Thận Âm Hư Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa Trị
Thận âm hư là một nhóm bệnh lý xảy ra do âm dịch ở thận không đủ và không ổn định. Tình trạng này làm mất cân bằng âm dương khiến cơ thể mệt mỏi, đau mỏi lưng, ăn uống kém. Những trường hợp nghiêm trọng, đặc biệt là nam giới có thể gặp những vấn đề về sinh lý.
Thận âm là gì? Thận âm hư là gì?
Theo Y học cổ truyền, thận là một cơ quan quan trọng của con người, được chia thành thận âm và thận dương. Trong đó thận âm là thuật ngữ chỉ chủ vật chất dinh dưỡng và tinh huyết, giúp duy trì sức khỏe tổng thể.
Thận âm hư là tình trạng suy yếu của thận âm, thường do âm dịch ở thận không ổn định hoặc không đủ, ngũ tâm phiền nhiệt… khiến tinh lực và khí lực suy giảm. Tình trạng này làm mất cân bằng âm dương, ảnh hưởng đến sinh lý và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Thận âm hư gây ra những biểu hiện, bệnh lý khác nhau ở nam và nữ giới. Tuy nhiên các phương pháp điều trị có thể giống nhau, giúp khắc phục nhanh bệnh lý.
XEM THÊM: Cách Phân Biệt Thận Âm Hư Và Thận Dương Hư Chi Tiết
Nguyên nhân gây thận âm hư
Thận âm hư là tình trạng thiếu hụt và suy giảm âm dịch ở thận, dẫn đến mất cân bằng trong cơ thể. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây thận âm hư:
- Thiếu hụt âm dịch: Khi hàm lượng âm dịch trong thận không đủ, sẽ gây mất cân bằng âm dương, dẫn đến tổn thương thận và các vấn đề sức khỏe.
- Tiên thiên bất túc: Đây là tình trạng thiếu hụt thận âm bẩm sinh. Từ khi sinh ra, nếu thận không được nuôi dưỡng đầy đủ, chức năng thận sẽ bị suy giảm và cơ thể dễ bị yếu.
- Phù dương bốc lên: Sự suy yếu của dương khí có thể làm dương khí bốc lên và dẫn đến thận âm hư.
- Dâm dục quá độ: Việc thực hiện hoạt động tình dục quá mức có thể làm tổn thương thận âm, đặc biệt là ở nam giới.
Nguyên nhân khác:
- Di truyền: Yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ thận âm hư.
- Bệnh lý thận: Những bệnh như hội chứng thận hư hoặc bệnh ác tính như ung thư có thể làm tổn thương thận.
- Lối sống không lành mạnh: Sinh đẻ nhiều, ăn thực phẩm cay nóng, lao lực quá mức, hoặc quan hệ tình dục quá nhiều đều có thể dẫn đến thận âm hư ở nữ giới.
Những nguyên nhân này đều góp phần làm suy giảm chức năng thận và cần được chăm sóc kịp thời để phục hồi sức khỏe.
Biểu hiện của thận âm hư
Chứng thận âm hư có thể biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau, tùy thuộc vào giới tính và tình trạng cụ thể của từng người.
Triệu chứng ở nam giới:
- Rối loạn tình dục: Mộng tinh, hoạt tinh, di tinh, rối loạn cương dương, dương vật khó cương cứng hoặc giảm thời gian cương cứng.
- Sự giảm sút chất lượng tinh trùng: Giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, tảo tiết tinh.
- Đau mỏi cơ thể: Đau lưng, hông, đầu gối.
- Các vấn đề khác: Ù tai, đau đầu thường xuyên, cáu gắt, bốc hỏa, đổ mồ hôi trộm, khí lực và tinh lực kém, họng khô, người gầy, mất ngủ, hay quên, rụng tóc, rụng răng.
- Biểu hiện ngoại hình và chức năng: Môi đỏ, lưỡi đỏ với rêu trắng, nước tiểu vàng, phân khô, nóng rát gan bàn tay và gan bàn chân.
Triệu chứng ở nữ giới:
- Cảm giác lạnh và rùng mình: Chân tay lạnh, thường xuyên rùng mình.
- Khó khăn trong ăn uống và tinh thần: Nhạt miệng, ăn uống kém, tinh thần mệt mỏi, ít nói.
- Rối loạn sinh lý: Đau lưng mỏi gối, bốc hỏa, nóng bừng mặt, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, rối loạn kinh nguyệt (hành kinh ít hoặc vô kinh), tiểu đêm nhiều, tử cung lạnh.
- Tâm trạng và sức khỏe tổng thể: Thay đổi tâm trạng như cáu gắt, khó chịu, bứt bối, phù thũng khắp người; khó có thai.
Các triệu chứng này phản ánh sự mất cân bằng âm dịch ở thận, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Việc nhận diện và điều trị kịp thời là quan trọng để phục hồi sự cân bằng và cải thiện tình trạng sức khỏe.
Thận âm hư có nguy hiểm không?
Thận âm hư là một tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng sâu rộng đến sinh lý và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Khi thận âm hư xảy ra, bệnh nhân thường trải qua cảm giác mệt mỏi, suy giảm sức khỏe và sinh lý, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống.
Nếu không được điều trị kịp thời, thận âm hư có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm:
- Suy giảm khả năng sinh sản: Thận âm hư làm giảm lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục, từ đó ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản, tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới do giảm cả số lượng và chất lượng tinh trùng.
- Rối loạn sinh lý: Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề về sinh lý nam như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm hoặc các rối loạn xuất tinh khác. Ở nữ giới, thận âm hư có thể dẫn đến rối loạn khí huyết, khí hư và suy giảm ham muốn tình dục.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể: Suy giảm chức năng thận âm làm giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ, đồng thời có thể phát triển các bệnh lý liên quan đến sinh lý và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.
Việc nhận diện và điều trị sớm thận âm hư là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và bảo vệ sức khỏe.
Bạn nên biết: Can Thận Âm Hư Có Nguy Hiểm Không? Giải Pháp Chữa Trị
Bài thuốc điều trị thận âm hư được thầy thuốc chỉ định
Trong điều trị thận âm hư, Đông y sử dụng những vị thuốc có tác dụng bồi bổ thận can, phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng và tái tạo tế bào thận. Dưới đây là những bài thuốc thường được áp dụng:
1. Bài thuốc trị chứng đau lưng do thận âm hư
Đau lưng và đau nhức các chi dưới là dấu hiệu phổ biến của chứng thận âm hư. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi vận động và được cải thiện khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, người bệnh có thể bị hoa mắt, chóng mặt.
Để cải thiện tình trạng, thầy thuốc thường chỉ định bài thuốc:
Nguyên liệu:
- 16 gram Thục địa
- 12 gram Hoài Sơn
- 12 gram câu kỷ tử
- 12 gram Lộc giác giao
- 12 gram Cao qui bản
- 6 gram Sơn thù
- 4 gram Ngưu tất
- 12 gram Thỏ ty tử
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các vị thuốc
- Sắc thuốc với 800ml nước lọc
- Nước thuốc cạn còn 1/2 lượng nước ban đầu thì tắt bếp
- Chắc lấy nước thuốc, chia thành 3 lần uống trong ngày
- Mỗi ngày uống 1 thang, liên tục 2 – 3 tháng
2. Bài thuốc chữa thận âm hư gây ra bế kinh
Thận âm hư có thể gây rối loạn nội tiết tố ở nữ giới, dẫn đến tình trạng bế kinh, lượng kinh nguyệt ít, chu kỳ muộn hoặc tắt kinh. Trong trường hợp này, thầy thuốc sẽ chỉ định bài thuốc nhằm ổn định khí huyết và chu kỳ kinh nguyệt.
Nguyên liệu:
- 8 gram Sơn thù
- 12 gram Câu kỷ tử
- 8 gram Đương quy
- 26 gram Thục địa
- 12 gram Đỗ trọng
- 12 gram Hoài sơn
- 12 gram Thỏ ty tử
- 12 gram Phục linh
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và sắc thuốc
- Lọc lấy nước thuốc, không dùng bã. Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày, uống sau khi ăn xong
- Mỗi ngày uống 1 thang, liên tục 2 – 3 tháng.
3. Bài thuốc trị thận âm hư gây choáng váng
Để khắc phục chứng thận âm hư gây ra choáng váng, người bệnh nên sử dụng các vị thuốc bổ âm đặc hiệu. Những vị thuốc này giúp cân bằng âm dương, cải thiện chức năng thận và làm giảm triệu chứng choáng váng.
Nguyên liệu:
- 12 gram Hoài Sơn
- 8 gram Sơn thù
- 12 gram Đan bì
- 16 gram Thục địa
- 12 gram Cúc hoa
- 12 gram Trạch tả
- 12 gram Bạch linh
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các vị thuốc
- Sắc với 800ml nước lọc đến khi cạn còn 400ml thuốc
- Lọc bỏ bã, chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày, uống sau khi ăn xong
- Mỗi ngày uống 1 thang
- Kiên trì áp dụng cho đến khi những triệu chứng thuyên giảm.
4. Bài thuốc chữa thận âm hư sinh chứng hư lao
Chứng thận âm hư sinh chứng hư lao thường được nhận diện qua một số triệu chứng đặc trưng, chẳng hạn như cơ bắp bị phù nề, sự thiếu hụt tân dịch và khí huyết trong cơ thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi kéo dài.
Bên cạnh đó, sự hao hụt tinh huyết cũng có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng đáng kể, như sự mừng giận bất thường, thường xuyên cáu gắt vô cớ và cảm giác bực tức. Những dấu hiệu này phản ánh sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể và cần được điều trị kịp thời để phục hồi sức khỏe.
Để điều trị tình trạng này, thầy thuốc có thể kê một trong các bài thuốc sau:
Bài thuốc 1
Nguyên liệu:
- 160 gram Hoàng Bá
- 160 tri mẫu
- 160 gram tủy trong cột sống của lợn
- 240 gram thục địa
- 240 gram qui bản
- Mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các vị thuốc, phơi khô và tán thành bộ mịn
- Thêm mật ong nguyên chất, làm hoàn mỗi viên khoảng 5 gram, bảo quản trong bình thủy tinh
- Uống 2 viên/ lần x 3 lần/ ngày
- Kiên trì sử dụng trong 3 tháng sẽ nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu:
- 26 gram Thục địa
- 12 gram Phục linh
- 12 gram Đỗ trọng
- 12 gram Câu kỷ tử
- 12 gram Hoài Sơn
- 12 gram Thỏ ty tử
- 8 gram Đương quy
- 8 gram Sơn thù du
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các vị thuốc
- Sắc thuốc với 6 bát nước đến khi cạn còn 3 bát thuốc
- Thêm mật ong nguyên chất, làm hoàn mỗi viên khoảng 5 gram, bảo quản trong bình thủy tinh
- Chắc lấy nước thuốc, bỏ bã
- Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Hâm nóng mỗi lần uống
- Mỗi ngày uống 1 thang. Kiên trì áp dụng cho đến khi những triệu chứng thuyên giảm.
Bài thuốc Thiên hoa phấn thang
Bài thuốc Thiên hoa phấn thang được dùng trong điều trị thận âm hư do đái tháo đường và gây tiêu khát.
Nguyên liệu:
- 12 gram Đan bì
- 12 gram Thạch hộc
- 20 gram Hoài Sơn
- 20 gram Thục địa
- 8 gram Sơn thù
- 8 gram Sa sâm
- 8 gram Thiên hoa phấn
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các vị thuốc, sắc thuốc với 3 bát nước
- Khi nước thuốc còn một nửa, lọc lấy nước uống trong ngày
- Mỗi ngày uống 1 thang.
Bài thuốc Lục vị địa huỳnh hoàng
Bài thuốc này kết hợp Phục linh, Hà thủ ô, Đơn bì và nhiều vị thuốc khác để điều trị chứng thận âm hư cơ bản.
Nguyên liệu:
- 12 gram Ba kích
- 12 gram Phục linh
- 12 gram Hà thủ ô
- 12 gram Ích trí nhơn
- 12 gram Đơn bì
- 12 gram Chích bắc kỳ
- 10 gram Hoài sơn
- 10 gram Tục đoạn
- 10 gram Sơn thù
- 8 gram Trạch tả (sao rượu)
- 8 gram Nhục thung dung
- 4 gram Ngũ vị
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các vị thuốc và cho vào ấm
- Thêm 4 bát nước, sắc còn 1 bát
- Sắc lần 2 với 3 bát nước còn nửa bát
- Trộn 2 lân sắc thuốc, chia thành 3 phần để uống 3 lần trong ngày
- Uống thuốc sau mỗi bữa ăn 1 tiếng, khi thuốc ấm nóng
- Mỗi ngày uống 1 thang.
Bài thuốc Lục vị quy thược thang
Bài thuốc Lục vị quy thược thang được dùng trong điều trị chứng thận âm hư do bệnh tăng huyết áp và gây âm hư vượng.
Nguyên liệu:
- 16 gram Thục địa
- 8 gram Trạch tả
- 8 gram Bạch thược
- 8 gram Đan bì
- 8 gram Đương quy
- 8 gram Sơn thù
- 8 gram Phục linh
- 12 gram Hoài Sơn
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các vị thuốc đã chuẩn bị
- Sắc thuốc
- Khi nước thuốc còn một nửa, lọc lấy nước thuốc, chia làm 3 phần và uống trong ngày
- Mỗi ngày uống 1 thang.
Lời khuyên về chế độ ăn uống cho người thận âm hư
Để hỗ trợ điều trị thận âm hư, bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc đông y, người bệnh cần chú trọng đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp có thể giúp thúc đẩy quá trình phục hồi, sinh tân dưỡng âm và cải thiện chức năng của thận.
Người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm thanh mát và bổ dưỡng như:
- Các loại rau xanh và hoa quả: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ.
- Thịt vịt: Giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể.
- Trứng gà: Cung cấp protein và các dưỡng chất cần thiết.
- Sò điệp: Có tác dụng bổ âm và làm mát cơ thể.
- Lươn: Giàu dinh dưỡng, hỗ trợ phục hồi chức năng thận.
- Cật lợn: Giúp bổ thận và tăng cường sức khỏe.
Đồng thời, nên tránh các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường, muối, và không sử dụng chất kích thích hay rượu bia, vì chúng có thể làm tình trạng thận âm hư trở nên nghiêm trọng hơn. Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh sẽ góp phần quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và phục hồi chức năng thận.
Bị chứng thận âm hư có cần đến bệnh viện không?
Khi gặp triệu chứng thận âm hư, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị đúng cách. Dựa trên mức độ triệu chứng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để cải thiện tình trạng và tránh biến chứng. Nếu điều trị không đúng cách, tình trạng có thể nặng hơn, vì vậy việc tìm đến các bệnh viện uy tín là cần thiết để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Thận âm hư xảy ra do nhiều nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và chức năng sinh lý. Tuy nhiên những bài thuốc Đông y và chế độ ăn uống có tể giúp điều trị hiệu quả. Hãy thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chữa bệnh đúng cách và cụ thể hơn.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- Thận Âm Hư Uống Thuốc Gì? 3 Loại Hiệu Quả Được Bác Sĩ Kê Đơn
- Thận Âm Hư Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì Giúp Mau Khỏe?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!