Danh sách 5 bài thuốc đông y trị trào ngược dạ dày tốt nhất
Bài thuốc Đông y trị trào ngược dạ dày sử dụng thảo dược tự nhiên, an toàn và hiệu quả để cân bằng khí huyết, điều chỉnh tỳ vị. Với sự kết hợp hài hòa giữa các vị thuốc, phương pháp này không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể.
Bệnh trào ngược dạ dày theo Đông y
Trào ngược dạ dày (GERD) là hiện tượng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đau rát họng, khó nuốt và viêm loét thực quản. Nguyên nhân gây bệnh bao gồm căng thẳng, ăn uống không điều độ, lối sống không lành mạnh và cơ vòng thực quản dưới suy yếu.
Trong khi Tây y dùng thuốc để ức chế axit, Đông y lại tập trung điều trị từ căn nguyên bệnh. Bằng cách cân bằng khí huyết, cải thiện chức năng các tạng phủ, các bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược tự nhiên, vừa giảm triệu chứng, vừa bồi bổ cơ thể và không gây tác dụng phụ.
Theo quan điểm của Đông y, trào ngược dạ dày không chỉ liên quan đến hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như tỳ, can (gan), thận. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này thường là do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết và thận âm hư.
Đông y hướng tới việc điều hòa khí huyết, điều chỉnh tỳ vị, giúp cân bằng hệ tiêu hóa, giảm thiểu sự trào ngược. Nguyên tắc điều trị chính là:
- Kiện tỳ, hòa vị: Cải thiện chức năng của tỳ vị để giảm triệu chứng trào ngược.
- Sơ can, lý khí: Giải quyết tình trạng can khí uất kết, lưu thông khí huyết.
- Bổ thận âm: Bổ sung năng lượng, phục hồi cơ thể sau bệnh.
Bí quyết khỏi bệnh nhờ 5 bài thuốc đông y trị trào ngược dạ dày
Có nhiều bài thuốc Đông y trị trào ngược dạ dày đã được chứng minh hiệu quả, giúp cải thiện sức khỏe dạ dày một cách an toàn và bền vững. Các bài thuốc phổ biến chẳng hạn như:
1. Sài hồ sơ can tán kết hợp Hương tô tán gia giảm
Bài thuốc này được sử dụng trong trường hợp trào ngược dạ dày thực quản kèm các triệu chứng như đau thượng vị, đau lan sang hai bên sườn, tức ngực, thở dài, chướng bụng, ợ hơi nhiều. Đặc biệt, khi tinh thần căng thẳng, tình trạng bệnh có thể nặng hơn.
Bài thuốc bao gồm:
- Thành phần: Sài hồ 10g, bạch thược 10g, xuyên khung 6g, hương phụ 10g, tô cành 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g, uất kim 10g, huyền hồ 10g, diên hồ sách 10g, ô tặc cốt 15g, cam thảo 6g.
- Cách dùng: Sắc mỗi ngày 1 thang để uống.
2. Bán hạ tả tâm thang gia giảm
Bài thuốc Bán hạ tả tâm thang gia giảm được chỉ định để kiểm soát các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, đau nóng rõ rệt vùng ngực, đau bụng âm ỉ, thích chườm ấm, đau tăng khi đói và giảm khi ăn.
Bài thuốc đông y trị trào ngược dạ dày này cũng giúp kiểm soát tình trạng buồn nôn, chán ăn, tay chân lạnh và đại tiện nát.
Bài thuốc như sau:
- Thành phần: Bán hạ 10g, hoàng liên 6g, hoàng cầm 10g, ngô thù du 3g, trần bì 10g, phục linh 15g, huyền hồ 10g, chỉ thực 10g, ô tặc cốt 15g.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
3. Nhất quán tiễn kết hợp Thược dược cam thảo thang gia giảm
Bài thuốc này được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, đặc biệt hiệu quả với những người có triệu chứng đau âm ỉ ở vùng sau ngực hoặc dạ dày.
Người bệnh thường cảm thấy miệng khô khát, lòng bàn tay và bàn chân nóng, kèm theo tình trạng mệt mỏi và đại tiện táo. Bài thuốc không chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng mà còn hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.
Bài thuốc như sau:
- Thành phần: Sa sâm 15g, sinh địa 15g, đương quy 10g, thược dược 10g, xuyên liên tử 10g, mạch môn 10g, ô tặc cốt 15g, trần bì 10g, bán hạ 10g và cam thảo 6g.
- Cách dùng: Để phát huy hiệu quả tối ưu, người bệnh nên sắc uống mỗi ngày 1 thang, giúp dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất từ các vị thuốc.
4. Đan chi tiêu dao tán kết hợp Tả kim hoàn gia giảm
Bài thuốc đông y trị trào ngược dạ dày này được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng như nóng rát thực quản, hồi hộp, dễ cáu gắt, miệng khô, vị đắng, đại tiện táo. Người bệnh có thể thấy lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, và mạch huyền hoặc sác.
Bài thuốc như sau:
- Thành phần: Đan bì 10g, chi tử 10g, sài hồ 10g, bạch thược 10g, xích thược 10g, trần bì 10g, bán hạ 10g, phục linh 15g, đương quy 10g, huyền hồ 10g, chỉ thực 10g, bạch truật 15g, hoàng liên 6g, ngô thù du 3g, ô tặc cốt 15g.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
5. Đan sâm ẩm kết hợp Thất tiếu tán gia giảm
Bài thuốc đông y trị trào ngược dạ dày này phù hợp với người bệnh có triệu chứng đau nhói vùng sau ngực, bụng đầy chướng, cơ thể gầy yếu.
Những bệnh nhân còn gặp khó khăn trong việc nuốt, thậm chí có thể nôn ra máu, lưỡi tím với các điểm ứ huyết. Sử dụng bài thuốc này giúp làm giảm triệu chứng, cải thiện sức khỏe và hỗ trợ quá trình hồi phục hiệu quả hơn.
Bài thuốc như sau:
- Thành phần: Đan sâm 15g, sa nhân 6g, đàn hương 10g, bồ hoàng 10g, ngũ linh chi 10g, xuyên liên tử 10g, huyền hồ 10g, uất kim 10g và đương quy 10g.
- Cách dùng: Người bệnh nên sắc uống mỗi ngày 1 thang, để thu được hiệu quả tối ưu từ các vị thuốc quý.
Bài thuốc đông y trị trào ngược dạ dày theo nguyên nhân
Sau khi chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây trào ngược dạ dày, thầy thuốc có thể chỉ định các bài thuốc phù hợp để kiểm soát các triệu chứng. Bài thuốc bao gồm:
1. Trào ngược do thực phẩm
Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, cùng với rượu bia không chỉ làm hỏng khẩu vị mà còn gây rối loạn chức năng dạ dày và thực quản. Để điều trị tình trạng trào ngược dạ dày thực quản do các kích ứng thực phẩm.
Để cải thiện tình trạng này, đông y sử dụng bài thuốc:
- Sinh khung: 4g
- Hoàng kỳ: 15g
- Trần bì, chỉ xác: Mỗi vị 10g
- Lá lốt, xương bồ, đương quy: Mỗi vị 12g
- Tía tô, Hoài sơn, ngũ sắc, biển đậu, bạch truật, lá đắng, sâm đại hành mỗi vị 16g
- Sắc thành thuốc, dùng uống 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn, sử dụng liên tục trong 2 ngày
Lưu ý: Cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các thực phẩm gây kích ứng để nâng cao hiệu quả điều trị.
2. Trào ngược do căng thẳng thần kinh
Thần kinh căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trào ngược dạ dày. Khi cơ thể bị stress, trương lực co bóp của dạ dày tăng lên, khiến dịch dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản.
Để khắc phục tình trạng này, có thể áp dụng bài thuốc Đông y dưới đây:
- Bán hạ chế, chỉ xác mỗi vị 10g
- Phòng sâm, hắc táo nhân, mỗi vị 20g
- Cam thảo, viễn chi, trần bì mỗi vị 12g
- Liên nhục, hoài sơn, bạch truật, sát căn, ngưu tất mỗi vị 16g
- Sắc thành thuốc, chia thành 2 lần, dùng uống trong ngày, sử dụng trong hai ngày liên tục
3. Trào ngược do suy nhược cơ thể
Cơ thể suy nhược kéo dài làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ vòng thực quản và dẫn đến trào ngược dạ dày.
Để kiểm soát tình trạng này, đông y sử dụng bài thuốc:
- Rau má: 20g
- Trần bì, chi tử, bán hạ mỗi vị 10g
- Râu bắp, bạch thược, đan bì mỗi vị 12g
- Cam thảo, mã đề, bạch truật, đương quy, hoài sơn, liên nhục mỗi vị 16g
- Sắc thành thuốc, chia thành 2 lần dùng uống trong ngày
Lưu ý khi sử dụng bài thuốc Đông y trị trào ngược dạ dày
Mặc dù bài thuốc Đông y có thể mang lại hiệu quả cao và an toàn, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc khi sử dụng để đạt được kết quả tốt nhất:
- Trao đổi với thầy thuốc: Trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc Đông y nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia Đông y để được chẩn đoán chính xác và kê đơn phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân.
- Kiên trì sử dụng: Khác với Tây y, các bài thuốc Đông y yêu cầu thời gian để phát huy hiệu quả. Người bệnh cần kiên trì sử dụng theo chỉ dẫn và tránh bỏ dở giữa chừng.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý: Kết hợp điều trị bằng Đông y với chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các thực phẩm có độ axit cao, dầu mỡ, cay nóng và các chất kích thích. Ngoài ra, cần giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng và xây dựng thói quen sinh hoạt điều độ.
Bài thuốc Đông y trị trào ngược dạ dày là phương pháp tự nhiên, an toàn, giúp giảm triệu chứng và bồi bổ cơ thể. Lựa chọn bài thuốc phù hợp với từng cơ địa sẽ mang lại hiệu quả lâu dài, đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể và giúp người bệnh sống khỏe mạnh hơn.
Tham khảo thêm:
- Lưu ngay 7 cách trị trào ngược dạ dày tại nhà hay từ dân gian
- Trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì? Chuyên gia tư vấn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!