Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng và các giải pháp điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Trào ngược dạ dày thực quản Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng là hiện tượng xảy ra do axit trong dạ dày bị trào ngược lên trên và gây kích ứng niêm mạc họng. Dù không gây nguy hiểm ngay nhưng bệnh nhân nên sớm điều trị để tránh gặp các biến chứng nghiêm trọng.

Triệu chứng trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý xảy ra khi van đóng mở nằm giữa thực quản và dạ dày bị suy yếu, khiến cho axit cùng các enzym tiêu hóa trong dạ dày có cơ hội trào ngược lên trên thực quản. Tình trạng này không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn khiến cho một số bệnh nhân thường xuyên có cảm giác nghẹn và vướng ở cổ họng. 

Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng
Bệnh trào ngược dạ dày có thể gây cảm giác nghẹn vướng ở cổ họng do tác động của axit

Triệu chứng nghẹn cổ họng do trào ngược dạ dày thường đi kèm với cảm giác nóng rát ở ngực và cổ họng. Người bệnh có thể cảm thấy như có vật gì mắc kẹt trong cổ, khó nuốt và có thể cần phải nuốt nhiều lần để cảm thấy thoải mái hơn.

Trong nhiều trường hợp, hiện tượng trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng còn xuất hiện kèm theo nhiều triệu chứng khác như:

  • Ợ nóng 
  • Ợ chua
  • Ho khan hoặc ho dai dẳng.
  • Khàn giọng, có thể bị thay đổi giọng nói do axit trào ngược lên trên và ảnh hưởng đến thanh quản.
  • Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, nhất là sau khi ăn no.
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Đau tức ngực và vùng thượng vị
  • Ăn không tiêu
  • Đắng miệng và tiết nước bọt thường xuyên trong miệng.

Triệu chứng nghẹn cổ, vướng họng có thể xuất hiện thoáng qua hoặc xảy ra liên tục khi bị trào ngược dạ dày thực quản. Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Điều quan trọng là bệnh nhân cần tìm hiểu rõ nguyên nhân trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ để có hướng phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

TÌM HIỂU THÊM: Trào ngược dạ dày gây ho và giải pháp điều trị hiệu quả nhất

Tại sao trào ngược dạ dày gây vướng họng?

Cảm giác vướng víu và mắc nghẹn ở cổ họng xuất hiện do do trào ngược dạ dày là do axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và kích thích niêm mạc cổ họng. Axit cũng gây viêm và kích thích, làm cho cơ vòng thực quản dưới không thể đóng chặt, từ đó dẫn đến cảm giác vướng và nghẹn, nhất là khi nuốt thức ăn.

Một cá nhân có nguy cơ bị trào ngược dạ dày nghẹn ở cổ họng cao hơn nếu:

  • Ăn quá no hoặc ăn quá nhanh.
  • Có thói quen ăn quá khuya.
  • Vận động mạnh, làm việc nặng hoặc đi nằm ngay khi mới ăn xong.
  • Tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn, caffeine hoặc đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Béo phì hoặc thừa cân.
  • Hút thuốc lá.
  • Stress hoặc căng thẳng kéo dài.
  • Mang thai 
  • Có tiền sử bị thoát vị hoành.
  • Sử dụng một số loại thuốc tân dược gây tác động xấu đến hệ tiêu hóa, nhất là thuốc chống dị ứng, thuốc điều trị tăng huyết áp, hen suyễn hay các loại thuốc giảm đau.
nguyên nhân trào ngược dạ dày gây vướng họng
Mang thai làm tăng áp lực lên ổ bụng và có thể khiến chị em bị trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng cao

Biến chứng có thể gặp khi trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ

Tình trạng trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro về mặt sức khỏe như:

  • Viêm loét thực quản do bị axit ăn mòn
  • Hẹp thực quản, gây khó nuốt mãn tính.
  • Viêm thanh quản gây khàn tiếng hoặc mất tiếng
  • Barrett thực quản, một tình trạng tiền ung thư do tổn thương lâu dài bởi axit.
  • Viêm họng cấp hoặc mãn tính
  • Hôi miệng và các vấn đề khác về răng miệng
  • Khó thở
  • Mất ngủ.

Chẩn đoán trào ngược dạ dày nghẹn ở cổ

Quá trình chẩn đoán trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng thường được bác sĩ tiến hành một cách cẩn thận nhằm đưa ra những nhận định chính xác nhất về tình trạng bệnh và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Bên cạnh việc thăm khám, kiểm tra tiền sử bệnh, bác sĩ có thể thực hiện thêm một số phương pháp cận lâm sàng như:

  • Nội soi dạ dày – thực quản và lấy mẫu sinh thiết nếu cần thiết.
  • Đo pH trở kháng thực quản trong 24 giờ.
  • Chụp X-quang đường tiêu hóa trên.
  • Kiểm tra chức năng cơ vòng thực quản dưới bằng phương pháp đo áp lực nhu động thực quản.
Chẩn đoán trào ngược dạ dày nghẹn ở cổ
Nội soi dạ dày thực quản qua đường miệng là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng

Cách điều trị trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng

Để khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ, vướng họng, các bác sĩ thường ưu tiên lựa chọn các phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc, thay đổi lối sống) và chỉ tiến hành phẫu thuật khi thật sự cần thiết. 

Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng uống thuốc gì?

Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng nghẹn cổ họng cùng các triệu chứng liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày như:

+ Thuốc kháng axit:

Nhóm thuốc này giúp trung hòa axit dạ dày và giảm triệu chứng bệnh. Bao gồm các loại thông dụng như Phosphalugel, Gaviscon, viên sủi Alka-Seltzer, Yumangel F.

Khi sử dụng thuốc kháng axit chữa trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Thay đổi tâm trạng
  • Tăng nguy cơ bị sỏi thận khi sử dụng các thuốc kháng axit chứa canxi kéo dài.

+ Thuốc ức chế bơm proton (PPI):

Đây cũng là nhóm thuốc được chỉ định phổ biến nhờ tác dụng giảm sản xuất axit trong dạ dày. Để cải thiện tình trạng vướng họng, nghẹn ở cổ và ngăn chặn trào ngược axit, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc ức chế bơm proton như: Dexlansoprazole, Lansoprazol hay Omeprazol,…

Thuốc PPI thường được bào chế dưới dạng viên uống, thuốc bột hoặc thuốc tiêm truyền tĩnh mạch. Đối với các loại thuốc được sử dụng theo đường miệng, bệnh nhân nên uống trước bữa ăn để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc PPI:

  • Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng phổi và đường tiêu hóa.
  • Giảm canxi, magie và natri trong máu
  • Loãng xương
  • Hấp thu dinh dưỡng kém
  • Giảm số lượng tế bào tiểu cầu và bạch cầu trong máu.
  • Viêm gan
  • Lupus ban đỏ.

+ Thuốc kháng histamine H2

Bao gồm các loại thông dụng như:

  • Loratadin
  • Fexofenadine
  • Cetirizin…

Thuốc kháng histamin H2 giúp cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày nghẹn ở cổ bằng cách giảm tiết axit dạ dày. Nhóm thuốc này ít gây buồn ngủ nhưng khi sử dụng, bệnh nhân cũng nên lưu ý đến các tác dụng phụ như tiêu lỏng, khó đi cầu, mệt mỏi, đau nhức đầu hoặc cơ bắp, khô miệng,…

+ Một số loại thuốc khác:

  • Thuốc kháng sinh khi phát hiện vi khuẩn Hp trong dịch vị dạ dày.
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng viêm…

Việc sử dụng thuốc Tây trong điều trị trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng mặc dù có tác dụng nhanh nhưng cần được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Bệnh nhân không nên tự ý lạm dụng dẫn đến tác dụng phụ ngoài ý muốn.

thuốc điều trị trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ họng
Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn để cải thiện triệu chứng nghẹn, vướng họng do ảnh hưởng của trào ngược dạ dày

BỎ TÚI: Top 7 loại thuốc trị trào ngược dạ dày tốt nhất, dứt điểm bệnh

Phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày gây vướng cổ

Một số trường hợp bị trào ngược dạ dày nghẹn gây vướng họng có thể được chỉ định phẫu thuật do bệnh quá nặng, có nguy cơ gây biến chứng cao mà không đáp ứng với điều trị nội khoa. Ca mổ được thực hiện nhằm mục đích tăng cường cơ vòng thực quản dưới.

Các phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện:

  • Khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản bằng nội soi hoặc mổ hở, giúp thắt chặt cơ vòng.
  • Nội soi qua đường miệng đưa thiết bị EsophyX vào trong để tạo van mới
  • Phẫu thuật Linx: Phương pháp này liên quan đến việc cấy ghép các hạt titanium nhỏ tạo thành vòng bao quanh khu vực giao nhau giữa dạ dày thực quản, giúp van đóng chặt hơn.
  • Thủ thuật Stretta với ống nội soi để tạo ra các vết cắt, kích thích hình thành sẹo bên trong thực quản. Điều này giúp giảm phản ứng của dây thần kinh với axit.

Những bệnh nhân già yếu, thể trạng quá kém, bị ung thư thực quản, rối loạn đông máu, nhiễm khuẩn thành bụng, mang thai, cổ trướng, từng phẫu thuật viêm phúc mạc hoặc tắc ruột, có nhiễm khuẩn tại thành bụng, thoát vị hoành hoặc thoát vị rốn thường không được làm phẫu thuật.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bị trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng

Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày là một phần quan trọng của quá trình điều trị, giúp bệnh nhân có thể nhanh chóng kiểm soát được tình trạng nghẹn cổ họng cùng các triệu chứng khác do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Dưới đây là một số điểm bệnh nhân cần lưu ý:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày với lượng thức ăn vừa phải trong mỗi bữa thay vì chỉ có ba bữa chính. Điều này sẽ giúp giảm áp lực cho dạ dày và van đóng mở, giúp cải thiện tình trạng trào ngược axit.
  • Tránh ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn.
  • Hạn chế ăn các món có thể kích thích bài tiết axit dịch vị như đồ ăn cay, chua, nhiều dầu mỡ.
  • Tránh sử dụng đồ uống có cồn hoặc caffein.
  • Nâng cao đầu giường khi ngủ để giảm trào ngược.
  • Giảm cân nếu thừa cân và tránh mặc quần áo quá chật ở vùng bụng.
  • Không hút thuốc lá.
  • Sử dụng các món ăn mềm, lỏng hoặc cắt nhỏ thức ăn để người bệnh dễ nuốt và tiêu hóa nhanh hơn, giảm bớt cảm giác nghẹn vướng khó chịu ở họng.

Hiện tượng trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng có thể được kiểm soát nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Do vậy, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện triệu chứng nghẹn cổ, vướng họng hoặc bất cứ dấu hiệu nào khác liên quan đến bệnh để được chữa trị hiệu quả, nhanh chóng hơn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger