Tỳ Thận Dương Hư: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Hội chứng thận hư Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Tỳ thận dương hư là tình trạng suy giảm chức năng tạng thận và tỳ. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng về thận, bài tiết, sinh lý, làn da và tiêu hóa. Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh có thể gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe chung.

Tỳ thận dương hư là gì?  

Tỳ và Thận là hai tạng quan trọng trong Y học cổ truyền, có mối liên hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau đến sức khỏe tổng thể của cơ thể. Tỳ chịu trách nhiệm chính trong việc tiêu hóa và vận chuyển dinh dưỡng, trong khi Thận đảm bảo sự cân bằng của các chức năng sinh lý và giữ ấm cho cơ thể.

Tỳ thận dương hư
Tỳ thận dương hư là khái niệm thuộc phạm trù của Y học cổ truyền thường gặp

Chức năng chính của tỳ và thận:

  • Chức năng của tỳ: Tỳ hay còn gọi là lá lách, là cơ quan đảm nhiệm chức năng vận chuyển, tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng khi kết hợp với tạng vị. Trong Đông y, chức năng này còn được gọi là vận hóa đồ ăn và vận hóa thủy thấp. 
  • Chức năng của thận: Thận là một trong ngũ tạng quan trọng của cơ thể người. Theo khía cạnh YHCT, thận là tạng thuộc hành thủy, là gốc của các tạng và có chức năng đa nhiệm, tham gia vào hầu hết những hoạt động quan trọng trong cơ thể. Ngoài ra, thận tàng tinh chủ về sinh dục, phát dục, sinh trưởng cơ thể. 

Theo các chuyên gia về Đông y, thận là gốc của tiên thiên, tỳ là gốc của hậu thiên và tương tác hỗ trợ lẫn nhau. Dương khí của 2 tạng này hòa hợp, cân bằng giúp giữ ấm cơ thể, đặc biệt là tay chân, thúc đẩy sự vận hóa tinh vi đồ ăn.

Ngược lại, nếu 2 tạng này không hòa hợp, dẫn đến không hóa sinh được tinh vi khiến quá trình chuyển hóa thức ăn đến thận kém đi. Hiểu một cách đơn giản là khi 1 trong 2 tạng này suy giảm chức năng, tạng còn lại cũng sẽ suy yếu theo.

Cụ thể khi thận dương hư tổn sẽ khiến tỳ dương suy giảm, ngược lại, khi tỳ dương yếu đi sẽ khiến thận suy, do chức năng hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng đến thận kém. 

Triệu chứng tỳ thận dương hư đặc trưng

thận dương hư hay tỳ dương hư đều có khả năng khởi phát và phát triển thành chứng bệnh tỳ thận dương hư, do mối liên kết chặt chẽ giữa hai tạng này. Khi cả Tỳ và Thận cùng suy yếu, cơ thể sẽ gặp phải nhiều rối loạn về chức năng tiêu hóa, chuyển hóa và giữ ấm.

bài thuốc chữa tỳ thận dương hư
Tỳ thận dương hư có thể gây ra tình trạng tay chân lạnh, đau bụng dưới, đau đầu gối, phù nề khắp cơ thể

Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Sắc mặt trắng bệch do không đủ khí huyết;
  • Tay chân lạnh, sợ lạnh do dương hư không đủ sưởi ấm cơ thể; 
  • Tinh thần sa sút, ít nói, ngại nói do tông khí không đủ; 
  • Ảnh hưởng quá trình tiêu hóa thức ăn kém, dễ bị đi ngoài dạng tiêu chảy phân sống, thường là giữa đêm hoặc thời điểm về đêm gần sáng; 
  • Xuất hiện cơn đau nhức đầu gối, đau bụng dưới, đau eo, thắt lưng do dương hư bên trong cơ thể khiến kinh mạch ngưng trệ; 
  • Tay chân, mặt hoặc toàn thân đều bị phù nề, ấn vào bị thũng, chướng khí bụng do quá trình vận hóa thủy thấp kém vì dương hư, tràn ra khắp cơ thể; 
  • Tiểu tiện bất thường, rêu lưỡi trắng trơn, non nhợt, mầm trầm tế sác, không có sức lực do dương hư hàn thủy đọng bên trong cơ thể; 
  • Nam giới bị suy giảm sinh lý, giảm ham muốn, tinh trùng loãng, xuất tinh sớm, rối loạn cương cương, di tinh, mộng tinh…; 
  • Nữ giới dễ bị tử cung lạnh, khó có con, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn;

ĐỌC THÊM: Thận Âm Hư: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa Trị

Nguyên nhân gây tỳ thận dương hư

Tương tự như nhiều dạng bệnh khác trong Y học cổ truyền, chứng tỳ thận dương hư có thể do yếu tố bẩm sinh, lão hóa, chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, căng thẳng hoặc tiếp xúc với môi trường lạnh, ẩm.

bài thuốc trị tỳ thận dương hư
Tuổi tác lão hóa là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng tỳ thận dương hư

Các nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Tuổi tác cao: Lớn tuổi khiến quá trình lão hóa trong cơ thể diễn ra nhanh chóng, dẫn đến nguồn năng lượng dương ngày càng suy giảm, gây mất cân bằng âm dương và gây suy giảm chức năng tỳ thận.
  • Quan hệ tình dục quá độ: Những người dâm dục quá độ, tần suất thường xuyên, vượt quá nhu cầu cần thiết khiến thận dương hư, kéo theo tỳ bất ổn và phát sinh chứng tỳ thận dương hư.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh ở đường tiêu hóa và thận: Một số bệnh lý về thận như sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận… và các bệnh về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm đường ruột, viêm đại tràng… có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng các tạng tỳ, thận. 
  • Một số nguyên nhân khác: Stress, căng thẳng kéo dài, thường xuyên hút thuốc lá, thừa cân, béo phì, tác dụng phụ của các loại thuốc Tây, ăn nhiều thức ăn lạnh, làm việc và lao lực quá sức…

Bài thuốc trị tỳ thận dương hư theo YHCT

Các bài thuốc Y học cổ truyền có thể chữa tỳ thận dương hư, giúp bổ tỳ, thận và tăng cường dương khí, cải thiện tiêu hóa, chuyển hóa, đồng thời cân bằng âm dương và nâng cao sức khỏe.

1. Bài thuốc Chân Vũ Thang

Chân Vũ Thang là bài thuốc điều trị tỳ thận dương hư phổ biến, có tác dụng ôn bổ tỳ thận, bồi bổ dưỡng khí, ôn trung tán hàn, kiện tỳ táo thấp và hoãn cấp, chỉ thống.

Bài thuốc cũng giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Cách thực hiện bài thuốc:

  • Chuẩn bị 5 vị thuốc sau: thục phụ tử, sinh khương, phục linh và bạch truật mỗi vị từ 8 – 12g, cùng 12 – 16g bạch thược. 
  • Rửa sạch các vị thuốc, để ráo nước, cho vào ấm đun sôi với 300ml nước trên lửa vừa. 
  • Khi nước thuốc cạn xuống còn một nửa thì tắt bếp, chắt nước thuốc ra bình, chia làm 2 – 3 lần uống hết trong ngày. 

2. Bài thuốc Tứ thần hoàn

Bài thuốc Tứ thần hoàn phù hợp khi dùng cho người có chứng tỳ thận dương hư hoặc thận dương hư. Công dụng chính của bài thuốc là ôn thận tỳ, bồi bổ nguyên khí, ôn trung khứ hàn, lý khí hòa trung và kiện tỳ táo thấp, ôn tỳ thận sáp trường chỉ tả, ôn tỳ vị, trừ hàn thấp…

thận dương hư
Bài thuốc Tứ thần hoàn có tác dụng ôn trung, tán hàn, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị đầy đủ các vị thuốc sau: phụ tử, can khương, ngũ vị tử, nhục đậu khấu, bạch truật, nhân sâm và cam thảo và mỗi loại 20g, 40g phá cố chỉ và 10g ngô thù du. 
  • Trộn chung các vị thuốc trên, tán thành bột mịn và trộn với một lượng mật ong vừa đủ. 
  • Vo bột thuốc thành từng viên nhỏ khoảng 5g, cho vào hũ thủy tinh bảo quản sử dụng dần. 
  • Để cải thiện chứng tỳ thận dương hư, dùng 10g/ ngày, tương đương 2 viên, chia làm 2 lần sử dụng. 

3. Bài thuốc kết hợp giữa gừng, quế và nhân sâm

Bài thuốc này có tác dụng bồi bổ thận dương, phục hồi dương khí, giảm đau nhức, tê mỏi lưng, gối. Đồng thời, phục hồi chức năng tỳ, cải thiện các triệu chứng đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy… 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị gừng tươi, nhân sâm và quế mỗi thứ 50g. 
  • Gừng gọt vỏ, rửa sạch và chần sơ qua nước sôi, cắt thành từng lát mỏng rồi mang đi phơi nắng. 
  • Nhân sâm rửa sạch, cắt lát. 
  • Trộn gừng và nhân sâm với nhau, nghiền mịn rồi trộn với bột quế, cho vào hũ thủy tinh bảo quản sử dụng dần. 
  • Mỗi ngày sử dụng 3 lần, sau bữa ăn sáng, trưa, tối. Pha 1/2 thìa cafe bột hỗn hợp này với 1 ly nước ấm, thêm một muỗng mật ong để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Phương pháp điều trị tỳ thận dương hư không dùng thuốc

Chứng tỳ thận dương hư có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Ngoài việc sử dụng thuốc, các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu và xoa bóp huyệt đạo đã được chứng minh là hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị.

Tỳ thận dương hư ở nữ giới
Xoa bóp massage trực tiếp lên các huyệt vị cố định giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tỳ thận dương hư hiệu quả

Phương pháp bao gồm:

  • Châm cứu: Kỹ thuật châm cứu tác động trực tiếp lên các huyệt đạo, giúp đả thông kinh mạch, hoạt huyết dưỡng khí và kích thích các chức năng tự nhiên của cơ thể. Phương pháp này không chỉ giúp giảm triệu chứng của tỳ thận dương hư mà còn mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái.
  • Xoa bóp: Xoa bóp huyệt đạo cũng là một phương pháp hiệu quả. Bằng cách tác động trực tiếp lên các huyệt vị cố định, kỹ thuật này giúp thư giãn gân cốt, cải thiện tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe tổng thể. 

Các huyệt vị thường được tác động bao gồm:

  • Huyệt Du mộ: Tăng cường chức năng tỳ và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Huyệt Thận du: Cải thiện hoạt động của thận và điều hòa nước.
  • Huyệt Mệnh môn: Kích thích và duy trì năng lượng sống.
  • Huyệt Quan nguyên: Hỗ trợ chức năng sinh lý và giữ ấm cho cơ thể.

Kết hợp cả châm cứu và xoa bóp sẽ tạo ra hiệu quả tích cực hơn, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và cải thiện tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh nên tìm đến các cơ sở chuyên về Y học cổ truyền uy tín để được tư vấn và điều trị hiệu quả.

Phòng ngừa chứng tỳ thận dương hư

Chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc tích cực hàng ngày là yếu tố quan trọng giúp duy trì chức năng thận, hỗ trợ bài tiết, sinh lý và hệ tiêu hóa.

Tỳ thận dương hư
Chế độ ăn uống khoa học hỗ trợ cải thiện triệu chứng và phòng ngừa tái phát bệnh

Để cân bằng âm dương cho Tỳ và Thận, phòng ngừa chứng tỳ thận dương hư, các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện những biện pháp sau:

  • Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng như rau xanh, củ quả, trái cây tươi, thịt, cá và hải sản; tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
  • Hạn chế thực phẩm không tốt: Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, quá mặn, ngọt, và thực phẩm nhanh.
  • Tránh chất kích thích: Không sử dụng cà phê, rượu bia và thuốc lá.
  • Thói quen tình dục lành mạnh: Quan hệ với tần suất phù hợp, an toàn và duy trì sự chung thủy.
  • Giữ tinh thần lạc quan: Duy trì trạng thái vui vẻ, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh stress.
  • Hoạt động thể chất hợp lý: Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để tăng cường sức khỏe xương khớp và cải thiện tuần hoàn, đồng thời tránh các hoạt động nặng nhọc.

Chứng tỳ thận dương hư không quá nghiêm trọng và có thể kiểm soát kịp thời bằng những biện pháp tích cực, an toàn. Bên cạnh tuân thủ nguyên tắc điều trị theo YHCT, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc tích cực để sớm phục hồi chức năng tạng thận, tỳ.

THÔNG TIN NHÀ THUỐC ĐỖ MINH ĐƯỜNG

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình – Hotline 0984 650 816
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh – Hotline 0932 088 186
  • Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, CN và các ngày lễ, Tết:
  • Sáng: 8h00 – 12h00
  • Chiều: 13h30 – 17h30

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger