Các Cách Kiểm Tra Thận Yếu Hiệu Quả Và Chính Xác Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận yếu Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Các cách kiểm tra thận yếu được áp dụng phổ biến như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra chức năng gan thận… Đồng thời, bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng và dấu hiệu thận yếu sớm để hỗ trợ tối đa cho quá trình chẩn đoán, điều trị phù hợp.

Cách kiểm tra thận yếu
Các cách kiểm tra thận yếu nên được thực hiện định kỳ hoặc ngay khi có biểu hiện bất thường

Tổng hợp các cách kiểm tra thận yếu chính xác nhất

Kiểm tra chức năng thận là bước quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh thận yếu. Bước này được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn, có kinh nghiệm, đưa ra các y lệnh và chỉ định cần thiết để đánh giá chức năng thận, mức độ tổn thương của các tế bào mô thận. Từ đó chẩn đoán chính xác mức độ thận yếu hoặc các bệnh lý về thận khác (nếu có). 

Tại các bệnh viện chuyên khoa Thận – Tiết niệu, có rất nhiều cách kiểm tra thận yếu đơn giản, chính xác và không tốn nhiều thời gian. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp kiểm tra phù hợp nhất: 

1. Cách kiểm tra thận yếu tại nhà

Thận yếu khiến sự cân bằng các chất điện giải trong cơ thể bị rối loạn nghiêm trọng. Nếu nghi ngờ mắc chứng thận yếu nhưng chưa có điều kiện để thăm khám tại bệnh viện, hãy thực hiện cách kiểm tra đơn giản sau: 

Cách kiểm tra thận yếu
Người bệnh có thể tự kiểm tra thận yếu tại nhà bằng cách quan sát tính chất nước tiểu
  • Chuẩn bị 1 ly nước sạch, nên chọn dùng ly thủy tinh để dễ dàng quan sát sự thay đổi bên trong; 
  • Cho một ít nước tiểu vào bên trong, khuấy đều lên rồi quan sát. 
  • Nếu thấy nước sạch chứng tỏ bạn vẫn khỏe mạnh bình thường, nhưng nếu nước nổi váng mỡ, bị vẩn đục chứng tỏ thận suy yếu; 

Lưu ý: Mẹo kiểm tra chức năng thận này chỉ đem lại kết quả khoảng 80%. Để chính xác hơn, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và thực hiện các chỉ định xét nghiệm phù hợp. 

2. Kiểm tra thông qua đánh giá các triệu chứng sớm

Người bệnh cũng có thể đánh giá các mức độ thận yếu thông qua các triệu chứng thận yếu sớm tại nhà như: 

Cách kiểm tra thận yếu
Chẩn đoán bệnh thận yếu thông qua các triệu chứng như đau nhức eo lưng, tay chân lạnh, tiểu đêm, suy nhược cơ thể…
  • Tần suất đi tiểu tăng lên, nhất là vào ban đêm. Kèm theo đó là các triệu chứng thay đổi tính chất nước tiểu như đổi màu, tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu hoặc nước tiểu nổi bọt. 
  • Chóng mặt, ù tai, hoa mắt, khó giữ thăng bằng, loạng choạng, buồn nôn do Chức năng thận suy yếu khiến quá trình tuần hoàn máu đến tim và não bị cản trở
  • Đau lưng, mỏi gối
  • Ớn lạnh, lạnh tay chân da dẻ xanh xao
  • Suy giảm chức năng sinh lý, khởi phát các bệnh lý như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, chứng di tinh, mộng tinh, liệt dương, khó có con… 
  • Khó thở, hen suyễn, thở khò khè, tức ngực…, kèm theo vã mồ hôi lạnh. 
  • Khó ngủ, mất ngủ, hay gặp ác mộng
  • Táo bón:
  • Khô da, ngứa da
  • Phù nề toàn thân

Để đánh giá một người có mắc bệnh thận yếu hay không, bệnh nhân phải có ít nhất từ 1 – 2 triệu chứng trở lên. Vì các triệu chứng ở giai đoạn sớm thường khó phát hiện và cũng chưa đủ để tự chẩn đoán bệnh.

Có thể bạn quan tâm: Thận Yếu Có Ảnh Hưởng Đến Tinh Trùng Không?

3. Các xét nghiệm kiểm tra chức năng thận tại bệnh viện

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ quan sát và đánh giá các triệu chứng thận yếu, kiểm tra tiền sử gia đình, đã từng thực hiện can thiệp phẫu thuật hay chưa… để có thêm cơ sở dữ liệu chẩn đoán bệnh. Đồng thời, chỉ định thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra chức năng thận sau: 

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm sinh hoá máu là phương pháp được chỉ định để chẩn đoán bệnh thận yếu. Theo các phân tích khoa học, trong máu chứa ure máu (Blood urea nitrogen BUN), creatinin… là những sản phẩm của quá trình chuyển hóa đạm trong cơ thể.

Ở một người bình thường, các chỉ số này sẽ ở mức độ bình thường, nhưng ở người bệnh thận yếu, chỉ số này sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Dựa vào các chỉ số này, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác mức độ thận yếu và các nguy cơ bệnh lý khác.

Cách kiểm tra thận yếu
Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra chỉ số creatinin, ure huyết thanh, nồng độ pH và các chất điện giải để đánh giá chức năng lọc thải của thận

# Xét nghiệm chỉ số ure máu 

Ure máu là một trong những sản phẩm thoái hóa của protein. Chất này được lọc bởi cầu thận và tống thải thông qua nước tiểu. Đối với người bình thường, chỉ số chức năng thận bình thường sẽ dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/ L.

Nhưng nếu có vấn đề về thận như thận yếu, sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận, viêm ống thận…, chỉ số ure máu sẽ tăng cao hơn mức bình thường. Ngược lại, nếu chỉ số ure máu thấp hơn mức trung bình, đây có thể là dấu hiệu của việc cơ thể thiếu protein hoặc suy giảm chức năng gan. 

# Xét nghiệm chỉ số Creatinin huyết thanh

Khác với ure máu, creatinin lại là sản phẩm của quá trình thoái hóa creatin của các cơ, được lọc thải qua thận. Chỉ số creatinin ở người bình thường đối với nữ giới là 0.5 – 1.1 mg/dl, ở nam giới là 0.6 – 1.2mg/ dl.

Nồng độ creatinin tăng quá cao khiến chức năng thận bị rối loạn, chỉ số creatinin trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Dựa vào chỉ số creatinin bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ thận yếu. Cụ thể như sau:

  • Chỉ số creatinin < 130 mmol/L = thận yếu cấp độ I; 
  • Chỉ số creatinin < 130 – 299 mmol/L = thận yếu cấp độ II; 
  • Chỉ số creatinin < 300 – 499 mmol/L = thận yếu cấp độ IIIa; 
  • Chỉ số creatinin < 500 – 899 mmol/L = thận yếu cấp độ IIIb; 
  • Chỉ số creatinin < 900 mmol/L = thận yếu cấp độ IV; 

# Xét nghiệm chỉ số acid uric

Xét nghiệm chỉ số acid uric trong máu cũng là một trong những phương pháp đánh giá chẩn đoán bệnh thận yếu. Chỉ số acid uric trong máu của nữ giới khoảng 150 – 360 mmol/L, của nam giới là 180 – 420 mmol/L.

Ở những người bị thận yếu mức độ nặng dẫn đến suy thận, bệnh vảy nến, bệnh gout… thường có chỉ số acid uric tăng cao bất thường. 

# Độ lọc cầu thận (GRF)

Phương pháp này được áp dụng để đo lượng máu được thận lọc trong đơn vị thời gian nhất định. 

  • Trường hợp GRF >= 90 là bình thường; 
  • Trường hợp GRF < 60 là suy giảm chức năng thận; 
  • Trường hợp GRF < 15 là suy thận giai đoạn cuối; 

XEM THÊM: Các Dấu Hiệu Thận Yếu Ở Phụ Nữ Và Cách Chữa Tốt Nhất

# Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan 

Thông thường, chỉ số pH trong máu ở mức bình thường chỉ ở khoảng 7.37 – 7.43. Nhưng khi bị tổn thương, suy giảm chức năng, chỉ số này trong máu sẽ tăng lên. Qua đó bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện các vấn đề sức khỏe của thận. 

# Điện giải đồ

Ngoài các chất trên, sự tồn tại của các chất điện giải trong máu cũng là cơ sở để đánh giá chẩn đoán bệnh thận yếu. Cụ thể như sau: 

  • Natri (sodium): Ở người bình thường, chỉ số natri máu dao động ở mức 135 – 145 mmol/L. Nếu thận yếu nghiêm trọng hoặc/ và có dấu hiệu suy thận, chỉ số natri máu giảm thấp, do bị thất thoát qua thận, da, đường tiêu hóa hoặc do dư thừa nước. 
  • Kali (potassium): Chỉ số kali máu ở người khỏe mạnh bình thường ở mức khoảng 3.5 – 4.5 mmol/L. Nhưng ở người mắc chứng thận yếu, có biến chứng suy thận sẽ làm tăng chỉ số kali máu. Nguyên nhân là do thận yếu khiến chức năng đào thải kali suy giảm nghiêm trọng. 
  • Canxi máu: Người bình thường có nồng độ canxi máu thường dao động ở mức 2.2 – 2.6 mmol/L. Nhưng người mắc bệnh thận yếu thì chỉ số này giảm xuống rất nhanh, kèm theo tăng chỉ số phosphat. 

Xét nghiệm nước tiểu

Một người mắc bệnh thận yếu sẽ được biểu hiện thông qua các chỉ số sau đây:

Cách kiểm tra thận yếu
Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra nồng độ đạm niệu, so sánh tỷ trọng nước tiểu để đánh giá mức độ thận yếu
  • Nồng độ đạm niệu trong 24 tiếng: Chỉ số protein trong nước tiểu ở người bình thường thường duy trì ở mức từ 0.05 – 0.08g/l/24h khi đang nghỉ ngơi và < 0.3g/l/24h đối với người đang tập thể dục. Tuy nhiên, người mắc bệnh thận yếu hoặc các bệnh lý về thận khác thường có chỉ số protein niệu > 0.3g/l/24h. 
  • Tỷ trọng nước tiểu: Đây là bước xét nghiệm quan trọng cần được thực hiện để đánh giá thận yếu. Bình thường, tỷ trọng nước tiểu là 1.01 – 1.020. Nhưng nếu có dấu hiệu thận yếu sớm, nước tiểu thường giảm bớt sự cô đặc và làm giảm tỷ trọng. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như nghiệm pháp cô đặc nước tiểu, pha loãng nước tiểu, so sánh tỷ trọng nước tiểu ban ngày và ban đêm… 

4. Các xét nghiệm hình ảnh

Người mắc bệnh thận yếu cũng được chỉ định thực hiện các xét nghiệm hình ảnh để có đầy đủ cơ sở dữ liệu để chẩn đoán bệnh. 

  • Siêu âm bụng: Nhằm quan sát hình dạng và phát hiện các tổn thương tại chức năng thận. Hình ảnh siêu âm ở người bệnh thận yếu thường có kích thước nhỏ, giúp phát hiện các tổn thương thận yếu sớm, chứng đa nang bẩm sinh, di truyền, thậm chí thận mạn tính, có khối u, sỏi thận… 
  • Chụp CT scan: Sử dụng tia X để thu hình ảnh rõ rệt của toàn bộ hệ tiết niệu. Cách này thường chỉ được áp dụng trong trường hợp thận yếu kèm biến chứng suy thận, tắc nghẽn đường tiết niệu và đánh giá chức năng thận. 
  • Xạ hình thận: Kỹ thuật xạ hình thận được thực hiện bằng đồng vị phóng xạ và chỉ được chỉ định thực hiện đánh giá chức năng mỗi bên thận. Phương pháp này cho phép quan sát bộ lọc của thận và đánh giá chức năng của từng thận. Một số trường hợp được chỉ định thêm nghiệm pháp tiêm thuốc lợi tiểu để đánh giá mức độ tắc nghẽn niệu quản, giúp chẩn đoán mức độ tổn thương thận hiệu quả. 

5. Sinh thiết thận

Sinh thiết thận là thủ thuật lấy mẫu nhỏ mô thận, đưa vào kính hiển vi để phân tích và phát hiện các tổn thương, bệnh lý về thận. Kỹ thuật này thường được chỉ định khi các xét nghiệm máu, nước tiểu hay chẩn đoán hình ảnh.

Những trường hợp thận yếu có biến chứng suy thận hoặc đã từng ghép thận sẽ chỉ định trực tiếp sinh thiết thận. 

Cách kiểm tra thận yếu
Sinh thiết thận là kỹ thuật chẩn đoán cuối cùng được chỉ định khi các xét nghiệm khác không có kết quả

Trước khi sinh thiết, bệnh nhân phải nhịn ăn uống ít nhất 8 tiếng, ngưng sử dụng một số loại thuốc như thuốc aspirin, thuốc chống đông máu… để đảm bảo tính chính xác của kết quả chẩn đoán. Kỹ thuật này được thực hiện như sau: 

  • Tiêm thuốc gây tê tại chỗ tại vùng thận sẽ được sinh thiết; 
  • Kết hợp siêu âm để xác định đúng vị trí châm kim vào thận; 
  • Bệnh nhân nín thở khi kim sinh thiết được đưa vào thận, thời gian lấy sinh thiết thận khoảng 20 – 30 giây;
  • Thao tác này được thực hiện khoảng 2 – 3 lần tại cùng 1 vết rạch để đảm bảo có đủ lượng mô tế bào cần thiết; 
  • Sau khi hoàn thành, tiến hành cầm máu và sát trùng, băng bó vết thương lại. 

Lưu ý khi kiểm tra chức năng thận

Để đảm bảo đạt được hiệu quả tối đa khi thực hiện các xét nghiệm chức năng thận, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Chẳng hạn như: 

Cách kiểm tra thận yếu
Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trong quá trình làm xét nghiệm để đạt kết quả chẩn đoán chính xác
  • Nhịn ăn trước khi thực hiện các xét nghiệm về chức năng thận ít nhất 8 – 10 tiếng. Điều này giúp đảm bảo thận không bị lẫn bất kỳ tạp chất nào.
  • Tránh các loại thực phẩm giàu đạm vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu gây sai lệch trong kết quả xét nghiệm. 
  • Không sử dụng chất kích thích để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm chẩn đoán. 
  • Chọn những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, có đầy đủ các thiết bị, máy móc tân tiến, đội ngũ bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm để đạt kết quả chính xác nhất. 
  • Chi phí xét nghiệm chẩn đoán chức năng thận có nhiều mức giác khác nhau tùy theo từng phương pháp. Hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về chi phí, quy trình thực hiện cũng như giải đáp mọi thắc mắc khác.

Các cách kiểm tra thận yếu hiện nay được áp dụng linh hoạt tùy theo tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ. Sau khi có kết quả chẩn đoán, người bệnh sẽ được xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, kết hợp với các phương pháp chăm sóc tại nhà như ăn uống, sinh hoạt khoa học… để ngăn ngừa biến chứng khó lường về sau. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger