Viêm Họng Hạt Ở Trẻ: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm họng hạt Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm họng hạt ở trẻ thường liên quan đến vi khuẩn Streptococcus nhóm A (liên cầu khuẩn) gây ra. Bệnh có thể ảnh hưởng đến trẻ ở mọi lứa tuổi, cần điều trị để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

Viêm họng hạt ở trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh viêm họng hạt ở trẻ em xuất hiện khi có sự phát triển của các hạt lympho ở họng, thường là kết quả của các phản ứng viêm nhiễm lặp đi lặp lại. Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau họng, khó nuốt, và đôi khi là ho.

Viêm họng hạt là tình trạng phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt ở ở trẻ em
Viêm họng hạt là tình trạng phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt ở ở trẻ em

Bệnh thường không gây nguy hiểm khi được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngược lại, không điều trị có thể khiến viêm nhiễm lan rộng và gây ra những biến chứng sau:

  • Viêm amidan
  • Viêm xoang
  • Viêm tai giữa
  • Viêm mũi
  • Viêm phế quản
  • Viêm thanh quản
  • Viêm phổi
  • Viêm cầu thận
  • Viêm khớp hay thậm chí viêm màng ngoài tim ở trẻ

Đối với trẻ nhỏ, điều quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ các triệu chứng và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng hạt

Những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây viêm họng hạt ở trẻ nhỏ:

  • Viêm nhiễm: Sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là nguyên nhân hàng đầu khiến cho trẻ em trở thành đối tượng dễ bị viêm nhiễm.
  • Virus, vi khuẩn: Viêm họng hạt thường do vi khuẩn, virus gây ra, đặc biệt là vi khuẩn Streptococcus nhóm A. Bệnh xảy ra khi viêm họng kéo dài và không được chữa trị.
  • Thời tiết thay đổi: Vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ giảm thấp khiến cơ thể nhạy cảm và dễ bị viêm nhiễm. Thời tiết này cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus dễ dàng tiến triển hơn.
  • Sinh sống trong môi trường bị ô nhiễm: Không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm họng hạt ở trẻ nhỏ.
  • Sinh hoạt thiếu khoa học: Hít khói thuốc lá thụ động; thường xuyên ăn đồ uống lạnh như kem, đồ lạnh, nước lạnh; thức khuya… rất dễ mắc bệnh.

Dấu hiệu nhận biết viêm họng hạt ở trẻ

Viêm họng hạt ở trẻ em có biểu hiện tương tự như bệnh lý viêm họng hạt ở người lớn
Viêm họng hạt ở trẻ em có biểu hiện tương tự như bệnh lý viêm họng hạt ở người lớn
  • Đau họng, ngứa họng, đặc biệt là khi ăn hoặc uống nước.
  • Khi nuốt thức ăn, trẻ có cảm giác vướng ở vùng họng, khó chịu, gây chán ăn, lười ăn và mệt mỏi.
  • Nhìn thấy phía sau thành họng sưng đỏ, xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng đỏ với kích thước to nhỏ khác nhau.
  • Giai đoạn đầu của bệnh, bé sẽ bị ho khan sau chuyển sang ho có đờm và khạc nhổ ra đờm màu vàng hoặc trắng đục.
  • Sốt cao, họng có thể mọc hạch hoặc không, đôi khi co giật.
  • Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ chơi, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi,…

Phương pháp chữa bệnh viêm họng hạt ở trẻ

Bệnh viêm họng ở trẻ em thường được chữa bằng những phương pháp sau:

Áp dụng mẹo chữa bằng dân gian

Với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu nên việc dùng thuốc Tây có thể giúp bé giảm nhanh các triệu chứng của viêm họng hạt. Thế nhưng cách này lại gây ra những tác động không tốt tới sự phát triển của trẻ.

Mẹo dân gian điều trị viêm họng hạt được đánh giá cao và vô cùng lành tính
Mẹo dân gian điều trị viêm họng hạt được đánh giá cao và vô cùng lành tính

Do vậy những trường hợp nhẹ có thể dùng thảo dược để giảm các triệu chứng.

  • Sử dụng bột nghệ: Nghệ chứa hoạt chất kháng viêm, giúp tiêu sưng, giảm đau và làm lành những tổn thương viêm mạc. Đây là nguyên liệu rất tốt trong điều trị viêm họng hạt ở trẻ nhỏ. Để thực hiện, lấy 1 thìa bột nghệ hòa cùng 50ml nước ấm, sau đó cho trẻ uống từ 2 – 3 lần/tuần.
  • Sử dụng hỗn hợp rau diếp cá và nước vo gạo: Bài thuốc kết hợp giữa rau diếp cá và nước vo gạo mang lại hiệu quả rất tích cực trong việc chữa viêm họng hạt ở trẻ. Chỉ cần xay nhuyễn lá rau diếp cá, lọc lấy nước rồi đem đun sôi với nước vo gạo. Sau đó cho trẻ uống 2 lần một ngày, duy trì từ 1 – 2 tuần.
  • Sử dụng nước chanh mật ong: Chanh và mật ong đều là những nguyên liệu quen thuộc có tác dụng tăng sức đề kháng, kháng khuẩn và tiêu viêm rất hiệu quả. Việc cho trẻ em uống nước chanh kết hợp với mật ong không chỉ giúp thông mũi, mát họng, tiêu đờm mà còn tăng cường sức đề kháng rất tốt, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa nhạy cảm.

Nếu các triệu chứng không thuyên giảm, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị tốt hơn.

Điều trị y tế

Thuốc tây thường chỉ được cân nhắc cho những trường hợp nặng, viêm họng hạt ở trẻ do vi khuẩn gây ra. Thuốc sẽ được dùng với loại và liều lượng thích hợp để tránh gây ra những tác dụng phụ cho trẻ.

Những loại thuốc có thể được chỉ định:

  • Thuốc giảm đau và hạ sốt. Paracetamol an toàn khi dùng cho trẻ
  • Thuốc chống viêm
  • Kháng sinh nếu viêm họng hạt xảy ra do nhiễm khuẩn
  • Thuốc xịt họng hoặc viên ngậm có chứa chất giảm đau để giảm kích thích tại chỗ.

Sử dụng máy tạo ẩm, uống nhiều nước và các loại nước ấm như trà hoặc nước chanh mật ong cũng để hỗ trợ điều trị, giúp giảm kích thích họng.

Hiện nay, việc áp dụng các loại thuốc Tây y để điều trị bệnh viêm nhiễm đang rất phổ biến
Dùng thuốc kết hợp các liệu pháp hỗ trợ để cải thiện nhanh tình trạng

Biện pháp phòng ngừa viêm họng hạt ở trẻ

  • Xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo khoa học. Tăng cường các loại rau xanh, hoa quả và sữa chua để bổ sung vitamin A, C, D và khoáng chất cần thiết.
  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa.
  • Tránh cho trẻ ăn quá nhiều đồ lạnh. 
  • Tránh ăn nhiều đồ ăn cay nóng
  • Khi bắt đầu có dấu hiệu của bệnh viêm họng, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị ngay nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển sang viêm họng mãn tính.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ngày và cho trẻ súc miệng bằng nước muối.
  • Hạn chế cho trẻ nhỏ tiếp xúc khói thuốc lá, ổ dịch viêm họng hay môi trường có khói bụi ô nhiễm.

Bệnh viêm họng hạt ở trẻ nhỏ sẽ không gây biến chứng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Vì vậy tốt nhất nên đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ nếu có bất thường.

THAM KHẢO THÊM:

Tin liên quan

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger