Lưu ngay 7 cách trị trào ngược dạ dày tại nhà hay từ dân gian

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Trào ngược dạ dày thực quản Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Cách trị trào ngược dạ dày tại nhà từ trà thảo mộc, lá cây, thực phẩm hay tập luyện đều đang được dân gian áp dụng triệt để. Chúng có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ khắc phục triệu chứng bệnh một cách tự nhiên.

Chữa trào ngược tại nhà có hiệu quả không?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng khá phổ biến và có thể gây ra nhiều triệu chứng khiến người bệnh khó chịu, chẳng hạn như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, đau thượng vị, khàn giọng, ho… Các triệu chứng bệnh có thể tăng nặng hơn vào ban đêm khi nằm ngủ và có thể dẫn đến viêm loét thực quản, hẹp thực quản, viêm họng cùng một số biến chứng nghiêm trọng khác nếu bệnh không được kiểm soát tốt.

cách trị trào ngược dạ dày tại nhà
Cách trị trào ngược dạ dày tại nhà có thể cho hiệu quả tốt đối với các đối tượng bị nhẹ, phù hợp cơ địa

Một số cách trị trào ngược dạ dày tại nhà có thể giúp ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng rõ ràng đối với các trường hợp nhẹ và hiệu quả đem lại cũng khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa, mức độ trào ngược axit cũng như cách thức áp dụng của từng người.

Trường hợp bị trào ngược dạ dày nặng, bệnh nhân cần kết hợp toàn diện giữa giải pháp khắc phục trào ngược dạ dày tại nhà với thuốc và các phương pháp điều trị chuyên sâu khác. Quá trình chữa trị cần có sự hướng dẫn và giám sát chặt chẽ của bác sĩ nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn và tránh phát sinh các biến chứng nghiêm trọng.

XEM THÊM: Top 7 loại thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất, dứt điểm bệnh

7 Cách trị trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản mà hay

Trong dân gian hiện đang lưu truyền rất nhiều cách trị trào ngược dạ dày thực quản tại nhà. Bệnh nhân được khuyến cáo nên bắt đầu từ những việc đơn giản nhất như thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn kết hợp sử dụng trà thảo mộc hay các bài thuốc từ cây, lá tự nhiên.

1. Thay đổi lối sống giúp khắc phục trào ngược dạ dày tại nhà

Duy trì một lối sống lành mạnh mang đến những tác dụng tích cực đối với người bị trào ngược dạ dày. Điều này không chỉ giúp kiểm soát triệu chứng mà còn góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể cho người bệnh.

Dưới đây là một số việc bệnh nhân nên làm:

  • Giảm cân: Thừa cân có thể làm tăng áp lực lên dạ dày và khiến van dạ dày thực quản bị suy yếu, tạo điều kiện cho axit cùng dịch vị trong bao tử dễ dàng chảy ngược lên trên. Do vậy, nếu đang bị thừa cân, béo phì, người bệnh nên có kế hoạch giảm cân ngay. Ưu tiên các hình thức giảm cân từ từ, khoa học và an toàn để tránh gây hại cho sức khỏe.
  • Ngừng hút thuốc: Khói thuốc có thể làm tăng nặng triệu chứng trào ngược. Tốt nhất, bệnh nhân nên cai nghiện thuốc lá ngay từ khi mới phát hiện bệnh để bảo vệ sức khỏe. Các trường hợp không hút thuốc cũng nên tránh xa khu vực có khói thuốc lá.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục đều đặn có thể giúp cải thiện tiêu hóa, giảm thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày, qua đó cải thiện tình trạng trào ngược axit cùng các triệu chứng liên quan như khó tiêu, đầy bụng. Tuy nhiên, hãy tránh tập thể dục ngay sau bữa ăn.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress: Song song với thời gian làm việc, học tập, người bệnh cũng nên dành ra một khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tái tạo năng lượng và giải tỏa áp lực. Tránh để thần kinh bị căng thẳng quá mức khiến các dấu hiệu trào ngược dạ dày trở lên nghiêm trọng hơn.

2. Bổ sung các thực phẩm có tính kiềm vào bữa ăn

Đây cũng là một trong những cách trị trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản nhưng cho hiệu quả bất ngờ. Việc bổ sung các thực phẩm có tính kiềm vào trong thực đơn hàng ngày có thể giúp trung hòa axit dư thừa và cân bằng nồng độ pH trong dạ dày, qua đó hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh.

chữa trào ngược dạ dày tại nhà
Bổ sung các thực phẩm có tính kiềm vào trong bữa ăn có thể giúp trung hòa axit và hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Các thực phẩm có tính kiềm tốt cho người bị trào ngược dạ dày bao gồm:

  • Rau xanh: Rau bina, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh,…
  • Các loại củ: Khoai lang, cà rốt, khoai tây.
  • Trái cây: Chuối, táo, bơ.
  • Hạt: Hạnh nhân, hạt chia và các loại đậu.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo nâu.

Khi xây dựng chế độ ăn hằng ngày, người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều axit.
  • Không ăn đồ sống, đảm bảo các thức ăn đã được nấu chín hoàn toàn và đảm bảo vệ sinh trước khi dùng.
  • Hạn chế sử dụng dầu mỡ và gia vị cay khi chế biến thức ăn.
  • Không ăn quá no. Có thể chia các bữa chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày.
  • Không làm việc nặng hoặc đi làm ngay sau khi ăn.
  • Tránh ăn quá khuya.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ ngọt, cà phê và các thức uống có ga.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể. Tránh uống quá nhiều nước ngay trước hoặc trong bữa ăn.

Khi thay đổi chế độ ăn, người bệnh nên theo dõi phản ứng của cơ thể nhằm có sự điều chỉnh cho phù hợp. Nếu triệu chứng trào ngược không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn một chế độ dinh dưỡng có lợi nhất.

3. Cách điều trị trào ngược dạ dày tại nhà bằng trà thảo mộc

Một số loại trà thảo mộc không chỉ giúp bổ sung chất lỏng cho cơ thể mà còn có tác dụng trung hòa axit, xoa dịu cơn đau thượng vị, giảm căng thẳng và hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Nếu đang tìm kiếm các giải pháp khắc phục bệnh tự nhiên, an toàn, người bệnh không nên bỏ qua các loại trà dưới đây:

Trà hoa cúc:

  • Tác dụng: Giúp giảm viêm, thư giãn cơ vòng thực quản và dạ dày, làm giảm cảm giác khó chịu.
  • Cách sử dụng: Pha một túi trà hoa cúc hoặc vài bông cúc khô với nước nóng, để trong khoảng 5-10 phút rồi uống. Có thể uống 2- 3 lần mỗi ngày, tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Trà gừng:

  • Tác dụng: Hỗ trợ tiêu hóa, giảm cảm giác buồn nôn, giảm đau, trung hòa axit, ngăn ngừa viêm loét dạ dày.
  • Cách sử dụng: Thái 4 – 5 lát gừng tươi, cho vào ấm nước sôi và ủ trong khoảng 10-15 phút. Uống 1-2 lần mỗi ngày. Có thể thêm một ít mật ong để dễ uống hơn.

Trà nghệ:

  • Tác dụng: Chống oxy hóa, kháng viêm, hỗ trợ làm lành niêm mạc dạ dày – thực quản và giảm triệu chứng trào ngược.
  • Cách sử dụng: Pha 2 thìa cà phê bột nghệ vàng hoặc tinh bột nghệ với nước nóng, khuấy đều. Uống 1 lần mỗi ngày. Có thể thay thế nước nóng bằng sữa ấm và uống trước khi đi ngủ từ 30 phút – 1 tiếng để ngăn ngừa trào ngược dạ dày vào ban đêm.

Trà cam thảo:

  • Tác dụng: Giảm ợ nóng, chống viêm, làm dịu cơn đau dạ dày, bảo vệ và kích thích tái tạo vùng niêm mạc tổn thương.
  • Cách sử dụng: Pha một túi trà cam thảo hoặc vài lát rễ cam thảo khô với nước nóng và để trong khoảng 10 phút. Rót trà uống 2 – 3 lần mỗi ngày. Không nên uống quá nhiều trà cam thảo vì có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp và một số tác dụng phụ khác.

Trà thì là:

  • Tác dụng: Giảm đầy bụng, hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Cách sử dụng: Pha hoa, thân cây hoặc hạt thì là vào nước nóng, để trong khoảng 10 phút. Uống vài lần trong ngày cho hết. 

ĐỪNG BỎ QUA: Gợi ý 5 cách trị trào ngược dạ dày bằng mật ong dễ thực hiện

4. Cách trị chứng trào ngược dạ dày tại nhà bằng các loại lá cây

Thêm một cách trị trào ngược dạ dày ở nhà dễ làm nhưng cho hiệu quả tích cực để người bệnh tham khảo đó là dùng các loại lá cây. Không ít người đã kiểm soát được tình trạng trào ngược axit chỉ từ những loại lá quen thuộc, có sẵn trong vườn nhà.

Lá mơ lông: 

  • Tác dụng: Giàu vitamin C, caroten, chất xơ, sulfur dimethyl disulphit và nhiều hoạt chất quý khác, lá mơ lông có tác dụng giảm triệu chứng bệnh bằng cách trung hòa axit, kháng viêm và kích thích tiêu hóa, đồng thời giảm ho do trào ngược dạ dày.
  • Cách dùng: Rửa sạch 1 nắm lá mơ lông, nhai trực tiếp hoặc xay nhuyễn lấy nước cốt uống ngày 2 lần trước bữa ăn khoảng 30 phút.
cách trị chứng trào ngược dạ dày tại nhà bằng lá mơ lông
Lá mơ lông có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm đau thượng vị, cải thiện triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày

Lá tía tô:

  • Tác dụng: Sử dụng lá tía tô đúng cách có thể giúp hỗ trợ cải thiện đáng kể tình trạng ợ chua, ợ nóng, ăn lâu tiêu do trào ngược dạ dày gây ra. Đặc tính kháng viêm tự nhiên của lá còn giúp ngăn ngừa, ức chế sự phát triển của các vết loét trong dạ dày, thực quản.
  • Cách dùng: Rửa sạch 10 – 20g lá tía tô rồi đem nấu với 1 lít nước, đun sôi trong 10 phút. Chia nước thu được làm 2 – 3 lần uống.

Lá trầu không:

  • Tác dụng: Chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm triệu chứng trào ngược.
  • Cách sử dụng: Nhai trực tiếp 2 lá trầu không bánh tẻ hoặc nấu nước uống sau bữa ăn trưa khoảng 1 tiếng.

Lưu ý: Trước khi sử dụng các loại lá này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Đặc biệt là khi bạn đang điều trị bệnh hoặc dùng thuốc tây.

5. Duy trì tư thế ngủ phù hợp và sử dụng gối chống trào ngược

Khi chữa trào ngược dạ dày tại nhà, việc điều chỉnh tư thế ngủ kết hợp sử dụng gối chống trào ngược có thể hữu ích. Điều này không chỉ giúp ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ và còn giúp cải thiện tình trạng ho, khó thở, ngủ ngáy do ảnh hưởng của bệnh, đồng thời mang đến cho bệnh nhân một giấc ngủ ngon hơn.

Tư thế nằm ngủ lý tưởng nhất cho người bị trào ngược dạ dày đó là nằm nghiêng sang trái. Khi nằm, đầu gối hơi co lại để giảm áp lực lên cơ vòng thực quản và giúp dạ dày luôn nằm dưới thực quản, qua đó tránh được tình trạng trào ngược dịch dạ dày.

Khi ngủ, bệnh nhân nên tránh tư thế nằm ngửa. Có thể nâng đầu giường lên cao từ 15-20 cm hoặc sử dụng gối chống trào ngược, một sản phẩm được thiết kế đặc biệt để tạo độ dốc cho cơ thể, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản.

6. Xoa bóp, bấm huyệt giảm trào ngược dạ dày 

Cách trị trào ngược dạ dày tại nhà bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt hiện đang được ứng dụng rộng rãi. Phương pháp này tác động đến các huyệt đạo phản chiếu với dạ dày và thực quản nằm ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, qua đó giúp cân bằng khí huyết, kiện tỳ vị, giảm đau thượng vị, đầy hơi, ợ chua, ổn định chức năng bài tiết dịch vụ và tiêu hóa ở dạ dày.

mẹo trị trào ngược dạ dày tại nhà bằng bấm huyệt
Phương pháp bấm huyệt giúp ổn định khí huyết, tăng cường chức năng hoạt động của tỳ vị, chống trào ngược dạ dày hiệu quả
  • Các huyệt vị cần tác động: Huyệt Nội quan, Trung quản, Thái xung, Đản trung, Túc tam lý.
  • Cách thực hiện: Người hỗ trợ sử dụng ngón tay cái hoặc ngón trỏ lần lượt day ấn vào từng huyệt đạo, mỗi vị trí giữ trong 1 – 2 phút với lực tác động vừa phải. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để nhanh chóng đẩy lùi được chứng trào ngược axit dạ dày.

** Lưu ý:

  • Người mang thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc có tổn thương, nhiễm trùng ngoài vùng huyệt đạo cần bấm không nên thực hiện.
  • Tránh bấm huyệt lúc bụng đang đói.
  • Sử dụng lực bấm vừa phải. Không bấm quá mạnh gây đau đớn hoặc bầm tím da.
  • Quá trình bấm huyệt chữa trào ngược dạ dày nên thực hiện dưới sự hướng dẫn hoặc hỗ trợ của các chuyên gia, thầy thuốc YHCT có kinh nghiệm.

7. Tập yoga – Cách trị trào ngược dạ dày ở nhà đơn giản

Bên cạnh việc duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng, người bệnh có thể thêm các bài tập yoga có tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày vào kế hoạch luyện tập mỗi ngày để khắc phục bệnh tại nhà. Tập yoga giúp giảm căng thẳng, tăng cường chức năng tiêu hóa, kích thích lưu thông khí huyết, giảm đau bụng và cải thiện sức mạnh cho các cơ van dạ dày, giúp van đóng mở đúng cách.

Bài 1: Hít thở sâu

  • Bệnh nhân ngồi trên một mặt phẳng ở tư thế thẳng lưng. Khoanh tròn 2 chân lại và đặt lòng bàn chân lên hai bên đùi. Hai tay thả lỏng trên đầu gối.
  • Hút thở sâu và nhịp nhàng. Khi hít vào, bụng và lồng ngực nở ra. Khi thở ra, bụng hóp lại nhẹ nhàng.

Bài 2: Tư thế rắn hổ mang

  • Nằm sấp trên thảm tập, 2 tay đặt ngang ngực và dùng lực chống để nâng phần thân trên lên cao.
  • Kéo căng cơ thể hết mức trong khi vùng đùi vẫn chạm sàn.
  • Duy trì tư thế trên trong khoảng 30 giây kết hợp hít thở sâu và đều đặn.
  • Lặp lại bài tập từ 5 – 10 lần liên tục.

Bài 3: Tư thế gập bụng

  • Ngồi trên thảm với tư thế thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng ra trước và khép sát vào nhau.
  • Hít một hơi thật sâu rồi gập người về phía trước hết mức sao cho tay chạm vào được hai bàn chân.
  • Giữ động tác trên trong khoảng 5 – 10 giây rồi thả lỏng.
  • Quay trở lại tư thế ban đầu và tập luyện thêm vài lần nữa.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp tập luyện các bài tập yoga khác như tư thế vòng cung, tư thế ván ngược, tư thế châu chấu hay động tác co gối… Chúng đều có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày tại nhà.

Lưu ý khi áp dụng mẹo trị trào ngược dạ dày tại nhà

Để điều trị triệt để bệnh trào ngược dạ dày và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần lưu ý:

  • Thăm khám ngay khi có dấu hiệu ban đầu để đánh giá chính xác mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
  • Những mẹo trị trào ngược dạ dày tại nhà chỉ mang tính chất hỗ trợ, giúp nâng cao hiệu quả của phác đồ điều trị y khoa. Người bệnh không nên tự ý áp dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Các phương pháp tự nhiên thường cho hiệu quả chậm, đòi hỏi sự kiên trì và tần suất áp dụng đều đặn trong thời gian dài để thấy được sự tiến triển rõ ràng của bệnh.
  • Thận trọng khi dùng các loại trà thảo mộc hay những bài thuốc trị bệnh từ lá cây kết hợp chung với thuốc bác sĩ kê đơn. Chúng có thể tương tác và gây tác dụng phụ có hại hoặc làm giảm hiệu quả điều trị.

Những cách trị trào ngược dạ dày tại nhà được áp dụng kiên trì và áp dụng đúng cách có thể đem đến những lợi ích nhất định cho người bệnh. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được một phương pháp chữa bệnh dân gian phù hợp, an toàn và cho hiệu quả thật sự.

THAM KHẢO THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger