Thận Yếu Gây Mụn: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận yếu Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thận yếu gây mụn là một trong những dấu hiệu của rối loạn chức năng thận thường gặp. Quan sát bằng mắt thường có thể thấy trên mặt xuất hiện vô số các đốm mụn lớn nhỏ, từ mụn trứng cá đến mụn bọc, mụn mủ kèm theo các triệu chứng suy giảm chức năng thận khác. 

Thận yếu gây mụn
Thận yếu gây mụn là một trong những biểu hiện thường gặp ở những người bị rối loạn chức năng thận

Thận yếu gây mụn nguyên nhân do đâu?

Thận là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ thể giúp duy trì sự sống. Nó có nhiệm vụ đào thải độc tố, chất cặn bã trong máu ra khỏi cơ thể. Nhưng khi thận yếu, chức năng này suy giảm, chức năng lọc máu và thải độc kém đi, khiến độc tố bị hấp thu ngược lại và tích tụ trong máu. 

Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ hình thành các đốm mụn trứng cá, mụn mủ, mụn bọc… , kèm theo phát ban, lốm đốm các mảng da đỏ rải rác, mụn nước… Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến thận yếu gây mụn như: 

Thận yếu gây mụn
Thận yếu làm suy giảm chức năng thận khiến độc tố không được lọc thải, tích tụ trong cơ thể và gây nổi mụn
  • Lối sống sinh hoạt kém khoa học: Ngủ không đủ giấc, nghỉ ngơi ít, thường xuyên thức khuya, stress, áp lực kéo dài, làm việc quá sức, nhịn tiểu… là những thói quen sống có hại làm suy giảm chức năng thận. Lối sống vô độ kéo dài khiến độc tố tích tụ trong máu ngày càng nhiều, làm thận yếu và nổi mụn. 
  • Ăn uống thiếu chất: Thường xuyên ăn những món chiên xào dầu mỡ, cay nóng, nhiều gia vị, đặc biệt là muối, đường, thức ăn nhanh, lười ăn rau củ quả, uống ít nước… khiến thận ngày càng hoạt động kém đi. Sau cùng gây chứng thận hư, suy thận, viêm thận… 
  • Nghiện rượu bia: Một khảo sát khoa học cho thấy, uống rượu bia hơn 8 – 15 ly tuần là con đường nhanh nhất làm giảm miễn dịch và suy giảm chức năng gan, thận. Nên những người nghiện rượu bia thường rất dễ nổi mụn do nóng trong người. 
  • Các nguyên nhân khác:
    • Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất
    • Thời tiết thay đổi đột ngột
    • Tích tụ canxi dưới da
    • Lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau…

XEM THÊM: Thận Yếu Tóc Bạc Sớm Do Đâu? Cách Khắc Phục

Dấu hiệu nhận biết nổi mụn do thận yếu

Khác với nổi mụn do thận yếu thông thường, thận yếu gây mụn có những điểm đặc trưng như: 

Thận yếu gây mụn
Các nốt mụn do thận yếu gây ra gồm tất cả các loại mụn như mụn trứng cá, mụn bọc, mụn mủ… và dễ tái phát
  • Nổi mụn số lượng nhiều, có xu hướng lan nhanh từ mặt sang vùng xung quanh mắt, gần tai, lan xuống cổ, ngực, lưng,…;
  • Mụn có kích thước lớn nhỏ khác nhau, có nhân hoặc không có nhân, đầu đỏ hoặc đầu trắng; 
  • Nổi mụn do thận thường ít gây đau nhức nhưng lại cực kỳ ngứa ngáy khiến người bệnh khó chịu; 
  • Mụn có tính chất dai dẳng, tái đi tái lại thường xuyên; 

Triệu chứng đi kèm:

  • Toàn bộ da trên cơ thể đều xấu đi, khô ráp, ngứa ngáy, nứt nẻ, sạm màu, vàng vọt
  • Tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có bọt, lẫn máu
  • Hơi thở có mùi, hôi miệng
  • Đau lưng mỏi gối
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Lạnh tứ chi
  • Suy nhược cơ thể…
  • Ngoài ra, thận kém hoạt động gây nổi mụn còn là do tình trạng tích tụ canxi dưới da. 

Nổi mụn do thận yếu có đáng lo ngại không?

Mụn là những tổn thương nhỏ trên da nhưng lại là hệ quả của tình trạng thận yếu đáng lo ngại. Không chỉ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, sự tự tin mà bệnh còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất, sự hoạt động của cơ thể. Một số trường hợp nghiêm nặng có thể làm tăng nguy cơ suy thận.

Tiên lượng điều trị thận yếu gây mụn tương đối cao, đặc biệt là khi can thiệp sớm. Khuyến khích bệnh nhân chủ động thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

Để chẩn đoán chính xác tình trạng nổi mụn là do thận yếu, bác sĩ da liễu sẽ đánh giá lâm sàng thông qua các triệu chứng. Đồng thời, chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để đánh giá chức năng thận. 

Phương pháp điều trị chứng thận yếu gây mụn

Để điều trị, bạn cần tập trung vào tăng cường chức năng thận. Khi thận hoạt động khỏe mạnh, các triệu chứng bệnh sẽ được kiểm soát nhanh chóng. Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

1. Dùng thuốc Tây 

Có nhiều loại thuốc chữa bệnh thận yếu, cải thiện triệu chứng nổi mụn nhanh chóng và đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên, dùng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không sử dụng tùy tiện hay lạm dụng để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng thận. 

Thận yếu gây mụn
Trị thận yếu gây mụn bằng thuốc Tây theo toa thuốc bác sĩ đã chỉ định

Trong trường hợp này, bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc uống kháng sinh, gel trị mụn, kem bôi da theo toa… để làm khô mụn, ngăn nhiễm trùng và làm sạch sâu bề mặt da.

Một số trường hợp được kê đơn thuốc trị thận yếu khác nhằm cải thiện các triệu chứng kèm theo như:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chống huyết áp
  • Thuốc cân bằng acid uric
  • Thuốc chống thiếu máu… 

2. Dùng thảo dược tự nhiên

Thận yếu gan nóng là nguyên nhân hàng đầu gây ra nổi mụn. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể thử áp dụng một số mẹo dân gian sử dụng thảo dược tự nhiên sau: 

Thận yếu gây mụn
Uống nước thảo dược làm mát gan, bổ thận góp phần hỗ trợ cải thiện triệu chứng thận yếu gây mụn
  • Nước râu ngô: Đây là loại nước thảo dược tố tốt cho cơ thể. Nó có tác dụng cải thiện chức năng thận, tăng cường đào thải độc tố, làm giảm áp lực lên thận và đẩy lùi các triệu chứng, trong đó có nổi mụn. 
  • Cây mã đề: Trong mã đề chứa nhiều vitamin, khoáng chất, hoạt chất sinh học như Aucubozite hoặc Rinantin có tác dụng tăng cường chức năng thận, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, kích thích thận đào thải độc tố làm giảm mụn. 
  • Rau ngổ: Trong Đông y, rau ngổ có tính mát, lợi tiểu, giảm viêm và có khả năng cải thiện các triệu chứng thận yếu, thận hư, nổi mụn. Đồng thời, kích thích làm giãn mạch máu, tăng cường tuần hoàn máu đến khắp cơ thể, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. 

3. Kết hợp chăm sóc tại nhà 

Người bị thận yếu gây nổi mụn hoặc phát sinh các bệnh da liễu khác như nổi mề đay, viêm da… cần xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh. Việc này vừa giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên vừa cải thiện các triệu chứng. Đây cũng là giải pháp tốt nhất giúp phòng ngừa tái phát bệnh.

Thận yếu gây mụn
Vệ sinh vùng da nổi mụn sạch sẽ hàng ngày để tránh viêm nhiễm
  • Không được dùng tay nặn mụn để tránh viêm nhiễm và để lại thâm sẹo. 
  • Vệ sinh da sạch sẽ bằng các sản phẩm lành tính được bác sĩ tư vấn. 
  • Dành ít nhất 30 phút/ ngày để tập thể dục vừa sức. Rèn luyện thể chất giúp mạch máu lưu thông tốt đến thận, nâng cao chức năng lọc thải của thận. Ưu tiên những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội, đánh cầu lông… 
  • Ăn uống đủ chất, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin khoáng chất từ rau củ quả, trái cây, ngũ cốc… 
  • Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, chiên xào dầu mỡ, cay nóng, nhiều gia vị…
  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để đảm bảo chức năng thận hoạt động tốt hơn. 
  • Tránh xa các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá… để giảm áp lực cho chức năng thận. 
  • Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh stress, căng thẳng kéo dài. 
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ để theo dõi bệnh, sớm phát hiện các bất thường và điều chỉnh phương pháp điều trị. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng thận yếu gây mụn. Hy vọng những thông tin trên bài viết đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ bản chất của vấn đề sức khỏe này và nắm được cách chữa trị. Để có một sức khỏe tốt nhất, khỏe đẹp cả ngoài lẫn trong, hãy luôn sống khoa học, lành mạnh. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger