan suy giảm, các dưỡng chất trong không được chuyển hóa hoàn toàn sẽ được giữ lại và tích tụ trong cơ thể.
  • Độ tuổi: Một thống kê cho thấy trẻ nhỏ và người lớn tuổi thường có nguy cơ bị nổi mề đay cao hơn so với người trẻ tuổi, trưởng thành. 
  • Các bệnh lý khác: Người thừa cân béo phì, chấn thương cổ, thực hiện phẫu thuật mặt, bị viêm mô tế bào, áp xe răng, viêm xoang… 
  • Vô căn: Có rất nhiều trường hợp cơ thể phát sinh triệu chứng nổi mề đay nhưng không rõ nguyên do. 

Đọc ngay: Nổi Mề Đay Sau Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị

Bị nổi mề đay ở cổ có nguy hiểm không?

Các chuyên gia cho biết, hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay ở cổ thường không nguy hiểm. Triệu chứng bệnh bùng phát, sau đó tự thuyên giảm hoặc biến mất sau thời gian ngắn nếu được chăm sóc đúng cách. Nhưng vẫn có một số ít trường hợp cơ thể phản ứng quá mức với tác nhân gây bệnh phát triển thành sốc phản vệ.

Bị nổi mề đay ở cổ có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp nổi mề đay ở cổ đều ở mức độ nhẹ, ít nguy hiểm

Phương pháp điều trị nổi mề đay ở cổ 

1. Cách xử lý triệu chứng tại nhà

Loại bỏ/ tránh xa các dị nguyên

Bước này cần được thực hiện trong vòng 48 tiếng kể từ thời điểm bùng phát bệnh để ngăn ngừa biến chứng. 

  • Đối với các dạng dị ứng tiếp xúc nên tắm rửa ngay bằng nước ấm, lau rửa bằng dung dịch sát khuẩn, giảm viêm; 
  • Đối với dị ứng thức ăn hãy thực hiện các cách kích thích cổ họng để nôn hết thức ăn ra khỏi dạ dày. Sau đó súc miệng lại bằng nước muối để làm sạch khoang miệng.
  • Không mặc quần áo bó sát, không đeo các loại trang sức hay dùng các loại mỹ phẩm chứa chất dị ứng; 
  • Nếu dị ứng thời tiết hãy che chắn cẩn thận khi ra ngoài bằng các vật dụng.

Làm giảm triệu chứng

Cách xử lý triệu chứng tại nhà
Bôi kem dưỡng ẩm giúp xoa dịu kích ứng, giảm ngứa ngáy khó chịu do nổi mề đay
  • Chườm lạnh
  • Tắm bột yến mạch
  • Tắm lá thảo dược như lá khế, lá chè xanh, lá trầu không, lá tía tô, lá kinh giới… 
  • Xông gừng
  • Bôi gel nha đam
  • Uống trà thảo mộc
  • Bôi kem dưỡng ẩm
  • Nghỉ ngơi, tránh căng thẳng quá mức. 

Đồng thời, để đẩy lùi hiệu quả các triệu chứng nổi mề đay ở cổ, người bệnh cần phải đảm bảo giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế chà xát, cào gãi da. 

2. Điều trị bằng thuốc Tây

Loại thuốc chính được sử dụng trong điều trị nổi mề đay ở cổ là thuốc kháng histamine. Thuốc có tác dụng ngăn chặn quá trình hình thành histamine, từ đó giảm ngứa, sưng viêm cùng các triệu chứng liên quan khác. Loại thuốc này được bào chế dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da như Loratadin, Fexofenadin, Certirizin, Levocetirizin, Rupatadine, Desloratadin… 

Điều trị bằng thuốc Tây
Thuốc bôi kháng histamine được dùng phổ biến trong điều trị nổi mề đay ở cổ

Tuy nhiên, sau khi dùng thuốc này nhưng không có hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định dùng loại thuốc khác “nặng” và phù hợp hơn: 

  • Thuốc Epinephrine
  • Thuốc Prednison
  • Thuốc Omalizumab
  • Thuốc Corticoid
  • Chất ức chế Calcineurin

Lưu ý: Việc dùng bất kỳ loại thuốc nào đều phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, thay đổi liều dùng hoặc lạm dụng thuốc trong thời gian dài. Với những trường hợp đặc biệt như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ để dùng cho phù hợp. 

Gợi ý: Nổi mề đay lâu ngày không khỏi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị

3. Chữa bệnh theo Đông y

Nguyên tắc điều trị mề đay ở cổ theo Đông y là tiêu độc, chống viêm, giảm dị ứng, trừ tà, an thần, lợi tiểu… Tùy theo từng thể lâm sàng của bệnh mà thầy thuốc sẽ chỉ định phương thuốc điều trị phù hợp. 

  • Bài thuốc mề đay ở cổ thể phong nhiệt: chi tử, huyền sâm, phòng phong và đương quy mỗi loại 12g, kinh giới, nam hoàng bá, cỏ mực và cam thảo đất mỗi loại 16g, 20g kim ngân. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. 
  • Bài thuốc mề đay ở cổ thể phong hàn: xương bồ, thương nhĩ và kinh giới mỗi vị 16g, tế tân, tất bát, liên kiều, độc hoạt và cam thảo mỗi loại 12g, 10g kiện, 8g quế. Sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước uống. 

Biện pháp phòng ngừa tái phát nổi mề đay ở cổ

Biện pháp phòng ngừa tái phát nổi mề đay ở cổ
Tắm gội hàng ngày loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết trên da tránh viêm nhiễm giảm nguy cơ phát sinh nổi mề đay ở cổ
  • Luôn giữ vệ sinh da sạch sẽ, nhất là sau khi tiếp xúc với các dị nguyên;
  • Tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa… và các loại thực phẩm chứa probiotics, acidophilus. 
  • Hãy chăm chỉ rèn luyện thể chất, chơi thể thao mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc thời tiết thay đổi đột ngột. Không dùng tay chà xát mạnh lên da cổ. 
  • Tập trung điều trị các bệnh lý mãn tính, bệnh tự miễn hoặc chấn thương vùng cổ.

Nổi mề đay ở cổ là bệnh lý da liễu phổ biến và không quá nghiêm trọng. Chỉ cần người bệnh biết cách chăm sóc đúng và điều trị kịp thời sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng nhanh chóng, bệnh sẽ biến mất mà không để lại bất kỳ dấu hiệu gì. Tuyệt đối không nên chủ quan lơ là trong điều trị để giảm nguy cơ tái phát bệnh ở những lần sau.

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger