Hội Chứng Thận Hư Sống Được Bao Lâu? Chuyên Gia Giải Đáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận hư Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Hội chứng thận hư sống được bao lâu là nỗi băn khoăn của rất nhiều người mắc căn bệnh này. Bệnh không trực tiếp gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Nhưng nếu chủ quan lơ là, không can thiệp kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận, giảm tuổi thọ.

Hội chứng thận hư sống được bao lâu
Hội chứng thận hư sống được bao lâu là vấn đề thắc mắc của nhiều bệnh nhân

Hội chứng thận hư nguy hiểm như thế nào?

Hội chứng thận hư (Nephrotic Syndrome) được đặc trưng bởi tình trạng hư tổn chức năng cầu thận, chỉ số protein niệu cao, protein máu giảm và phù nề toàn thân. 

Ở người mắc hội chứng thận hư, chức năng thận hoạt động kém và gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe khó lường sau:

  • Phù: Chỉ số protein trong máu giảm thấp hơn so với mức bình thường, khiến sức kéo và khả năng giữ nước từ các mô kẽ trong lòng mạch, dẫn đến phù nề toàn thân hoặc phù cục bộ ở tay, chân, mí mắt… 
  • Nhiễm trùng: Protein trong máu giảm kéo theo sự suy giảm của các tế bào miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Đây chính lý do khiến người bệnh (đặc biệt là hội chứng thận hư ở trẻ) có nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Biểu hiện gồm thường xuyên mệt mỏi, ăn uống kém, ốm yếu, dễ bệnh… 
  • Thay đổi tính chất nước tiểu: Sự xuất hiện của protein khiến tính chất nước tiểu thay đổi, có màu đục hơn, nổi bọt và tiểu ít, tiểu rắt. 
  • Triệu chứng cục máu đông: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của protein chính là ức chế sự hình thành các cục máu đông. Nhưng ở người mắc hội chứng thận hư, protein thất thoát qua nước tiểu khá lớn, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và đe dọa sức khỏe tim mạch. 
Hội chứng thận hư sống được bao lâu?
Hội chứng thận hư có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không can thiệp điều trị kịp thời

Biến chứng và vấn đề nguy hiểm khác:

  • Tắc mạch huyết khối gây tắc mạch thận cấp hoặc mãn tính, tắc tĩnh mạch hoặc động mạch ngoại vi, nghiêm trọng hơn là tắc mạch phổi;
  • Nhiễm khuẩn cấp hoặc mãn tính, thường gặp nhất là viêm phúc mạc và viêm mô tế bào;
  • Suy thận cấp hoặc mãn tính; 
  • Rối loạn chức năng điện giải hoặc suy dinh dưỡng; 
  • Các biến chứng từ việc sử dụng thuốc Corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài.

TÌM HIỂU THÊM: Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Suy Thận Cấp Và Suy Thận Mạn

Người mắc hội chứng thận hư sống được bao lâu? 

Những ảnh hưởng khó lường của hội chứng thận hư khiến nhiều bệnh nhân lo lắng và tự đặt câu hỏi “Liệu mắc hội chứng thận hư sống được bao lâu?”. Theo chuyên gia, bệnh nhân có thể sống 5 – 10 năm ở trường hợp nặng; 30 năm ở trường hợp nhẹ hoặc có đáp ứng tốt với điều trị.

Theo phân tích của các chuyên gia, đây là một bệnh lý mạn tính có diễn tiến bệnh theo từng giai đoạn, các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột khi phát triển đến một thời điểm nhất định. 

Việc phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa biến chứng, giảm thiểu mức độ nguy hiểm đến tính mạng.

Ngược lại không điều trị có thể dẫn đế hội chứng thận hư tái phát hoặc suy thận và gây tử vong sớm ở bệnh nhân. Một số phương pháp điều trị như ghép thận hoặc thẩm phân phúc mạc… có thể giúp người bệnh sống lâu hơn. 

Hội chứng thận hư sống được bao lâu?
Người mắc hội chứng thận hư sống được bao lâu phụ thuộc vào tuổi tác, phác đồ điều trị và chăm sóc

Phương pháp điều trị hội chứng thận hư phổ biến 

Mục tiêu của việc điều trị hội chứng thận hư là kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn biến chứng, giảm nguy cơ tái phát. Khuyến cáo bệnh nhân cần chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

1. Hội chứng thận hư nguyên phát

Các triệu chứng thận hư nguyên phát đặc trưng bởi các tổn thương tối thiểu do rối loạn chức năng thận. Để kiểm soát các triệu chứng, người bệnh được chỉ định thực hiện các biện pháp sau: 

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein nhằm bù đắp lượng protein thiếu hụt do bị rò rỉ vào nước tiểu. Giảm lượng muối trong thực đơn và cắt giảm những món ăn nhiều nước để giảm phù. 
  • Sử dụng dung dịch tăng áp lực keo: Người bệnh được truyền Albumin trong hội chứng thận hư khi cần thiết để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ, đảm bảo liều dùng phù hợp để phòng ngừa suy thận. 
  • Dùng thuốc lợi tiểu: Những trường hợp giảm thể tích tuần hoàn đã được kiểm soát do bù Albumin sẽ được chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu. Loại phổ biến nhất là Aldosterol (Spironolacton) hoặc kết hợp với thuốc lợi tiểu quai Furosemid để đạt hiệu quả tốt nhất. 

2. Hội chứng thận hư thứ phát 

Theo khảo sát, hội chứng thận hư thứ phát đều đáp ứng tốt phác đồ điều trị đặc hiệu bằng Corticoid và các nhóm thuốc ức chế miễn dịch. Loại thuốc Corticoid được sử dụng phổ biến nhất là Prednisolon và Methylprednisolon.

Một phác đồ điều trị thường kéo dài liên tục trong vòng 12 tháng, chia làm 3 đợt chính gồm: 

  • Đợt điều trị tấn công
  • Đợt điều trị củng cố
  • Đợt điều trị duy trì 

Liều dùng thuốc sẽ được chỉ định phù hợp tùy theo mức độ và thể trạng của người bệnh. Trong suốt quá trình điều trị bằng phác đồ Corticoid, người bệnh cần được theo dõi sát sao để phát hiện và xử lý ngay các biến chứng tác dụng phụ như xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, nhiễm khuẩn, rối loạn tâm thần… 

Riêng trường hợp mắc hội chứng thận hư kháng thuốc Corticoid, sẽ được thay thế bằng nhóm thuốc ức miễn dịch như Azathioprin, Cyclophosphamid, Chlorambucil… với liều dùng phù hợp. 

Hội chứng thận hư sống được bao lâu?
Điều trị hội chứng thận hư bằng phác đồ Corticoid đáp ứng tốt với hầu hết các thể bệnh

XEM NGAY: Phác Đồ Điều Trị Hội Chứng Thận Hư Bộ Y Tế (Mới Cập Nhật)

3. Hội chứng thận hư tái phát có biến chứng

Hội chứng thận hư tái phát thường xuyên có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy từng dạng biến chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Chẳng hạn như: 

  • Điều trị biến chứng nhiễm trùng bằng kháng sinh đồ phù hợp, trường hợp nhiễm trùng nặng có thể giảm liều Corticoid và ức chế miễn dịch để kiểm soát triệu chứng trước;
  • Điều trị kiểm soát tác dụng phụ viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng Cushing, loãng xương…;
  • Điều trị biến chứng bệnh lý như suy thận cấp, tắc mạch huyết khối, tăng huyết áp…; 

Dù áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, người bệnh đều sẽ được theo dõi thường xuyên các chỉ số như protein niệu trong 24 giờ, huyết áp, xét nghiệm máu, hồng cầu niệu, mức độ phù và đánh giá mức độ đáp ứng điều trị. Qua đó có hướng điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp. 

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Bị hội chứng thận hư sống được bao lâu?”. Tuổi thọ của người mắc hội chứng thận hư phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là sự chủ động phối hợp điều trị với bác sĩ và chăm sóc tích cực. Chỉ cần áp dụng điều trị đúng chỉ định, người bệnh hoàn toàn có thể sống lâu và khỏe mạnh bình thường. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger