Tìm Hiểu Hội Chứng Thận Hư Ở Trẻ Em Và Cách Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận hư Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Hội chứng thận hư ở trẻ em là một trong những bệnh lý về cầu thận khá phổ biến. Thường xảy ra ở trẻ từ 2 – 5 tuổi, đặc trưng với tình trạng rò rỉ protein vào nước tiểu và gây ra hàng loạt các vùng phù nề trên cơ thể.

Hội chứng thận hư ở trẻ em
Hội chứng thận hư ở trẻ em thường xảy ra ở trẻ từ 2-6 tuổi

Hội chứng thận hư ở trẻ em là gì? 

Hội chứng thận hư là một chứng bệnh làm sàng sinh hóa, xảy ra do cầu thận bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh đặc trưng với tình trạng xuất hiện protein, với nồng độ hơn 3g/ ngày trong nước tiểu. Đồng thời giảm lượng albumin trong máu, tiểu ra mỡ và kèm theo phù nề.

Để hiểu hơn thì thận được cấu tạo từ các mạch máu nhỏ, khoa học gọi là tiểu cầu thận. Khi máu đi qua đây, chất thải và nước sẽ được lọc qua nước tiểu. Còn những chất điện giải khác, đặc biệt là protein sẽ được giữ lại trong máu. Đây còn được gọi là quá trình lọc máu.

Tuy nhiên, khi cầu thận bị tổn thương, quá trình lọc máu này gặp vấn đề, hoạt động không bình thường và dẫn đến hiện tượng thận hư với các biểu hiện như trên. 

Định nghĩa này được dùng chung cho cả người trưởng thành và cả trẻ em. Trong đó, hội chứng thận hư ở trẻ em là chứng bệnh xảy ra phổ biến, thường xuất hiện ở những trẻ trong độ tuổi từ 2 – 6 tuổi. Theo thống kê, trẻ trai thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn trẻ gái. 

Hội chứng thận hư ở trẻ em
Hội chứng thận hư ở trẻ em xảy ra khi protein tăng quá mức trong nước tiểu nhưng lại giảm trong máu

Hội chứng thận hư tái phát cũng dễ xảy ra ở trẻ em. Hội chứng này được định nghĩa khi chỉ số đạm niệu ≥ 50mg/ kg cân nặng trong vòng 24 giờ, hoặc kết quả thử nước tiểu trong 3 ngày liên tiếp đều là (++) ở những trẻ đã từng mắc hội chứng thận hư và đã chữa khỏi.

Tùy vào kết quả chẩn đoán mà bác sĩ sẽ kết luận mức độ tái phát bệnh nặng hay nhẹ và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. 

Triệu chứng thường gặp

Vì thận hư khiến cho protein xuất hiện trong nước tiểu, giảm lượng protein trong máu. Protein có khả năng ngăn nước thấm vào thành mạch các mô. Nhưng khi thận hư, protein trong máu thấp khiến nước thấm vào các mô, khiến hàng loạt các tế bào biểu mô sưng phù.

Ở các bệnh nhi mắc hội chứng thận hư thường có các triệu chứng sau:

Hội chứng thận hư ở trẻ em
Sưng phù mí mắt, mặt, tay, chân… là triệu chứng đặc trưng nhất ở trẻ mắc hội chứng thận hư
  • Sưng phù bàn chân, mắt cá chân, mí mắt và xung quanh mắt, sau đó lan cả sang cơ quan sinh dục; 
  • Phù mềm, ấn xuống bị lõm sâu và đối xứng 2 bên; 
  • Xuất hiện bọt trong nước tiểu; 
  • Trẻ tăng cân bất thường do cơ thể tích tụ chất lỏng; 
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn hoặc thèm ăn bất thường; 
  • Trẻ đau bụng, sốt cao, kèm theo ho, khó thở;
  • Kết quả kiểm tra cho thấy lượng triglyceride và cholesterol cao; 

Nguyên nhân khiến trẻ bị mắc hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư không được xem là một bệnh lý, bởi nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự tổn thương các mạch máu trong thận. Đối với trẻ em thì đa số các trường hợp phát bệnh thường không có nguyên nhân rõ ràng, có thể liên quan đến tình trạng hệ thống miễn dịch hoạt động bất bình thường. 

Theo thống kê, có đến 90% bệnh nhi mắc hội chứng thận hư đều là vô căn hay còn gọi chứng thận hư đáp ứng với steroid. Trong đó, nguyên nhân sang thương cầu thận tối thiểu xảy ra phổ biến nhất.

Hội chứng thận hư ở trẻ em
Có đến 90% trẻ em mắc hội chứng thận hư là vô căn

Tương tự như người lớn, nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư ở trẻ em gồm nhóm chính là:

Hội chứng thận hư nguyên phát

Thường xuất phát từ các tổn thương đầu tiên ở chính cầu thận, không liên quan đến các cơ quan khác. Có thể kể đến như:

  • Bệnh cầu thận nguyên phát
  • Bệnh xơ hóa cầu thận dạng khu trú từng phần; 
  • Bệnh cầu thận màng;
  • Bệnh tắc tĩnh mạch thận; 
  • … 

Đặc biệt là chứng thận hư vô căn cũng thuộc nhóm nguyên phát, chiếm đến 90% trường hợp bệnh nhi mắc phải hội chứng này. 

Hội chứng thận hư thứ phát

Những tổn thương và bệnh lý xảy ra ở cầu thận được gây ra bởi các nguyên nhân nguyên phát, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Gồm các nguyên nhân sau:

  • Các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, thận thoái hóa dạng bột…;
  • Các bệnh lý hệ thống tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, viêm cơ da tự miễn…; 
  • Dị ứng các loại thuốc như thuốc cản quang, thủy ngân, thuốc kháng viêm…;
  • Ảnh hưởng từ sau khi bi nhiễm siêu vi, nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng…; 
  • Ảnh hưởng từ bệnh ung thư như ung thư vú, phổi, đại tràng…; 

Trẻ mắc hội chứng thận hư gây những biến chứng gì?

Hội chứng thận hư được đánh giá là khá nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng, rủi ro nguy hiểm như: 

Hội chứng thận hư ở trẻ em
Trẻ bị hội chứng thận hư có nguy cơ suy thận cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ
  • Tràn dịch màng hoặc tràn dịch đa màng dẫn đến tràn dịch màng bụng (cổ trướng), tràn dịch màng tim, màng phổi, màng tinh hoàn… 
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng do sự xuất hiện của protein trong máu và dùng thuốc ức chế miễn dịch/ corticoid làm suy giảm dẫn đến giảm sức đề kháng tự nhiên,gây ra nhiễm trùng nặng
  • Chứng đông máu gây tắc mạch thận cấp hoặc mãn tính
  • Tắc mạch phổi hoặc tắc mạch chậu
  • Suy thận
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Hội chứng giả Cushing
  • Đái tháo đường
  • Hội chứng rối loạn tâm thần… 

Biện pháp chẩn đoán hội chứng thận hư ở trẻ em

Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và điều tra tiền sử bệnh lý của trẻ, phụ huynh để đưa ra các phán đoán sơ bộ ban đầu. Sau đó, chỉ định cho trẻ thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết để đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác về hội chứng thận hư ở trẻ. 

Hội chứng thận hư ở trẻ em
Chẩn đoán hội chứng thận hư ở trẻ em thông qua các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm máu, nước tiểu

Một số xét nghiệm thường được thực hiện trong trường hợp này như:

  • Xét nghiệm phân tích nước tiểu;
  • Đo nồng độ đạm trong nước tiểu liên tục trong vòng 24 giờ; 
  • Đo nồng độ đạm và albumin trong máu; 
  • Xét nghiệm kiểm tra miễn dịch; 
  • Sinh thiết thận nếu cần thiết; 
  • Ngoài ra còn có nhiều phương pháp xét nghiệm tầm soát khác giúp loại trừ các nguyên nhân bệnh lý có triệu chứng tương tự; 

Các tài liệu y học nêu rõ các tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thận hư gồm: 

  • Trẻ bị phù nề nghiêm trọng;
  • Chỉ số protein niệu > 3.5g/ 24 giờ; 
  • Chỉ số protein trong máu giảm < 60g/ lít;
  • Chỉ số albumin máu giảm < 30g/ lít; 
  • Chỉ số cholesterol máu ≥ 6,5 mmol/ lít; 
  • Trong nước tiểu có mỡ; 

Thông thường, chỉ cần có ít nhất 2 trong 6 tiêu chuẩn trên, đặc biệt là về các chỉ số đo lường được thể hiện rõ ràng, chắc chắn sẽ được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư. 

Phương pháp điều trị hội chứng thận hư ở trẻ nhỏ 

Theo các chuyên gia, hội chứng thận hư là bệnh lý cầu thận mãn tính và cần có quá trình theo dõi và điều trị theo phác đồ riêng trong thời gian dài. Ở trẻ nhỏ, bệnh thường diễn tiến từng đợt và theo khảo sát có đến 80 – 90% trẻ dễ dàng tái phát bệnh trở lại sau điều trị lần đầu, rất khó để chữa khỏi hoàn toàn.

Nguyên tắc điều trị hội chứng thận hư ở trẻ tập trung vào 3 phương pháp chính là đặc trị bằng phác đồ thuốc corticoid và điều trị triệu chứng, biến chứng. Mục đích kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn tối đa các biến chứng nguy hiểm.

1. Điều trị đặc hiệu bằng phác đồ thuốc 

Bác sĩ sẽ chỉ định ngay phác đồ điều trị đặc hiệu bằng thuốc Corticoid. Đây là phương pháp được ưu tiên hàng đầu nhằm mục đích kiểm soát diễn tiến bệnh. 

Hội chứng thận hư ở trẻ em
Hầu hết bệnh nhi đều đáp ứng tốt với phác đồ điều trị đặc hiệu bằng thuốc Corticoid

Đối với trẻ mắc hội chứng thận hư lần đầu

  • Liều tấn công: Dùng Prednisone liều 60mg/ m2/ ngày, liều tối đa 60mg/ m2 cách ngày. Trường hợp chỉ số đạm niệu vẫn (+) sẽ thay bằng Methylprednisolone liều 1000mg/ 1.73 m2/48 giờ. Kết hợp truyền tĩnh mạch 3 liều trong vòng 4 giờ. 
  • Khi chỉ số đạm niệu về (-) và nhạy với corticoid:
    • Liều củng cố Prednisone liều 60mg/m2;
    • Liều duy trì Prednisone 15mg/m2/2 tuần trong vòng 6 tuần tiếp theo;
    • Từ tuần 13 – 14 dùng liều 1.5mg/ kg/ cách ngày;
    • Từ tuần 15 – 16 dùng liều 1mg/kg/ cách ngày; 
    • Từ tuần 17 – 18 dùng liều 0.5mg/ kg/ cách ngày và ngưng phác đồ thuốc tại đây; 

Đối với trường hợp hội chứng thận hư tái phát ở trẻ

Khi chắc chắn trẻ tái phát hội chứng thận hư, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ dùng thuốc riêng. Tùy theo mức độ tái phát và khả năng đáp ứng thuốc để chọn loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc và liều dùng cơ bản như sau: 

  • Prednisone liều 60mg/m2/ ngày hoặc cách ngày tùy từng trường hợp; 
  • Trường hợp lệ thuộc Corticoid liều cơ bản hoặc có các dấu hiệu ngộ độc như tăng huyết áp, chậm phát triển, rối loạn tâm thần, loãng xương…, sẽ được thay thế bằng các loại thuốc khác như: 
    • Cyclophosphamide (Endoxan): liều 3mg/kg/ngày x 8 tuần; 
    • Prednisone liều 40mg/m2 sau 8 tuần dùng Cyclophosphamide; 
    • Cyclosporin A (Neoral); 

Trường hợp hội chứng thận hư kháng Corticoid

Trong trường hợp này, trẻ sẽ được chỉ định làm sinh thiết cầu thận. Nếu có sự xuất hiện của các tổn thương tối thiểu như xơ hóa cầu thận khu trú hoặc từng vùng, tăng sinh trung mô… sẽ được chỉ định dùng kết hợp Prednisone và Cyclosporin A trong vòng 5 tháng. T

rong quá trình dùng thuốc, bác sĩ sẽ theo dõi các chỉ số đạm máu, ure, ion đồ máu… để đánh giá kết quả. Trường hợp thất bại, chuyển sang dùng Tacrolimus hoặc Mycophenolate Mofetil (MMF) có khả năng điều trị kiểm soát triệu chứng và ức chế sự tăng sinh men chuyển. 

Đây là phác đồ điều trị hội chứng thận hư bằng thuốc được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Bố mẹ cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ dành cho trẻ để đạt hiệu quả tối ưu và giảm thiểu nguy cơ phát sinh tác dụng phụ. 

2. Điều trị triệu chứng và biến chứng

Tùy theo diễn tiến và mức độ thận hư ở từng trẻ mà triệu chứng sẽ khác nhau. Do đó, quá trình điều trị triệu chứng ở từng trường hợp cũng sẽ khác. Cụ thể như sau: 

Hội chứng thận hư ở trẻ em
Cho trẻ ăn uống thanh đạm, ít muối và đủ chất dinh dưỡng
  • Lượng protein giảm quá mức và tràn len lỏi khắp cơ thể khiến trẻ bị phù nặng. Do đó, bố mẹ cần hết sức lưu ý cho trẻ ăn nhạt hết sức có thể trong giai đoạn này.
  • Mỗi ngày chỉ cần khoảng 5g muối, tương đương 1 muỗng cafe. Đồng thời, giảm cả lượng nước mắm, bột ngọt vì trong các loại gia vị này cũng có chứa muối. 
  • Cung cấp đủ lượng protein bị thất thoát thông qua thực đơn ăn uống hàng ngày. Khoảng 0.8 – 1g đạm/ mỗi kg cân nặng/ ngày. 
  • Truyền albumin cần thiết để cải thiện triệu chứng phù quá mức theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Dùng thuốc kiểm soát làm giảm đạm niệu và chỉ số huyết áp. Thường là nhóm thuốc ức chế thụ thể hoặc ức chế thụ thể. 
  • Trường hợp trẻ mắc hội chứng thận hư kèm theo nhiễm trùng cần sử dụng kháng sinh. Một số loại phổ biến như Cephalosporin thế hệ 3, Aminosid, Oxacillin hoặc Vancomycine…
  • Tăng cường bổ sung các loại như canxi, vitamin D (Sterogyl).. để cải thiện các triệu chứng do giảm protein niệu và hạn chế tối đa tác dụng phụ của nhóm thuốc corticoid. 
  • Đồng thời, chú ý theo dõi diễn tiến của bệnh thông qua thử nước tiểu bằng que mỗi ngày, kiểm tra chiều cao, cân nặng.
  • Các bác sĩ khuyến khích nên cho trẻ đến trường học bình thường và tăng cường vận động thể lực để rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe. 

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa hội chứng thận hư ở trẻ

Việc chủ động chăm sóc phòng ngừa chứng thận hư ở trẻ là điều quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu. Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh, bố mẹ có thể liệt kê các danh sách những điều cần làm để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ. 

Hội chứng thận hư ở trẻ em
Tiêm đầy đủ các loại vacccine cần thiết cho trẻ theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng ngừa bệnh tật
  • Theo dõi sự phát triển thể chất của con qua từng mốc giai đoạn, đưa trẻ đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
  • Không chủ quan lơ là đối với các vấn đề ở đường tiết niệu như sỏi tiết niệu, tiểu rát, buốt, viêm nhiễm đường tiết niệu… ở trẻ. Tốt nhất nên cho con thăm khám và điều trị dứt điểm ngay tại thời điểm đó. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn thanh đạm, ít gia vị và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
  • Đặc biệt, khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây. Hạn chế các loại thịt đỏ, thức ăn dầu mỡ, chiên xào, đồ ăn nhanh, nước ngọt có gas… 
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất ở trường lớp, tại nhà để tăng cường sức khỏe thể chất, phòng ngừa hội chứng thận hư và nhiều bệnh lý khác. 
  • Đưa trẻ đến cơ sở tiêm chủng và tiêm đầy đủ các loại vaccine theo quy định của Bộ Y tế, trừ những loại vaccine sống như sởi, thủy đậu, lao… Lưu ý, trẻ đang áp dụng phác đồ thuốc đặc hiệu dùng prednisone liều cao hoặc thuốc ức chế miễn dịch tạm thời không được tiêm. 
  • Giữ vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ và không gian giải trí, vui chơi, học tập của trẻ luôn được sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. 
  • Khi ra ngoài nên che chắn cho con cẩn thận, đeo khẩu trang che kín mũi miệng và hạn chế đưa con đến những nơi đông đúc người qua lại, nhất là khi trẻ đang có sức đề kháng kém.

Có thể thấy, hội chứng thận hư ở trẻ em khá nguy hiểm với các biến chứng, rủi ro khó lường. Do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để chẩn đoán, thăm khám và tiến hành điều trị kịp thời. 

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger