Viêm đại tràng mãn tính là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị
Theo báo cáo mới nhất của Bộ y tế, 1/5 dân số Việt Nam có nguy cơ mắc viêm đại tràng mãn tính. Căn bệnh này có những tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thông tin trong bài nghiên cứu dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Viêm đại tràng mãn tính là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng lớp niêm mạc đại tràng chịu tổn thương trong thời gian dài. Các vết viêm có thể gây chảy máu, nặng hơn gây ra vết loét, xung huyết, thậm chí là áp xe. Hiện nay theo báo cáo của Bộ y tế, tới 20% dân số Việt Nam có nguy cơ mắc và con số này có xu hướng gia tăng nhanh chóng.
Viêm đại tràng mãn tính là căn bệnh nguy hiểm, thời gian mắc bệnh càng lâu, khả năng xuất hiện những biến chứng nguy hiểm càng cao. Bệnh lý này rất khó điều trị, gây ra những cơn đau, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, cuộc sống người bệnh. Một số mối nguy hiểm của bệnh gây ra bao gồm:
- Viêm loét niêm mạc đại tràng dẫn đến nhiễm trùng máu, đại tràng nhiễm độc hoặc áp xe ổ bụng.
- Thủng đại tràng – xuất hiện khi sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, khiến cho lợi khuẩn bị tiêu diệt, các vết loét dễ dàng ăn sâu và bào mòn thành đại tràng. Sau một thời gian nếu không điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến thủng đại tràng, xuất huyết ồ ạt. Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.
- Giãn đại tràng cấp tính: Suy giảm chức năng tiêu hóa, tổn thương toàn bộ cấu trúc đại tràng. Có thể khiến bệnh nhân đau bụng dữ dội, hôn mê, nếu không cấp cứu kịp thời khả năng tử vong rất cao.
- Ung thư đại tràng: Các nghiên cứu đã chỉ rõ có khoảng 20% người bị đại tràng mãn tính có nguy cơ tiến triển thành ung thư đại tràng. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm đại tràng mãn tính. Khi bệnh kéo dài trong nhiều năm (thường sau 7 – 10 năm), mô niêm mạc có nguy cơ loạn sản, hình thành các tế bào ác tính, sau đó gây ung thư đại tràng.
Một số trường hợp gặp biến chứng của bệnh viêm đại tràng có thể kể đến bà P.T.T (52 tuổi, Quảng Ninh). Theo trang Vietnamnet đưa tin ngày 23/9/2022, bà T cảm thấy đau bụng kéo dài, nhưng chỉ nghĩ rối loạn tiêu hóa nên không đi khám. Đến khi người sút cân, đại tiện phân lỏng, bà T mới đi khám. Bác sĩ phát hiện khối u và kết luận ung thư đại tràng, biến chứng bán tắc ruột và chảy máu, cần phải cắt bỏ nửa đại tràng phải có chứa khối u.
Viêm đại tràng mãn tính gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn bạn tưởng. Vậy có những cách nào để nhận biết dấu hiệu của bệnh?
Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng mãn tính
Theo chia sẻ của lương y Đỗ Minh Tuấn – Cố vấn y khoa VTV2, Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường chia sẻ những cách nhận biết triệu chứng của viêm đại tràng mãn tính:
- Đầy hơi, chướng bụng, bụng cồn cào vào ban đêm: Niêm mạc đại tràng bị tổn thương, là gián đoạn quá trình tiêu hóa, thức ăn bị ứ đọng lâu ngày sẽ gây ra chướng bụng khó tiêu, sôi bụng ban đêm.
- Đau bụng kéo dài: Cơn đau xuất hiện theo cơn, tần suất đau quặn xuất hiện nhiều, có khi đau âm ỉ, thường sẽ giảm bớt khi đi nặng. Những cơn đau xuất hiện dọc theo khung đại tràng, vùng hố chậu trái hoặc phải.
- Phân bất thường: Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất. Phân lỏng, đi nhiều lần trong ngày, có khi xuất hiện táo bón hoặc phân có máu kèm dịch nhầy. Nói chung phân không ổn định và bụng vẫn thấy khó chịu sau khi đi ngoài.
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi: Viêm đại tràng là căn bệnh liên quan đến tiêu hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, gây ra tình trạng cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng chán ăn, ăn ngủ kém, đầy bụng, đầu óc mơ màng, sốt cao, trí nhớ suy giảm, cảm xúc tiêu cực, da xanh xao, thiếu sức sống,…
Lương y Tuấn nhấn mạnh, triệu chứng của viêm đại tràng mãn tính đôi khi có những điểm tương đồng với rối loạn tiêu hóa thông thường. Khi có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bệnh nhân hãy đến ngay những cơ sở y tế chuyên môn để được chẩn đoán chính xác. Không nên tự ý điều trị tại nhà hoặc chần chừ mà bỏ qua thời gian vàng điều trị.
Điều trị viêm đại tràng mãn tính như thế nào?
Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng khó chữa, cần có phương pháp điều trị phù hợp, kết hợp với đó là chế độ ăn uống lành mạnh. Khi được hỏi về những cách chữa, lương y Tuấn cho biết: “Hiện nay có 4 phương pháp điều trị và hỗ trợ bệnh: thuốc tây y, đông y, phẫu thuật và mẹo dân gian. Tuy nhiên mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược riêng, người bệnh cần suy nghĩ kỹ trước khi sử dụng và nghe theo chỉ dẫn của chuyên gia.”
Các loại thuốc tây y
Lương y Tuấn chia sẻ: “Mặc dù thuốc tây y sẽ làm cho những triệu chứng bên ngoài như đau chướng bụng, phân lỏng,…. biến mất, nhưng không thể đảm bảo đã tiêu diệt hoàn toàn những tác nhân gây bệnh. Trường hợp bệnh mãn tính có nghĩa bệnh đã tái phát nhiều lần, căn nguyên gây bệnh không được điều trị tận gốc. Thuốc tây y không được đánh giá cao khi điều trị các bệnh mãn tính, bởi chúng chỉ có 1 cơ chế hoạt động.
Sử dụng nhiều thuốc tây, có cùng 1 cơ chế, liều lượng giống nhau sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, vi khuẩn sẽ sản sinh kháng thể chống lại. Chưa kể thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt cả khuẩn có lợi trong đại tràng, dẫn đến thuốc dần mất tác dụng và những vết viêm ngày càng lan rộng.”
Theo những nghiên cứu khoa học của Cục y tế Mỹ, Corticoid (thành phần chủ yếu trong thuốc đại tràng) có thể gây tích nước, cao huyết áp, tăng nguy cơ tiểu đường và các bệnh về xương. Sử dụng thuốc tây y trong thời gian dài có thể khiến suy giảm hệ miễn dịch, lệ thuốc thuốc.
Phẫu thuật
Bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả hoặc bệnh có chuyển biến nghiêm trọng, xuất hiện triệu chứng xuất huyết, rò rỉ, thủng, áp xe đại tràng. Người bệnh sẽ phải bắt bỏ một phần hoặc toàn bộ ruột kết hoặc trực tràng.
Hỗ trợ bằng mẹo dân gian
Mẹo dân gian có công dụng hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng, dịu cơn đau, hiệu quả thấp, không mang tính đặc trị, được khuyên dùng kết hợp với thuốc chữa viêm đại tràng. Những mẹo dân gian này dễ tìm, dễ làm, chi phí rẻ. Dưới đây là 3 mẹo được áp dụng phổ biến nhất:
- Nghệ: Nghệ có chất chống oxy hóa, làm lành vết loét hiệu quả. Người bệnh có thể pha bột nghệ với nước cùng mật ong, ngày uống 2 lần.
- Lá ổi: Người bệnh có thể lấy búp ổi non đun lấy nước ổi mỗi ngày, hoặc nhai với muối trắng. Lá ổi giúp cân bằng hệ miễn dịch, giảm nhẹ tình trạng táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng.
- Củ riềng: Riềng tươi và lá lốt kết hợp, hãm trong nước sôi 20 phút, sử dụng hàng ngày, rất tốt cho người bị viêm đại tràng.
Lương y Tuấn có lưu ý với người bệnh: “Dùng mẹo dân gian không phải an toàn tuyệt đối như nhiều người lầm tưởng. Người bệnh phải biết cách thực hiện, dùng đúng liều lượng cũng như bảo đảm vệ sinh. Không phải cây thuốc nào cũng lành tính hoàn toàn, nhiều loại vẫn có độc tố tự nhiên, không phù hợp với nhiều đối tượng.”
Thuốc đông y chữa viêm đại tràng mãn tính
Đối với phương pháp chữa viêm đại tràng mãn tính bằng đông y, cách này luôn được đánh giá cao bởi sự an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng từ xưa đến nay. Đông y chữa viêm đại tràng bền vững bởi bên cạnh việc loại bỏ những triệu chứng của bệnh, thuốc còn chú trọng vào giải quyết nguyên nhân gây bệnh, cải thiện hệ tiêu hóa. Trong những năm gần đây, càng nhiều người bệnh lựa chọn đông y là phương pháp chữa trị, bởi họ nhận thấy những lợi ích rõ ràng của thuốc.
Dù vậy, không phải bài thuốc đông y nào cũng thực sự giải quyết viêm đại tràng từ nguyên căn. Có không ít những bài thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, nhưng lại được thổi phồng là có tác dụng chữa bệnh toàn diện. Bởi vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi sử dụng thuốc. Chỉ lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, đã được cấp phép của Sở y tế.
ArrayArray