Viêm Xoang Gây Sưng Mặt: Chỉ Tên Dấu Hiệu Và Cách Chữa Triệt Để
Viêm xoang gây sưng mặt là tình trạng thường gặp, thường kèm theo cảm giác nặng hoặc đau nhức. Nguyên nhân là do màng niêm mạc bên trong các xoang này viêm nhiễm và sưng lên, tắc nghẽn dịch nhầy trong những hốc xoang.
Vì sao viêm xoang gây sưng mặt?
Sưng mặt là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm xoang. Điều này xảy ra do những nguyên nhấn dưới đây:
- Tắc nghẽn và viêm: Các xoang là những không gian rỗng trong xương của khuôn mặt và hốc mũi. Khi bạn bị viêm xoang, màng niêm mạc bên trong các xoang này trở nên viêm nhiễm và sưng lên. Điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn, khiến dịch không thể thoát ra khỏi xoang một cách bình thường.
- Áp lực và đau: Sự sưng lên và tắc nghẽn tạo ra áp lực trong các xoang. Áp lực này có thể gây đau và sưng ở các khu vực xung quanh, bao gồm mặt và đôi khi là răng và hàm.
- Nhiễm trùng: Viêm xoang thường do nhiễm trùng gây ra, có thể là vi khuẩn, virus hoặc nấm. Nhiễm trùng cũng góp phần vào sự viêm và sưng.
- Phản ứng dị ứng: Đối với một số người, viêm xoang có thể liên quan đến dị ứng. Phản ứng dị ứng cũng có thể gây viêm và sưng lên trong các xoang và xung quanh mũi.
- Rối loạn lưu thông máu: Trong một số trường hợp, viêm xoang cũng có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu trong các mạch máu nhỏ xung quanh xoang, làm tăng sự sưng và viêm.
Triệu chứng bệnh viêm xoang gây sưng mặt
Khi bị viêm xoang gây sưng mặt, người bệnh sẽ cảm giác đau hoặc áp lực ở vùng mặt, đặc biệt là quanh mũi, má và trán; sưng mặt rõ rệt khi nhìn bằng mắt thường.
Ngoài ra người bệnh sẽ có thêm những triệu chứng sau:
- Cảm giác nghẹt mũi hoặc khó thở qua mũi, thường xuyên hơn ở một bên
- Xuất hiện dịch mũi đặc, có thể có màu xanh, vàng hoặc xanh lá cây, thường là dấu hiệu của nhiễm trùng
- Chảy nhiều nước mũi
- Ho, đặc biệt là vào ban đêm do dịch từ xoang chảy xuống họng
- Chảy dịch mũi sau
- Cảm giác đau hoặc áp lực ở vùng răng và hàm
- Giảm khứu giác và vị giác do tắc nghẽn và sưng trong mũi
- Đau đầu, đặc biệt là quanh trán
- Mệt mỏi
- Có mùi hôi từ miệng
- Cảm giác bịt tai hoặc áp lực trong tai, do tắc nghẽn ở các kênh liên kết với xoang.
Viêm xoang gây sưng mặt có nguy hiểm không?
Viêm xoang gây sưng mặt thường không nguy hiểm, nhưng nó có thể gây ra sự khó chịu đáng kể và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Trong một số trường hợp, viêm xoang có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách:
- Nhiễm trùng lan rộng: Viêm xoang có thể dẫn đến nhiễm trùng lan rộng, bao gồm nhiễm trùng mô mềm xung quanh mắt (như viêm mí mắt, nhiễm trùng hốc mắt, viêm dây thần kinh thị giác…), viêm màng não, hoặc nhiễm trùng xương.
- Viêm màng não: Mặc dù hiếm gặp, viêm xoang có thể lan đến màng não, gây viêm màng não (một tình trạng y tế khẩn cấp).
- Áp xe xoang: Sự tích tụ mủ trong xoang có thể tạo thành một áp xe, yêu cầu can thiệp y tế ngay lập tức.
- Giảm thị lực: Trong một số trường hợp, nhiễm trùng có thể lan đến khu vực xung quanh mắt, ảnh hưởng đến thị lực.
- Rối loạn hô hấp: Viêm xoang nặng có thể gây khó khăn trong hô hấp, đặc biệt là khi ngủ.
- Liệt thần kinh ngoại biên: Vi khuẩn lâu ngày nếu không bị tiêu diệt sẽ tấn công các dây thần kinh và gây tổn thương. Biểu hiện thường gặp là đau đầu, méo miệng, ăn rơi vãi, xóa rãnh nhân trung, nhắm mắt không kín,…
- Biến chứng khác: Viêm họng, viêm não, biến dạng mặt do sưng tấy…
Để ngăn chặn những biến chứng này, điều quan trọng là phải điều trị viêm xoang hiệu quả.
Chữa viêm xoang gây sưng mặt hiệu quả
Điều trị y tế
Bệnh nhân cần đến bệnh viện để được khám và tư vấn điều trị tốt nhất. Hầu hết bệnh nhân được điều trị viêm xoang gây sưng mặt bằng thuốc. Những loại thuốc cơ bản gồm:
- Thuốc chống phù nề: Thuốc có tác dụng giảm hiện tượng xung huyết, giảm sưng và thông mạch tại ổ viêm.
- Thuốc kháng sinh: Dùng kháng sinh Amoxicillin, Cephalexin hoặc Cefixim là cách điều trị viêm xoang do vi khuẩn. Nhóm thuốc này thường được dùng từ 7 đến 10 ngày / 1 liệu trình để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Thuốc chẹn Histamin 1: Các dòng ưu tiên được sử dụng là Chlorpheniramine hay Desloratadine. Thuốc này giúp phòng ngừa và điều trị dị ứng.
- Nước muối: Dùng nước muối để rửa sạch và làm thông thoáng mũi. Có thể dùng nhiều lần trong ngày bằng cách nhỏ trực tiếp vào mũi.
- Thuốc giảm đau: Paracetamo hoặc Ibuprofen được dùng để giảm sưng đau và hạ sốt.
Chăm sóc và điều trị tại nhà
Điều trị viêm xoang tại nhà có thể giúp giảm sưng mặt và các triệu chứng khác. Dưới đây là một số cách phổ biến:
- Xông hơi: Hít thở hơi nước nóng có thể giúp mở các kênh mũi, giảm tắc nghẽn và làm loãng chất nhầy. Khi tình trạng tắc nghẽn không còn, mặt của bạn có thể giảm sưng. Bạn có thể xông hơi bằng cách đun nước nóng trong một chậu, sau đó cúi mặt trên chậu và che đầu bằng khăn để hơi nước không thoát ra.
- Nước muối sinh lý: Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để rửa mũi có thể giúp làm sạch và giảm viêm trong các xoang. Bạn có thể mua dung dịch rửa mũi tại hiệu thuốc hoặc tự chế biến tại nhà.
- Chườm nóng: Áp dụng nhiệt ẩm trực tiếp lên khu vực sưng có thể giúp giảm sưng và đau. Sử dụng túi chườm nóng hoặc khăn ấm, chườm lên khu vực bị ảnh hưởng.
- Giữ đầu cao khi ngủ: Ngủ với đầu được nâng cao có thể giúp giảm áp lực trong các xoang và hỗ trợ dịch mũi thoát ra dễ dàng hơn.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước và duy trì cơ thể được hydrat hóa để giúp làm loãng chất nhầy và hỗ trợ việc thoát dịch khỏi xoang.
Trị bệnh bằng mẹo dân gian
Những kinh nghiệm trị bệnh từ người xưa để lại vô cùng phong phú và hiệu quả. Sau đây là các mẹo dân gian thường được áp dụng để chữa viêm xoang gây sưng mặt.
- Sử dụng cây ngải cứu
Ngải cứu có tính ấm, chứa nhiều tinh dầu. Người xưa dùng sao nóng lá ngải cứu và đắp nhẹ nhàng lên vùng sưng để tiêu viêm và làm thông thoáng mũi. Ngải cứu nóng được áp dụng trong trường hợp bệnh đã diễn biến lâu ngày, có nhiều những ổ máu tụ, thâm.
- Chườm lạnh để giảm sưng đau cấp
Chườm lạnh bằng khăn lạnh hoặc túi nước đá trong 10 phút có thể giúp thông mạch và giảm sưng phù.
- Dùng tỏi tươi
Tỏi có nhiều Allicin, một hoạt chất có tính kháng viêm hiệu quả. Đối với bệnh nhân viêm xoang bị phù nặng, có thể dùng nước ép tỏi nhỏ trực tiếp vào mũi để tiêu viêm, thông thoáng mũi xoang và giảm sưng tấy.
Viêm xoang gây sưng cấp là một tình trạng thường gặp, có thể điều trị được. Khi tình trạng này xảy ra, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng và chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
THAM KHẢO THÊM:
- Viêm Xoang Khạc Ra Máu Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị
- Viêm Xoang Nhức Đầu Do Đâu, Cách Chữa Hiệu Quả?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!